Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.092
123.231.900
 
Câu đối đời thường - Câu đối tết
Lê Xuân Quang

Câu đối không chỉ để văn nhân sĩ tử thù tạc, hưởng thụ gío - trăng - hoa, cỏ, mà còn để phản ánh những bức xúc của cuộc đời, của thời cuộc, chính sự. Trong từng mốc thời gian, Câu đối dần nâng lên, phát triển về số lượng, chất lượng, ngày càng được những người yêu thích, thưởng thức, tham gia sáng tác. Một Câu đối đầy khí phách kiêu hùng của tiền nhân đáng nhắc lại đẻ hậu thế tự hào, nói theo: Câu đối của vua Duy Tần đối - câu của tên thực dân xâm lược:

 

Sau khi chiếm thành Hà Nội, để dễ bề cai trị, Pháp chia bản đố nưóc ta thành 3 vùng - 3 kì: Bắc Kì, Trung Kì, Nam Kì. Bắc và Trung kì giao cho chính phủ Nam triều nhà Nguyễn qủan lí, dưới sự giám sát của viên Khâm sứ đại diện cho toàn quyền Đông Dương. Nam kì tách ra thành lập chế độ thuộc địa, trực tiếp Pháp cai trị. Quyết định này dấy lên sự chống đối mãnh liệt của dân Việt, của triều đình nhà Nguyễn. Duy Tân lên ngôi, còn qúa trẻ, thực lực của đất nước hạn chế: Quân sự yếu kém, kinh tế nghèo nàn nên đành chịu lép vế.

 

Một lần, tên Khâm sứ đến yêu cầu Nhà vua cùng triều đình tham gia cùng chúng dẹp yên sự chống đối của dân Việt. Y là tên thực dân cáo gìa, thông tuệ ngôn ngữ Hán - Nôm, hiểu phong tục tập quán lịch sử, địa lý của Việt Nam. Sau một hồi làm việc căng thẳng, để giảm sức căng, Y khéo léo lái cuộc ’’hội đàm’’ sang lĩnh vực văn chương, cùng nhà vua bàn chuyện thi phú... sau rốt, đọc câu đối - vế ra:

 

Rút ruột VƯƠNG - Tam phân thiên hạ

 

Phải thừa nhân vế ra của tên thực dân rất hay, khúc chiết, lại nói lên được vấn đè mà Y đang quan tâm. Đây là loại câu đối dùng chiết tự trong chữ Hán: Chữ Vương là Vua. Nếu (rút) bỏ đi nét sổ, nằm ở giữa (ruột) - chữ Vương thành chữ TAM là Ba  - 3 (tam phân thiên hạ). Cân đối ngụ ý: Ông Vua hãy cởi lòng, bỏ đi những trăn trở, mặc cảm đưa việc phân chia địa lí vào ổn định, để Pháp - Việt chung sống trong hòa bình, thịnh vượng.

 

Vua Duy Tân  là ông vua có ý chí tự cường, thông minh bẩm sinh. Ngay từ khi lên ngôi, tuổi còn ấu thơ (8 tuổi) đã có tinh thần kiên cường (1), là một trong 2 vị vua thời nhà Nguyễn có tinh thần chống Pháp mạnh nhất (Duy Tân, Hàm Nghi). Vế ra đề  không thể làm khó được vị vua thiếu niên. Chẳng cần suy nghĩ lâu, nhà vua đọc ngay vế đối :

 

Chặt đầu TÂY - Tứ hải gia huynh .

 

Cả 2 vế - ra đề, đối lại - hoàn chỉnh:

 

Rút ruột Vua - Tam phân thiên hạ

Chặt đầu Tây - Tứ hải gia hunh.

 

Nhà vua cũng dùng phương pháp chiết tự để bẻ gẫy ý chí ngông cuồng của tên thực dân. Trong Hán tự: Chữ TÂY - chặt đầu - (bỏ đi nét ngang trên đầu), trở thành chữ Tứ là Bốn - 4.  Mệnh đề phụ của vế đối là một thành ngữ: Tứ Hải gia huynh đệ - (Bốn bể đều là anh em).

Nếu chỉ xét riêng về ngôn ngữ 2 câu đối của 2 người - Vua Duy Tân và tên thực dân - nhà vua chiếm thế thượng phong, có dũng khí của dũng tướng trước đối thủ. Toàn bộ câu đối chỉ có 14 từ, chia làm 2 vế, mỗi vế 7 từ, từng từ, từng câu - đối nhau chan chát:

Chặt đầu - đối với - Rút ruột

TÂY - đối với - VƯƠNG 

Tứ - đối với - Tam

Tam phân thiên hạ - đối với - Tứ hải gia huynh.

