Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.182
123.218.248
 
Inrasara, chàng Kazik của Mỹ Sơn văn học.
Trần Can

Đó chỉ là một cách nói ví von, nhưng rất đúng.Nếu ngày trước không có Kiến Trúc Sư Kasimierz Kwiatkowsky (người Balan -thường gọi thân mật là Kazik), không nằm gai nếm mật chịu muôn ngàn gian khổ thiếu thốn thì chúng ta có thể đã không có một Mỹ Sơn thánh địa hôm nay , chúng ta hãy nghe lại một nhận định của Kazik, khi lần đầu bắt gặp Mỹ Sơn :

 

"Người Chăm cổ đã biết thổi hồn vào đất đá ; biết dựa vào thiên nhiên để làm nên một Mỹ Sơn tráng lệ , thâm nghiêm và hùng vĩ.

Đây là một bảo tàng kiến trúc điêu khắc nghệ thuật vô giá của nhân loại mà chúng ta còn lâu mới hiểu hết "

 

Công lao của Kazik bỏ ra cho Mỹ Sơn không nhỏ, ông đã từng thoát chết khi đi cùng đội rà phá bom mìn còn sót lại ,  đã từng ăn ngủ cùng Mỹ Sơn trong hoàn cảnh thiếu thốn đến cơ cực trong những năm 1980 khi đất nước còn chật vật muôn vạn khó khăn, ông đã từ bỏ những công việc có lương cao và cuộc sống đầy đủ ở quê nhà chỉ để sống cùng và với Mỹ Sơn, tình yêu nghệ thuật kiến trúc cổ của ông làm chúng ta trân trọng và không khỏi cảm động.

 

Chỉ tiếc một điều khi công lao của ông được đền đáp là lúc ông không còn bên cạnh chúng ta nữa, ông mất năm 1997 thì năm 1999 Mỹ Sơn  chính thức được  UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới.

 

Tượng của ông sẽ được dựng tại Hội An, và sẽ có một con đường mang tên ông ở đô thị cổ này, đó cũng là một cách chúng ta nhớ ơn những gì ông đã làm cho đât nước Việt thân yêu của chúng ta.

 

Năm 1993, có một bài thơ mang tên Kazik của một thi sĩ lạ hoắc: Inrasara, một nhà thơ Chăm.

 

KAZIK

 

Như vỗ cánh bay ngược Thời Gian

bằng đôi  tay đại bàng

Kazik

bắt mạch đống vụn tàn

song thoại hồn thiên cổ …

 

vỡ lớp bụi ngày tháng và năm

cho lộ thiên Quá Khứ

đánh thức Hội An, dựng dậy Mỹ Sơn

sống lại một trời lẫm liệt…

 

Đây là một bài thơ rất hay,của một thi sĩ đại diện cho cả cộng đồng Chăm nhỏ bé nói lên lời tạ ơn với Kiến trúc sư Kazik, để rồi sau đó, cũng chính anh trở thành một Kazik trong văn học Chăm,( và cả văn học Việt ) : Inrasara

 

Năm 1997, giải thưởng của Hội Nhà Văn Việt Nam được trao cho tập thơ Tháp Nắng của một thi sĩ Chăm : Inrasara

Nhiều người cho đó là một hiện tượng lạ , nhưng đến 2005 một lần nữa, Inrasara khẳng định tài năng thực sự của mình bằng một cú đúp ngoạn mục: giải thưởng của Hội Nhà Văn Việt Nam lần thư 2 và giải thưởng Văn Học Đông Nam Á với tập thơ : Lễ Tẩy Trần Tháng Tư

Vinh hạnh cho Inrasara, cho cộng đồng Chăm và cho cả dân tộc Việt.

Đọc thơ Inrasara,  luôn cho ta nhiều cảm xúc khác nhau, tựa như xem một bức tranh vẽ lên toàn cảnh xã hội Chăm, buồn và đẹp, u uẩn và kiêu hãnh, và làm cho người xem luôn cảm thấy day dứt.

 

          Thấm đẫm sương mù quá khứ

          chàng làm thơ

         những vần thơ

        chảy máu…

       những vần thơ

        lấp lánh

      như giọt nước mắt

 

      giọt nước mắt

     không rơi được

    chảy ngược

     lên trời

     thành những cánh sao …

 

     (  thơ Trần Can tặng Inrasara )

 

Không chỉ làm thơ, Inrasara còn dành  rất nhiều tâm huyết và sức lực để nghiên cứu, sưu tầm, dịch thuật và cóp nhặt văn học Chăm, sắp xếp lại cho có hệ thống. Một công việc rất vất vả mà anh ròng rã gánh vác suốt thời tuổi trẻ, đơn thuần chỉ vì tình yêu đối với quê hương và dân tộc Chăm của mình, thật đáng trân trọng.

 

Từ Inrasara, mọi người đã có một cái nhìn Khác  về Chăm.

Đó là điều lớn nhất mà Inrasara đã làm được.

Và nhiều người ( trong đó có tôi,  đã phải tự mình đi tìm câu trả lời câu hỏi mà Inrasara đặt ra trong những bài thơ nhức nhối )

 

Qua những bể dâu lịch sử, người Chăm đã trở thành một bộ phận trong cộng đồng Việt Nam, tôi tin rằng từ sự khai mở quá khứ của Inrasara, những trường ca Chăm tuyệt đẹp: Ariya Xah Pakei,Cam Bini, Bini- Cam, Ppo Parơng,, Glơng Anak… sẽ được phổ biến rộng rãi, và sẽ được đưa vào văn học sử Việt Nam

Khu vườn Văn học sử thêm những bông hoa đầy hương sắc, tại sao không?

 

Tôi rất thích câu nói : Không có dân tộc nào mất đi, cho dù những biến thiên lịch sử có thể làm mất tên đất nước họ trên bản đồ thế giới, nhưng dân tộc ấy vẫn mãi trường tồn cùng với các dân tộc khác, cho đến ngày cuối cùng của loài người trên mặt đất này ..

 

 Inrasara, một người con Chăm đẹp đẽ, rất truyền thống và thấm đẫm tinh thần hiện đại, quá khứ và tương lai luôn nối liền trong anh, như một dòng chảy xuyên suốt, không bao giờ ngưng nghỉ …

 

Xin cảm ơn Kazik, xin cảm ơn Inrasara, những người khai mở cho quá khứ linh hiển lộ thiên …

 

*Kiếntrúc sư Kasimierz Kwiatkowsky ( tức Kazik ) sinh 1944 tại Lublin, Balan . Mất 1997 tại Huế, Việt Nam

Trần Can
Số lần đọc: 2524
Ngày đăng: 11.12.2007
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Ariya Ppo Parơng - Trần Can
Ưng Bình Thúc Giạ Thị : Đời người đời thơ chan chứa ân tình - Triệu Xuân
Một cách tiếp cận thơ Thiền-1 - Bùi Công Thuấn
Một cách tiếp cận thơ Thiền-2 - Bùi Công Thuấn
Tiểu thuyết , Niềm đam mê vô tận của nhà văn và bạn đọc - Triệu Xuân
Cám ơn dịch giả của tôi : Yves Bonnefoy gửi Huỳnh Phan Anh - Yves Bonnefoy
Trường đại học của tôi (*) - Một tác phẩm thành công tiềm ẩn - Hồng Nhu
Nguyễn Du với Từ Hải trong Truyện Kiều - Đoàn Hữu Hậu
Triệu Xuân Lấp lánh tình đời - Hoài Anh
Đọc Chuyện tình một đêm: Người phụ nữ giữa dòng xoáy cuộc đời - Tường Vy