Cả năm đầu tắt mặt tối, hi vọng gặt hái ở ’’tháng củ mật’’, nhưng kết qủa kém xa những năm trước. Đó là tình trạng chung của cả xã hội. Lương giữ nguyên, gía sinh hoạt tăng do trượt gía giữa 2 đồng tiền Mark - EU, thu nhập gỉam, lấy đâu ra tiền thừa, dư để mua sắm. Dân sở tại cũng như ngụ cư nhìn thực trạng kinh tế, đối chiếu với lời hứa hẹn của bà đầm...’’xe tăng’’ trong diễn văn nhậm chức thủ tướng - càng thêm ngao ngán, thất vọng.
Thôi kệ đời, đến đâu hay đó!
Dân Việt bảo nhau cố chịu đựng, tìm cách ’’hội nhập’’ bằng những suy nghĩ tìm tòi - kể cả ’’quẫy’’... ’’đạp’’ - hòng tìm ra ’’cửa sáng’’! Kết qủa Cựa lắm chỉ sầy vẳy: Buôn bán ế ẩm, hàng tồn đọng nhiều lên, nơ ròng không trả nổi - là mối lo thường nhật của người buôn bán nhỏ trên thị trường Đức. Trừ dân giầu, có cửa hàng trong siêu thị, còn tất cả những thương nhân ’’còm’’ buôn bán ở Ga, Chợ, hay những cửa hàng nhỏ - chỉ bán đến giữa trưa ngày 24 rồi xếp đồ nghề - nghỉ bắc cầu luôn cả tuần từ 24/12 đến 2/1/ năm mới. Chỉ chờ ’’Cồng bà’’, các đức ông vui như mờ cờ, gọi điện cho nhau, rủ rê tụ tập rượu chè, lên kế hoạch sát phạt. Nơi tập trung đêm đầu tiên là ở siêu thị Đông Nam Á - nằm ở trung tâm Đông Berlin - khu thương mại thuộc loại lớn nhất của người Việt ở Đức .
Sở dĩ có hiện tượng này vì phong tục của dân Đức: Cứ vào 12 giờ trưa 24 tháng 12 hàng năm, cả nước Đức nghỉ làm việc, đường phố vắng tanh, cư dân đóng kín cổng, cửa, nhà nào biết nhà nấy, làm cỗ, đặt tiệc rồi quây quần ở phòng khách chuẩn bị đón mừng Chúa giáng sinh. Dân Việt đa số không theo tục lệ đó nên tìm tới nơi có thể tụ tập để góp vui, ăn uống nhậu nhẹt, truyện trò...
Nằm trên khu đất rộng hơn chục héc ta, có hàng rào bao quanh. Dưới thời DDR đây là nhà máy hóa chất. Khi nước Đức thống nhất, nhà máy đóng cửa, bỏ hoang nhiều năm. Một ông chủ người Việt có vốn, có đầu óc kinh doanh, xoay sở mua lại, xây dựng thành siêu thị với hơn 300 gian hàng để thương nhân các sắc tộc ngụ cư - Việt, Thổ (Turkei), Ả rập, Nga - tập trung buôn bán . Vì nằm cách biệt khu dân cư, trong hàng rào nên vẫn được ủy ban hành chính Quận cho phép hoạt động, trong khi nhà hàng ngoài mặt đường đóng cửa.
Gian chính của cửa hàng ăn uống Đông Đô nằm ở giữa siêu thị. Ngoài khu vực dành cho vũ trường, khu ẩm thực rộng chừng gần hai trăm mét vuông, đặt 30 bàn từ 4 đến 6 ghế. Ở một góc trong cùng trên một bàn xếp đầy rượu, bia, li, cốc, thức ăn. Ngồi vây quanh có 4 người đàn ông. ba người tuổi sàn sàn trên dưới 40. Một người trông cứng tuổi nhất - tên là Giang - ăn vận lại rất thanh niên: Quần Bò, áo phông, ngoài khóac áo Jake loại sang hiệu Camel, nuôi ria mép kiểu đàn ông Ả rập . Nhìn cách ngồi, động tác... cứ tưởng đây là ’’đại ca’’ đang thù tạc với bộ sậu của mình. Khi tất cả đã an toạ, Giang đứng lên mở chai Remi Martin, rót vào 4 chiếc li, đoạn nâng lên, nói - Nào, mừng chúa giáng sinh, mừng năm mới, xin các ’’huynh đài’’ cạn li.