 

Cứ tưởng hai Nho sĩ đang thù tạc khi ’’trà dư tửu hậu’’, nhưng thực chất là một cuộc đấu bằng ý chí thông qua ngôn ngữ. Đó là thông điệp của ’’thiên tử’’ , thay mặt cho ’’thần dân’’ nước đại Việt, dõng dạc tuyên bố: Nước Việt quyết tâm đánh đuổi kẻ xâm lược. Đọc Câu đối của vua Duy Tân, như thấy trong lòng vang lên câu thơ hào hùng của người anh hùng Lý Thường Kiệt gần một nghìn năm trước (1019 - 1105):

 

Nam Quốc sơn hà nam đế cư

Tiệt nhiên định phận  tại thiên thư

Như hà nghich lỗ lai xâm phạm

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

 

Dân tộc Việt Nam, trước nay vốn yêu chuộng hòa bình. Luôn muốn làm bạn, làm anh em với các dân tộc trên 5 châu, 4 biển. Chỉ ra tay, dùng binh đao - khi bị kẻ  thù xâm lược, bị ép tới đường cùng... Dù có là Tây, là Bắc hay là Đông, là Nam - nếu không muốn ’’ôm đầu mắu’’ , ’’chui ống đồng’’- mà chạy, Nếu không muốn vào nghỉ trong ’’Khách sạn Hilton’’ hoặc sợ bị ’’chặt đầu’’ - hãy nhớ kĩ 4 câu thơ trên đây!

 

Các nhà Nho, thầy đồ, sĩ tử, học sinh đi thi đỗ, đạt các học vị, học hàm hay quan tước, hàm phẩm - đều có những câu đối diễn tả sinh hoạt đời sống, vẽ hình hài  sống động của họ. 500 năm trước, vua Lê Thánh Tôn đã dùng câu đối để phản ánh sinh hoạt đời sống của thần dân sau mỗi chuyến ngài vi hành, tìm hiểu cuộc sống của dân  để ra các quyết sách có lợi cho dân cho nước. Những câu đối của ngài, được lưu truyền trong dân gian, đưọc sách báo, văn chưong ghi lại.  Ngược thời gian xa hơn - trước thời đại Lê Thánh Tôn gần 4 thế kỉ - Danh sĩ thời Trần - nhà sử học Lê Văn Hưu - tác gỉa của bộ sử nước việt lầu đời nhất - Đại Việt Sử Kí (2), lúc hàn vi cũng từng làm câu đối.

Giai thoại về Lê Văn Hưu thuở bé, kể rằng: Một hôm đi ngang qua lò rèn, thấy người thợ cả đang quai búa rèn thanh sắt đỏ, người phụ việc đang kéo bể thôi lửa vào lò, tăng nhiệt độ làm thanh sắt đỏ lên, mềm ra để rèn thành những cái dùi sắt, Lê Văn Hưu muốn xin một cái để làm dùi đóng sách, vở. Người thợ rèn vốn cũng đã từng đi học, hay chữ, thấy vậy, bảo: Cậu là học trò, nếu đối đưọc câu này tôi sẽ rèn cho một cái dùi thật sắc, nhọn.

Lê Văn Hưu nhận lời, bác thợ rèn đọc vế ra:

Than trong lò, Sắt trong lò, Lửa trong lò, thổi phì phò -  rèn nên dùi vở.

Lê Văn Hưu đối ngay:

- Giấy ở  túi, Bút ở túi, Mực ở túi, viết lúi húi - mà đậu khôi khoa.

 

Vế trên nói về bác thợ rèn. với những nguyên liệu, dụng cụ để rèn, đúc ra các sản phẩm phục vụ đời sống. Câu đối toát lên không khi làm việc sôi động: Lò lửa cháy kêu phù phù. Ông thợ phụ thân hình vạm vỡ quai búa chan chát xuống đe, kéo bễ thổi lửa kêu phì phò. Ngày nay người ta quạt gío vào lò bằng quat chạy điện. Khi xưa dụng cụ  quạt gió làm bàng cái bễ (3), qúa trình kéo bễ, tạo gió phát ra những tiếng như tiếng ’’thở phì phò’’. Toàn câu đối là quy trình rèn - đi từ Lò (nung), Sắt, Than, Lửa - rèn ra cầy, bừa, gươm đao, dáo mác, dùi, đục... các vật dụng không thể thiếu của đời sống - tóm tắt toàn bộ nghề nghiệp của ông thợ Rèn.