3 người đồng thanh: Chúc mừng!
Sau vài ba ngụm, gắp, nhắm, chuyện trò sôi nổi, Giang quay sang người ngồi phía bên phải, hỏi: Thế nào, Trọng, dạo này làm ăn có khá không? Vẫn tiếp tục nghề cũ chứ? Trọng - đặt li rượu xuống nhìn Giang chăm chắm, chậm rãi đáp: Không! Ra tù, mình chuyển nghề sang đi bán quần áo, đồ lưu niệm, nhưng cũng chỉ được ít lâu, không có ’’dây’’, lờ lãi chẳng bao nhiều, chỉ làm đầy tớ cho chủ hàng, đành bỏ buôn, về nằm khểnh, ăn trợ cấp thất nghiệp. Nằm chán, cuối cùng đi bán Hoa.
Mấy năm trước Trọng nổi tiếng với nghể ’’hàng giát’’, cung cấp thực phẩm đặc biệt (chó, dê, gà tươi) - cho các cửa hàng châu Á để đáp ứng sở thích các đệ tử Lưu linh sằnh ăn. Một lần - giữa lúc đang hành nghề - bị cơ quan qủan lí bảo vệ môi trường bắt qủa tang, ’’đồ tể’’ ra toà, đi tù (1). Dường như bạn nhắc đến chuyện này khiến Trọng không vui. Giang biết ý, quay sang bên trái, hỏi tiếp: Còn nhà thơ? Nghe đồn, ông nấu rượu cuốc lủi bán, khá lắm hả?
Nhà thơ tên là Hậu - vốn gốc thợ xây dựng, thích làm thơ nên đồng nghiệp đặt biệt danh - đang nâng li rượu lên định uống, thấy ’’anh giai’’ hỏi, đặt nhanh xuống, lên gịong ngâm thơ thay câu trả lời:
Dứơi trận mưa vàng, ai dễ quên
Thuốc lá bán, buôn - đời đang lên
Nấu rượu lãi nhưng cay đắng lắm
Về ăn Hát Bốn (2) đỡ ưu phiền. (3)
Bài thơ được nhại lại của tác giả nào đó mà nội dung của câu thơ gốc thế nào anh ta không biết. Khi nghe lũ bạn ngâm nga, thấy hay, hợp với mình nên thuộc. Lời thơ hợp cảnh, hợp tình, 4 câu thơ phản ánh vấn đề nóng bỏng nổi lên ở nước Đức sau khi bức tường Berlin sụp đổ. Đó là giai đoạn được coi là ’’mưa vàng’’ khiến nhiều người Việt phất lên...
- Cậu nói thế nào ấy chứ - Giang cự lại - Mình cũng đã nấu rượu. Thực sư rất trúng. Gạo nếp cái hoa vàng của Việt Nam dẻo ngon, nhiều đường hơn hẳn nếp Thái Lan, lại rẻ. 10 cân nếp lấy được 5 lít rượu loại cực phẩm, gía bán 12EU/lít. Trong khi toàn bộ chi phí chỉ hết 15 EU. Lãi gấp 4, sao lại bảo là không ăn thua gì?
Cả bàn nhậu ồ lên trước thông tin của Giang.
- Ông nói hoàn toàn đúng. Dù vậy rồi cũng phải ngừng. Cái rắc rối hóc búa là ở chỗ thải bã rượu, dùng nước, dùng điện qúa tiêu chuẩn so vơi số người sống trong căn hộ. Khi nấu, chưng cất khối lượng lớn, mùi rượu lan tỏa... dân trong vùng phàn nàn, cộng tất cả lại, cơ quan qủan lí môi trường ập tới, bắt qủa tang, đưa ra tòa... Lãi được bao nhiêu, ’’nôn ra’’ nộp phạt hết!
Sau câu trả lời, Hậu tợp rượu, gắp con tôm hùm bóc, nhai...
3 người kia cũng vừa ăn uống vừa nói cười rôm rả...
Con tôm hùm hết, Hậu quay sang hỏi người ngồi cạnh: Thế còn đại gia? Trại nuôi chó giống thì sao? Có gì cho bọn này tham gia ’’chạy vòng ngoài’’ kiếm bữa cháo?
’’Đại gia nuôi chó’’ chưa trả lời, vẫn điềm nhìên tợp từng ngụm nhỏ.
Hậu tiếp:Tôi thấy mấy tay lái chó xuyên lục địa đang tìm mua loại chó kéo xe giống Bắc Cực mà vẫn chưa tìm ra. Ngay cả các tay tổ ’’Chi Cho Mex’’ cũng không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng...
Như gãi đúng chỗ ngứa, ’’Đại gia’’sáng mắt nhìn Giang, lên giọng sôi nổi: Tất nhiên tớ biết và đã gặp mấy tay này. Họ chỉ săn tìm chó Bắc cực thuần chủng, trong khi bọn minh chỉ có loại Bắc cực lai Sói, giòng F1 và Berger Đức. Các ông có biết nơi nào có thể đáp ứng nhu cầu cho đám ’’khách sộp’’ kia không?
- Bên nhà cần loại này làm gì nhỉ - Trọng thắc mắc.
- Họ mua về nuôi làm chó đua. Nghe nói, bên ta hiện nay chỉ có một người ở Sài gòn đi Mĩ bỏ ra món tiền lớn mua được một đôi thuần giống chó kéo xe Bắc cực. Họ nuôi rất công phu...Tay chủ luyện chó cứ chiều chiều, vài ba buổi trong tuần, buộc 2 con chó vào, kéo xe máy cùng mình cưỡi đi rong trên đường phố cho chó không quên gốc gác... chi phí nuôi chúng khá tốn kém. nhưng công sức bỏ ra không uổng, cũng đáng đồng tiền bát gạo: Trong lần ra quân chạy đua đầu tiên, chú khuyền này đã đánh bại hàng chục chiến binh đồng loại khác, giất giải nhất. Bởi vậy các lò luyện chó mới lên cơn sốt, tìm giống ’’kéo xe Bắc cực’’ - Giang giải thích.
- Thế ông anh thực muốn mua loại này à? Tôi có nguồn - Hậu mỉm cười thủng thẳng buông câu.
Như được gãi đúng chỗ ngứa, Đại gia bám, đeo ngay: Thực cậu có nguồn à? Nếu vậy chúng ta cộng tác thực hiện phi vụ này. Ngừng lại giây lát như ngẫm nghĩ rồi dè dặt, tiếp: Nên nhớ phải là loại thuần chủng Bắc Cự. Gía cả có lẽ không thành vấn đề. Mà... có chắc chắn không?
- Để cho ông yên tâm, tôi chỉ nói một chi tiết, nếu ông thực là chuyên gia chó giống - sẽ hiểu ngay: Mỗi con sinh ra đều có hồ sơ, lí lịch... trong đó có bản xét nghiệm ADN về nguồn gien giống.
- Thôi... thôi! Tôi chịu. Gía gốc khoảng bao nhiêu? Hỏi để tôi cân đối, trao đổi với đại diện của họ trước.
- Đây là món hàng đặc biệt. Hôm nay chỉ nói đến đây... sẽ có buổi tôi và ông bàn sâu hơn. Để tôi kiểm chứng lại đầu mối nguồn hàng đã. Tuy nhiên... Có điều...