 

Câu vế dưới - nói về mình - chàng thư sinh nghèo. Không có tiền để sắm Tráp (cặp), phải cuộn tất cả Giấy, Mực, Bút lại, bỏ trong túi đển trường học. Về nhà, không có bàn ghế ngồi học cho đàng hoàng, phải nằm ’’phủ phục’’ trên giường, trên chõng tre, phản gỗ. Mùa đông rét thì nằm bò trong ổ rơm, ’’viết lúi húi’’ - vất vả gian khổ như vậy, mới đậu khôi khoa.

Đôi câu đối hoàn chỉnh cả về ý, về cấu trúc ngôn ngữ.

Câu đối của người thợ rèn và chàng thư sinh làm ta liên tưởng:’’ Sử gia Lê Văn Hưu đã tự xác định vị trí quan trọng của ông (trí thức)  và người thợ rèn (công nhân), đối với xã hội Việt cổ. 8 thế kỉ sau (thế kỉ 19) - các triết gia tây phương cũng nêu lên học thuyết, đại ý: Công nhân và Trí thứ là 2 giai cấp sẽ đưa xã hội loài người đi tới tương lai, văn minh, hiện đại (!)’’.

 

Một lĩnh vực để Câu đối vùng vẩy là hài hước, chế diễu, biểu dương nhưng thất tế nhị, thâm thúy - đó là vịnh, ’’chọc cười’’ đối tượng. Người bị ’’chọc’’ không giận (tuy trong lòng không thích). Lây vài ba câu tiêu biểu làm thí dụ:

 

Nguyễn Công Trứ thời trai trẻ rất phong lưu, đào hoa, thích hát xướng đặc biệt ông thích 2 loại hình: Chèo và hát ả đào (cô đầu). Khi đã thi đỗ, làm quan, cụ vẫn mê hát. Cụ nghè Nguyễn Qúy Tân là người quen biết, hay chữ rất hiểu bạn Nguyễn Công Trứ của mình. Một lần cụ Thương Trứ nhận được đôi câu đối của cụ Nghè Tân gửi tặng:

 

Giang sơn tóm lấy đôi sân khấu

Văn vũ ra tay một khúc cầm.

 

Mọi người trong nhà xúm vào khen rối rít. Cụ Thượng Nguyễn Công Trứ chỉ tủm tỉm cười... ruối, bạn bè cố suy nghĩ, mải sau rồi cũng hiểu ra:

Nguyễn Công Trứ có công khai khẫn đất hoang ven biển Vịnh Bắc Bộ nằm ở 3 tỉnh Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, tạo ra miền đất trù phú làm cho dân chúng phát triển nghề canh nông.  Thơì trai trẻ cụ Thượng vốn phóng khoáng trăng hoa đặc biệt vơi các Đào nương. Cụ rất thích sân khấu, tuồng chèo. Một giai thoại kể lại: Khi còn đi học, một lần cùng người đẹp đi trên cánh đồng đang mùa trổ bông. Mây nước gợi tình, chàng Nguyễn lấy ngay đất làm giường, trời làm màn, chiếu cùng nàng ’’mây mưa’’...

Khi đã làm quan lớn, nhân vjêc đi kinh lí qua vùng kia, nghỉ trong nhà khách của quan Huyện.  Người giúp việc vào báo tin, một phụ nữ rất đẹp muốn được tiếp kiến. Thấy nói có phụ nữ đẹp tới thăm, cụ Nguyễn cho vào. Nhìn thấy người nhưng Quan không nhớ đã gặp ở đâu... Người phục nữ kia biết ý cất tiếng ngâm hai câu thơ:

 

Giang sơn một gánh giữa đồng

Thuyền quyên ứ... hự... anh hùng nhớ chăng?

 

Nghe câu thơ, Nguyễn Công Trứ nhớ tới cái buổi cùng người đẹp đi trên cánh đồng năm xưa... cụ nhận ra ’’người xưa’’. Trên san khấu biểu diễn có người hát, phải cò đàn - (cầm), nên đọc câu đối lên, thấy ngay không khí ca vui:

 

Giang sơn - đối với - Văn vũ (Đất nước - quan văn, quan võ)

Tóm lây - đối với -  ra tay

Đôi sân Khấu - đối với - Một khúc cầm (đàn).

 

Nhưng rồi ngẫm nghĩ, liên hệ với bản tính gió trăng của cụ thương thời trai trẻ... nhất là  6 từ của 2 câu trên: Đôi san khấu, dưới: Một khúc cầm. (Cầm một khúc) thì... người nghe sáng mắt, cười phá lên. Chẳng trách nào cụ Thượng bị lão Nghè chơi ’’xỏ’’ nhưng chi biết cười ruồi vì câu đối qúa hay, dùng từ qúa chuẩn, không thể giân ’’Lão ngoan đồng’’ này được!

 

Một câu đối khác của ông bạn gìa - quan văn, tặng ông bạn gìa - quan võ, cũng được người đời truyền tụng: Hai ông là bạn học thời trẻ. Về gia cùng nghỉ hưu. Quan võ cả cuộc đời chính chiến, tung hoành làm lên nhiều chiến công, nhưng thân thể cũng trầy da tróc vẩy... Nhân lễ mừng thượng thọ, ông quan văn sai người mang đến tặng bạn đôi câu đối:

 

Cung kiếm ra tay - thiên hạ đổ dồn hai mắt lại

Đao thương vùng vẫy - Anh hùng chỉ có một ngươi thôi.

 

Quan võ vốn biết bạn là người hay chữ nổi tiếng trong vùng nên xem món qùa như vật qúy, sai con chắu tạc vào hoành phi, sơn son thiếp vàng, treo ở nơi trang trọng. Một ông bạn học khác, có dịp về quê, tới thăm. Quan võ mở tiệc thết đãi. Rượu được vài tuần, đã ngà ngà, ông bạn hỏi gia chủ: Ai tặng ông câu đối này vậy?

Quan võ nói tên...

Bạn rượu nghiêm nghị, hỏi: Ông thấy câu đối có gì khác không?

Quan võ vốn thật thà, trả lời: Chẳng có vấn đề gì cả. Có điều ’’thằng cha’’ đề cao tôi hơi qúa. Cái gì mà ’’thiên hạ đổ dồn’’... ’’anh hùng chỉ có...’’.

Ông bạn kia cười vang, bảo: Vấn đề ở câu đó! 

Sau một hồi suy nghĩ quan ta nhận ra, nổi cắu: Thế hóa ra nó chửi tôi là thằng chột. Câu đối nghỉa đen ca ngợi bạn  nhưng cũng chấm phá vài nét về thân hình: Quả thật trong chiến trận, quan võ đã bị chột (hỏng) một mắt.

 

Trong giới nhà văn cũng có nhiều cân đối thâm thúy, sinh động, đặc biệt ở lớp nhà văn, nhà nho thông hiểu Hán - Nôm. Xin lấy 2 câu của lớp nhà văn hiện đại làm thí dụ: Lúc sinh thời, nhà thơ Chế Lan Viên ngoài vai trò là nhà thơ nổi tiếng - ông còn làm câu đối rất giỏi dù ít khi ông xuất hiện trong những trang báo xuân. Ông từng nghe anh em  nhà văn, nhân viên làm việc ở Báo Văn nghệ phàn nàn: Nhà văn N.Đ, dạo này thường phát biểu rất dài ’’tra tấn’’ anh em, mỗi khi hội họp. Lại thường trích dẫn Lép Tôxtôi (đại văn hào Sô viết). Chê Lan Viên quyết định tìm cắch nhắc khéo bạn.

Nhân năm mới, ông  đến chúc têt N. Đ.

Rươu, bánh chưng, thịt đông, dưa hành được dọn ra, hai ông vui vẻ thưởng thức hương vị tết cổ truyền. Nhớ tới dự định... biết N.Đ rất ’’kiêu’’ trong lĩnh vực câu đối. Chế Lan Viên ’’nhử mồi’’: Nghe nói ông rât thích câu đối, hay là chúng mình nhân  tết cùng nhau thù tạc một đôi câu nhé. Ông ra vế đi.

N.Đ trúng kế, hăng hái hưởng ứng: Đó là ’’đất’’ của tôi. Nhưng ra vế thì dễ, đối lại mới khó. Tôi chưa bao giờ bó tay trước những vế thách của các bạn, ông ra đề, tôi đối lại !

’’Cá đã cắn câu’’ - Chế Lan Viên nghĩ, mỉm cười, đáp: Vậy được. Dứt lời ông đọc: Chắc tôn ông không bằng Lép Tônxtôi - đoạn nhìn chăm chú N.Đ - Xin mời!