Vừa lúc một người đàn ông, béo mập, miệng rộng loe khiến người nhìn liên tưởng ngay tới chiếc ống nhổ quyết trầu của các cụ bà. Tuổi ông ta chừng trên năm mươi, cao, to con, phong thái nhanh nhẹn nhưng toát vẻ ung dung. Người khách tiến đến. toe toét cười, nắm hai tay trước ngực khẽ vai vái, giọng oang oang: Chào các chiến hữu. Năm mới, chúc mọi sự may mắn, thành đạt.
Lời vừa dứt, khách đã tiến đến sát bàn.
Hậu và Đại gia ngừng câu chuyện đang nói dở.
Giang ngẩng lên, nói như reo: Ô! Xin chào ông anh. May qúa, mời bác vào bàn, bọn này mới bắt đầu - vừa nói vừa kéo ghế bên cạnh, Khách tiến đến vui vẻ ngồi xuống.
Trọng lấy li, rót rượu đưa mời khách, nói vui: Thật tuyệt. Trên chiến trường có ’’5 anh em trên một chiếc xe tăng’’, còn đêm nay, tại đây - cũng lại có 5 anh em trên một... bàn nhậu. Nào mới anh nâng li.
Vị khách này đã là chỗ thân quen với cả 4 người. Ông ta tên thật là Voòng Nải Hòan người Việt gốc Hoa, được dân Việt ở Đức coi như thương gia mẫu mực của sự thành đạt. Hoàn hiện diện ở đất Việt như một định mệnh, ngẫu nhiên: Cha Vòong Nải Hoàn theo đoàn quân của Tưởng Giới Thạch sang việt Nam tước khí giới quân Nhật, làm nhiệm vụ của đồng minh phân công. Công viêc chưa xong... họ đã được lệnh rút về. Anh lính ’’Tầu phù phá’’ - theo cách gọi của dân Việt lúc bấy giờ - cùng nhiều bạn trốn, ở lại Việt Nam sinh cơ lập nghiệp, lấy một phụ nữ bản địa nghèo khó rồi sinh ra Voonga Nải Hoàn... Sau vài mươi năm cần mẫn bươn chải, anh đã thành đạt, tậu được ngôi nhà trên mặt phố Tạ Hiền ở Hà Nội, tiếp tục bán 3 đặc sản truyền thống: Lạc ngọt, Lục tầu xá, Tầu phù phá. Thống nhất đất nước ít lâu, hai bố mẹ Hoàn đều lần lượt qua đời, Hoàn tiếp tục thay bố kinh doanh, khá thành công... Đang yên ổn làm ăn thì nạn ’’xua đuổi người Hoa’’ ập đến. Nải Hoàn cùng vợ - cũng là người Việt - đưa 2 em phiêu bạt đến Đức. Gã phải làm đủ mọi nghề để nuôi sống gia đình, chắt bòp khoản tiền trợ cấp của chính phủ Đức cho người tị nạn, tích lũy vốn... rồi mở rộng kinh doanh. Cũng phải sau gần 10 năm Hoàn mới đủ sức, đủ vốn mở một quầy bán quần áo, tạp phẩm, giàu lên, tiến đến làm đại diện cho vài công ty của Hoa lục, kết nối giữa những người Vịêt buôn bán hàng hóa của Trung Quốc ở Đức qua đầu mối giao dịch ở Ba lan - 4 người quen Vòong Nải Hoàn vào thời gian này.
Bẵng đi vài ba năm, dù có nghe bạn bè ca ngợi thành đạt của Hoàn nhưng không gặp... đêm nay, tự dưng Hoàn xuất hiện, cuộc gặp gở đêm giáng sinh thêm sôi nổi, đậm đà. Mọi người lại nâng li... khách chỉ nhấp môi, đặt nhẹ nhàng xuống mặt bàn, đưa mắt nhìn khắp lượt rồi chậm rãi, tiếp: Có một việc muốn nhờ các chiến hữu trợ giúp. Khách lại ngừng... Mọi người im lặng chờ, Hoàn tiếp: Tôi muốn mở một siêu thị để trực tiếp tiêu thụ hàng từ 3 đại công ti của Hoa Lục chuyển sang. Mời các bạn tham gia.