N.Đ nghe xong ’’toát mồ hôi hột’’. Vì ông đã nghe nhiều phàn nàn của anh em trong cơ quan về mình, về chuyện Lép Tônxtôi... Nhưng cái chính, vế ra của Chế Lan Viên qúa đặc biệt:

 

Chắc đối với Lép

Tôn ông đối với Tônxtôi

 

Chế Lan Viên đã dùng hết chữ, đã khóa chặt!

Ngoài tính chiết tự ra, câu đối còn là lời tuyên bố: Ông không thể nào bằng Lép Tonxtôi nên đừng làm khổ tai anh em nữa, Kiến thức của ông dù có cao thâm (chắc) đến mấy cũng không bằng kiến thức bình thường (lép) của tôi đâu. Ông đồ - nhà văn N.Đ - không đọc được vế đối, chào thua, cười xòa... lảng sang chuyện khác...

 

Một câu đối khác của 2 nhà văn - một gìa, một trẻ, Ông gìa và Cô gái cũng  thú vị được giới văn nghệ sĩ Hà Thành truyền nhau đọc và... cười. Sự thể như sau:  Nhân một cuộc họp của Ban Văn nghê đài Tiếng nói Việt Nam mời các cộng tác viên làm Thơ về dự. Nữ thi sĩ H.N đến trước tiên, sau đó đến nhà thơ lão thành Trần Lê Văn. Ông vốn phóng khoáng, vui, tếu, nhìn H.N, than phiền: Tệ nạn đến chậm của người Việt ta đã trở thành căn bệnh cố hữu khó chữa. Qúa giờ hẹn họp mà mới chỉ có một ’’Hồng Nhan’’, một ’’Bạch Phát’’.

 

Trần thi sĩ nhìn Hồng Nhan, sáng mắt, đùa tếu, đọc:

Bạch phát phát hồng nhan.

Nữi sĩ H.N đọc luôn, ngay:

Hồng nhan can bạch phát.

 

Vế ra đã hay nhưng hơi bị ’’Lẳng’’. Nghĩa chữ Hán như sau :

Bạch là Trắng, Phát là Tóc,

Bặch phát nghĩa là Tóc trắng (ông già). Phát cũng còn có nghĩa là bắn. Chữ Phát Hán văn có nghĩa thứ nhất là Bắn (Bách phát bách trúng), nhưng cánh trai trẻ ngổ ngáo dùng tràn cung mây từ ‘’phát’’ - ’’bắn’’ trong mọi lúc kể cả cho một nghĩa thô tục…

Phát - còn một nghĩa Nôm nữa: Phát - đánh vào lưng, vào mông. Như  bố mẹ thường dùng hành động này phát vao mông con trẻ khi chúng hư, nhõng nhẽo...

Hồng Nhan là người đàn bà đẹp.

Câu đối có nghĩa là ông gìa bắn… phát (đánh) vào mông cô gái.

Cũng tưởng chỉ đọc chơi, không nghĩ rằng cô gái xinh đẹp, còn trẻ có phản ứng nhanh thê. Nữ sĩ H.N ngay lập tức, đối lại:

 

Hồng Nhan can Bạch Phát.

 

Câu đối dùng nguyên 4 chữ của người ra đề, chỉ dùng một chữ Can của mình đã hóa giải được vấn đề, đập đổ bức thành ngôn ngữ Hán văn của lão tường Trần Lê Văn - vây, chế ngự Hồng nhan. Câu đối như một lời can gián ông già thích chơi trống bỏi: Thôi ông gìa ơi! Hồng nhan - can ông! Ông mà ’’Bắn’’, Hồng Nhan chưa ’’đổ’’ chắc ông đã ‘’kềnh’’ rồi!

Bạch Phát - Trần Lê Văn - cười vang gật gù, tấm tắc: Hay! Bái phục hậu sinh!

 

Hàng năm, xuân về, Tết đến, người Việt ta ngoài đón xuân bằng rượu với các món ăn dân tộc, còn chơi cây cảnh, qúyt, hoa mai, hoa đào và câu đối tết. Thời xưa đã có nhiều câu đối tết. Hôm nay lại càng nhiều hơn, bơi nhiều loại báo giấy, báo mạng ,  chỉ chờ tết mở chuyên mục thách đối. Nhiều người cũng dành thời gian tham gia đối vịnh. Thời hiện đại này, năm nào các báo xuân cũng có hàng chục, hàng trăm câu đối. Xin mời các bạn tìm đọc. Ở đây, chỉ xin chọn một câu hỗn hợp Hán - Nôm, cùng những điển tích, điển hình của người xưa, làm món qùa Tết, chúc mừng các bạn cùng nhau vui, chào đón Xuân về:

 

Tối ba mươi, khép cánh càn khôn, núch chặt lại kẻo ma vương đưa qủy tới.