Mọi người không lấy làm lạ, nghi ngờ lời đề nghị công tác, làm ăn. Nhưng 4 người trong suy nghĩ vẫn gơn lên thắc mắc: Nhiều năm qua, các siêu thị của Việt Nam, thậm chí các công ti Bách hóa của Đức đã tràn ngập hàng tiêu dùng Made in China. Riêng khu vực đông Berlin có tới 3 trung tâm buôn bán của người Việt, đã đang hoạt động. Bây giờ lại ra thêm siêu thị nữa -Tại sao? Tuy vậy, vì tình hình làm ăn buôn bán đang khó khăn, lại được một thương gia lớn đề nghị cộng tác, mọi người đều tỏ ra quan tâm chú ý...
Hậu là tay sành sỏi nhất trong bàn, lên tiếng trước:
- Đông Berlin đã có tới 3 siêu thị của người Việt, hầu hết bán hàng của TQ. Ra thêm nữa liệu có sống được không?
- Bọn này cần biệt rõ: Cụ thẻ mặt hàng sẽ tập trung bán ở đây? Có khác so với hàng đang hiện diện trên thị trường Đức. Giá nhập hàng thế nào - Giang phân vân.
- Tính sao với vấn đề cạnh tranh ác liệt? - Trọng cảnh báo.
Voòng Nải Hoàn chăm chú nghe, khi các ý kiến đã vãn, ông ta mới lên tiếng: Trước hết, chúng ta phải khẳng định - Quy luật của kinh tế thị trường là cạnh tranh. Có cạnh tranh mới tiến bộ, người dân mới được lợi từ việc các nhà buôn cạnh tranh. Chúng ta ra thêm cửa hàng cũng là một mắt xích trong giây chuyền cạnh tranh. Các bạn có đồng ý với tôi không đã?
Khách trả lời thẳng thắn, khúc triết, đi vào cốt lõi vấn đề. Cả 4 người im lặng chưa ai tiếp tục lên tiếng. Nải Hoàn đưa mắt nhìn khắp lượt đối tác, khi đến Giang, dừng lại, tiếp: Siêu thị này dự kiến sẽ nhập thẳng những mặt hàng mẫu mã mới, đủ sức đánh bại những đối thủ mới nổi lên... Hàng từ TQ đánh sang qua đầu mối đặt tại Ba Lan, gía xuất ra thuộc ’’cầu’’ thứ nhất....
- Nghĩa là chỉ ’’Một cầu ’’ ư - Thật không?
- Sao lại phải qua Ba lan? Lấy trực tiếp ở Đức không được à?
- Không được - Hoàn đáp nhanh cắt ngay ý kiến kia, giải thích: Hàng vào Đức trốn thuế khó lắm. Nếu vào đàng hoàng, nộp thuế, hết lãi. Lấy từ Ba lan là tránh được thuế nhập khẩu trực tiếp. Vì theo nguyên tắc, Ba lan là thành viên EU, chỉ nộp thuế một lần. Còn hàng từ TQ vào Ba Lan có ‘’kênh’’ riêng… nhờ vậy lãi từ kẽ này ‘’rò’’ ra sẽ cao…
Đến đây, cả 4 người như bị Voong Nải Hoàn hút vào. Người Việt bán lẻ thường phải sang Ba lan mua lại hàng từ các chiến hữu, lấy lại của các đại lí TQ - cầu 2, thế mà vẩn sống được. Còn bây giờ nếu cộng tác với Hoàn… chà… được!...
Giang trầm ngâm đoạn dè dặt: Vốn liếng, đóng góp, chia chác thế nào?
- Trước hết phải xác định: Đây là một Công ti trách nhiệm hữu hạn được chính quyền Đức cấp phép. Ai có vốn, cùng góp cổ phần, người góp cổ phần sẽ được công ti tặng cho mỗi xuất thêm cổ phần để thù lao cho việc tham gia sáng lập. Vốn kinh doanh, tự lo. Ai không có, công ti cho vay. Hoàn ngừng một chút, mỉm cười, tiếp - Chúng ta sẽ cùng nhau kinh doanh, khai thác nguồn hàng vô tận này. Chỉ cần có cơ sở tin cậy, các đại công ti ở Hoa lục sẵn sàng rót hàng, rót vốn trợ giúp…
- Vay tiền của ông, cần điều kiện gì? Có giới hạn không - ‘’Đại gia nuôi chó’’ hỏi với vẻ quan tâm.
- Phải đấy! Có tính lãi không? Thời hạn trả thế nào - Giang phụ hoạ.
Voòng Nải Hoàn khoan thai đưa li rượu lên, dốc ngược, khà… đặt xuống, tươi cười: Nguyên tắc vay tiền thì ai cũng đã biết. Các ông có thể thế chấp vàng, ngọc, đá qúy, bất động sản, ở bên này hay ở bên nhà cũng được. Bên nhà thì đưa sổ đỏ mảnh đất kia, gía cả, hai bên thảo luận cụ thể. Vay bao nhiêu cũng được, miễn là không vượt qúa 75 phần trăm tổng gía trị bất động sản thế chấp. Lãi xuất vay, sẽ có ưu tiên riêng cho thành viên của công ti. Có vật thế chấp, lãi xuất vay chỉ bằng 1 phần 5 so với không thế chấp...
- Nếu không có thế chấp thì sao? Đại gia tiếp tục tìm hiểu.
- Như vậy hơi khó - Hoàn dè dặt - Tuy nhiên, đã là chỗ tin cậy phải có người bảo lãnh… phải làm một bản giao kèo…
Mọi người đã từng buôn bán làm ăn và biết thực lực của Nãi Hoàn. Những thông tin mà ông ta vừa cung cấp gây cho 4 thương gia ‘’cò con’’ sự chú ý, hứng thú, họ cảm thấy đề nghị của Hoàn đã mở ra hướng kiếm tiền mới . Hứa hẹn tặng cho mỗi người một số cổ phần của công ti thực sự kích thích họ.... Sau phút hứng khởi, sự ưu đãi củ Hoàn làm tất cả gợn lên suy nghĩ: Kẻ giầu đâu thể dễ dàng bỏ tiền vô tư như làm từ thiện? Không thể không có mục đích khác? Vậy đó thực sự là gí? Mà đâu có ảnh hưởng đến những người tham gia hùn vốn ngoài cái lợi tất cả đã nhìn thấy? Có chăng khi Siêu thị này ra đời, chắc chắn 3 siêu thị của Việt Nam phải gồng lên mà chống đỡ nếu không muốn đóng cửa! Nhưng cái đó các ông chủ kia phải lo. Kinh té thị trường cơ mà… can gì đến mình!
- Còn chuyện này nữa - ‘’Đại gia’’ nhìn các chiến hữu rồi hướng vào Voòng Nải Hoàn, cắt ngang giòng suy nghĩ của các bạn - tiếp: Vấn đề an ninh của siêu thị thì sao? Tôi nhắc cho các ông biêt: Đây là một cuộc cạnh tranh gay gắt, có thể nổ ra’’Chiến tranh’’. Cướp cơm của nhau sẽ rắc rối to... Các ông còn nhớ những vụ cháy kho hàng, cháy chợ xẩy ra liên tiếp thời gian qua không?
- Ừ! Đúng! Ông khắc phục tình trạng này thế nào, nói cho anh em nghe thử - Giang hướng vào Hoàn, hỏi với thái độ nghiêm túc.
Voòng Nải Hoàn nghe với vẻ chăm chú, gật gù… đoạn nhỏ nhẹ: Tất nhiên tôi đã tính. Nếu chúng ta đã đặt chân ở đây, thì… ta cũng có những kế sách bảo vệ để đứng vững. Giếng của ta, Sông của họ - ở hai nơi. Nước Sông không phạm Nước Giếng - tốt nhất cùng bảo ban nhau kiếm tiền thiên hạ. Nếu có kẻ nào ngăn trở, làm ta không thực hiện được ý đồ, chúng ta phải ’’tiên lễ’’. Nếu họ vẫn cố tình… thì đành phải ‘’hậu binh’’. Việc này các ông cứ để tôi lo. Tôi cũng có ‘’kênh’’ riêng để giải quyết vấn đề nếu thực sự có tranh chấp!