Sáng mồng một, lỏng then tạo hóa,mở toang ra cho thiếu nữ đón xuân vào.

 

Berlin - Tết Mậu Tí 

Chuẩn bị tiễn Táo quân lên trời - 23 tháng chạp năm Đinh Hợi.

 

(1) Tên Húy là Nguyễn Phúc Vĩnh San, con thứ 5 của vua Thành Thái. Sinh năm 1900, lên ngôi vua năm 1907 hiệu là Duy Tân, bị Pháp truất ngôi năm 1915, đưa đi đầy ở đảo Ruynion…

Tương tuyền, nhà vua rất thông minh. Một giai thoại được ghi lại: khi ra bải biển cửa Tùng tắm, chân tay nhà vua lấm cát, bùn. Thị vệ bưng chậu nước đến để vua rửa, nhìn thấy chậu nước, vua hỏi: Chân tay bẩn thì lấy nước mà rửa, vậy Nước bẩn lấy gì mà rửa?

Quan tháp tùng, thị vệ chưa ai kịp lên tiếng, nhà vua đáp ngay: Thì tìm cách trừ khử những vật ngoại lai lẫn vào trong đó - hiểu không?

(2) . Bộ Đại Việt Sử Kí của Lê Văn Hưu đã thất truyền, sau này nhà sử học Ngô Sĩ Liên căn cứ, thu thập từng mảng còn sót lại, biên soạn ra Đại việt sử kí toàn thư.

(3) . Bễ lò rèn là hai ống trụtròn,  rỗng ruột làm bằng gỗ (sau này bằng nhôm,thép),  đường kính chừng 15 - 20 phân, cao khoảng 70 phân. Bên trong đặt 2 thanh gổ, quân vải. Cấu trúc như chiếc bơm tay xe đạp. Cần gío thỗi cho lửa cháy to, người thợ 2 tay 2 thanh gổ rút lên, hạ xuống… tạo ra luồng gió thổi vào lò nung. Khi có gió thổi, phát ra tiếng phì phò - như người bị  hen thở, tât nhiên to hơn nhiều.

Lê Xuân Quang
Số lần đọc: 6043
Ngày đăng: 22.01.2008
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Tiết kiệm CHỮ ĐẾN MỨC HIỂU SAI CHỮ ở một nơi giàu chữ nhất - Trần Xuân An
Thưa lại cùng ông Hồ Thanh Thuỷ - Hà văn Thùy
Câu đối xưa...câu đối nay ! - Lê Xuân Quang
Tiếng Việt chủ thể tạo nên ngôn ngữ Hàn . - Hà văn Thùy
Ngôn từ thời “Hội Nhập” - Cao Thị Thịnh
Nghệ thuật câu đối Hán Nôm - Tạ Đức Tú
Những bài văn... dễ sợ! - Nguyễn Văn Cải
Tiếng Việt - Tiếng Mỹ rắc rối ... - Lê Anh Tuấn
Về một số từ HÁN VIỆT chỉ đôi lứa - Tạ Đức Tú
Cái hay của “Nói lái”. - Mai Văn Sang
Cùng một tác giả
Đại ca Tẩn (truyện ngắn)
Ma Cà Rồng (1) (truyện ngắn)
Ẩn số cuộc đời-1 (truyện ngắn)
Chí Tây ! (truyện ngắn)
Kẻ phá thối (truyện ngắn)
Lái gà (truyện ngắn)
Cá độ (truyện ngắn)
Cò.. Cưa... Cứa ! (truyện ngắn)
Quê hương ! (truyện ngắn)
Gánh xiếc chó (truyện ngắn)
Voi nổi giận ! -1 (điện ảnh)
Voi nổi giận ! -2 (điện ảnh)
Lái lợn (truyện ngắn)
Mối tình ma-1 (điện ảnh)
Mối tình ma-2 (điện ảnh)
Cha và...Con (truyện ngắn)
Báo hiếu cha (truyện ngắn)
Ngộ sát (truyện ngắn)
Tài năng trẻ (truyện ngắn)
Oan oan tương báo ! (điện ảnh)