Hoàn đứt lời thu bao thuốc, hộp quyẹt đút túi, đứng dậy, tiếp: Thế thôi nhé. Mùng 2 tới, mời các ông đến địa chỉ này - Hoàn chủ động kết thúc cuộc gặp mặt, đưa cho mỗi người một tấm Card - sẽ nghe tôi trình bầy bản kế hoạch thành lập công ti, dự án xây dựng siêu thị, sau đó sẽ tiến hành trao đổi cụ thể các việc hôm nay đã bàn dập dạp.
Mọi người rì rầm trao đổi…
Vừa quay người định đi, sực nhớ ra, Hoàn quay lại dơ tay ra hiêu, bàn rượu im lặng, Hoàn tiếp - Điều cần làm ngay trong ngày mai là: Các ông thông báo rồi vận động tất cả những ai có khả năng, muốn tham gia dư án, hoặc đăng kí vào thuê mặt bằng. Nói cho họ biết: Trước tiên được miễn 3 tháng tiền thuê nhà, gía mét vuông sàn rẻ bất ngờ… sau đó sẽ được hưởng một số ưu tiên như các cổ đông, tất nhiên sẽ có cuộc họp trình bầy sơ đồ mặt bằng và thông báo rõ mức tiền đặt cọc... Chú ý: Công việc vận động phải làm như kiểu Loby - cần kín đáo!
Vòong Nải Hoàn chào tạm biệt, đi ra cửa.
Khi sắp ra khỏi qúan, một bàn 4 người ở gân cửa ra vào cũng đứng lên - ra theo.
Hậu, Trọng, Giang hướng vào ‘’Đại gia nuôi chó’’, hỏi: Theo ông, có thể ‘’chơi’’ được không?
Đại gia có tiềm lực kinh tế mạnh hơn 3 người. Anh ta thường tiếp xúc vơí những thương gia, cả Việt - Đức lẫn Trung Quốc, ngoài ra còn là người, nếu cần, có thể mặc cả mầu áo mầu đỏ hay mầu đen… 3 người tin rằng anh ta có kinh nghiệm, thính mũi đánh hơi giỏi những phi vụ làm ăn có mùi vị phiêu lưu…
Đại gia chưa trả lời ngay như cố kéo dài thời gian bắt người nghe chú ý. Lát sau mới dõng dạc lên tiếng, phong cách, nội dung câu nói gây cho 3 bạn ấn tượng mạnh: Được chứ! Chơi đi! cứ có lợi, có tiền là cân tất. Không vào hang cọp, sao bắt được cọp con. Sợ gì!
Cả 4 người cười vang…
Dường như họ đang vui vì đã tìm ra cách kiếm tiền mới, mà theo họ: Đay là nguồn tài nguyên đầy tiềm năng có thể khai thác…
Berlin - Noel 2007
(1) . Tù hành chính ở Đức, bị phạt tiền, không có tiền nộp phạt, phải đi tù thay. Thí dụ: Bị phạt 1500 EU. Mỗi ngày tù, ứng với 30 EU. người kia phãi đi tù ngồi 50 ngày thay thế (1500 : 30 = 50 ngày). Tất nhiên sự kiện này phải ghi lí lịch. Dân Đức rất sợ kiểu lưư trữ này trong hồ sơ…
(2) Gọi là Hát Phia (H4) - Một loại trợ cấp cho những người lao động chưa kiếm được việc làm.
(3) - Thơ Xuân Sách, nguyên văn: Vang bóng một thời đâu dễ quên/ Sông Đà cũng muốn đẩy thuyền lên/ Chén rượu tình rừng cay đắng lắm/ Tờ hoa lại trút lệ ưu phiền.