Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.194
123.205.010
 
thơ rơi có cần phải được nghiên cứu ?
Khaly Chàm

Còn nhớ một ngày… buổi sáng tôi vào HVHNT tỉnh Tây Ninh uống cà phê cùng với mấy Văn nghệ sĩ. Có một anh là nhạc sĩ  ở hội VHNT đồng thời là hội viên [Hội âm nhạc Dân gian] thuộc Sở VHTT tỉnh hỏi tôi: “anh là nhà thơ, anh biết thế nào là thơ rơi không?” Tôi trả lời là biết chút ít, tôi hỏi ngay lại anh: “Vậy anh biết thế nào về thơ rơi nói cho tôi nghe để hiểu thêm”. Anh liền nói: Thơ rơi là một thứ thơ được ai đó viết vào trong giấy để gửi cho người khác, rồi đem nhét trong hốc cây hoặc treo gần nơi nhà của đối tượng… tất nhiên bài thơ sẽ đến tay người đọc. Tôi nghe xong không biết phải nói sao đây, chỉ biết im lặng giả vờ gật đầu.

  

Như vậy, thơ rơi là một thứ văn cách như thế nào. Có cần phải được nghiên cứu? Sau một thời gian dài sưu tầm để đi đến kết luận với sự khẳng định: Thơ rơi là một thứ văn chương bình dân, thật sự bình dân đến mức không còn gì để nói nữa. Thơ rơi xuất xứ tại miền Nam Kì lục tỉnh mà tầng lớp “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” say mê và đua nhau ngâm đọc. Chính vì vậy, có một thời thơ rơi cùng song hành văn chương tân học trên con đường phát triển và hình thành một nền văn học đậm đà bản sắc dân tộc, nhưng ngày nay đã đi vào quên lãng. Có thể ở giai cấp nào đó… xem thơ rơi là một thứ văn chương hạ đẳng, nhưng người ta không nhìn thấy được tính cách đặc biệt của nó: Đó chính là sự ngấm ngầm phản kháng lại chế độ thực dân gần 100 năm [thế kỉ 19-20], khi bọn đế quốc Pháp đã đặt một nền móng thống trị và dựng lên một chế độ phong kiến do bọn tay sai “cường hào, ác bá” nắm quyền hành nước Việt Nam lúc bấy giờ.

  

Thơ rơi, là một thứ thơ có lúc hạng dân [cùng đinh, khố rách] hay còn gọi là dân [khu đen] đã dùng nó để truyền ngôn, để ngâm nga ca vịnh, nó không khác lối kể vè hoặc nói thơ. Cũng cần phải hiểu thơ rơi một cách đúng nghĩa, người biết được thơ rơi không nhất thiết phải là người có “bà con, họ hàng” với chữ viết trên mặt giấy, cho dù là chữ Hán-nôm hay chữ của “mẫu quốc” một thời đang trên đà chiếm lĩnh nhanh chóng dải đất hình cong chữ S này.

  

Thơ rơi là một thể văn vần thông dụng, khác hẳn thứ thơ viết bằng văn xuôi bắt đầu xuất hiện từ những thập niên cuối thế kỉ 20, người ta xem lối thơ mới này với cách gọi bằng cụm từ là “cách tân thơ” và nó mặc nhiên được tồn tại trong nền văn học VN.

Nói là nói như vậy, nhưng trong tầng lớp “ngu dân” vẫn có một số người biết chút ít chữ nghĩa, biết đặt vè, đặt truyện thơ bình dân, họ có được năng khiếu cá biệt: ăn nói hoạt bát, thuộc lòng nhiều bổn thơ trong kho tàng Văn chương bình dân như; Trần Minh khố chuối, thơ Chàng Nhái  Kiểng Tiên, thơ Lang Châu cùi…Hoặc thể [nói thơ] như; thơ Thầy thông Chánh, thơ Sáu Trọng Hai Đẩu, thơ Cậu Hai Niên… Những sĩ phu này giàu lòng nhân ái, họ dựa vào những lời kể của người bị oan tình, người bị hà hiếp… mang trong lòng niềm u uẩn cần được sự giúp đỡ về thể thơ rơi. Họ luôn tin tưởng những lời thơ bình dân sẽ chuyển thành sóng âm được truyền đi rộng khắp. Một khi nghe người ngâm vè hoặc đọc thơ rơi, xin đừng ngộ nhận người đó chính là tác giả.

  

Vài mẫu thơ rơi được sưu tầm qua dân gian truyền khẩu: Một người con trai cả tin vì nghe lời hứa bên nhà vợ chưa cưới của mình. Sau ba năm  trời cố công làm rể, đến gần ngày cưới, bên nhà vợ tìm cách quên đi lời hứa hẹn.

 

Thơ rơi: Lường công chàng rể [trích ½ bài thơ].

Trước khấu đầu lạy mẹ/Sau lời hỏi cô nương/Ba năm dư qua cột chữ can trường/Ngày bửa củi, đêm trăng thời giã gạo/Chí tâm quyết làm rể chí tâm cho phải đạo/Cho nên mình trần thân trải dám so đo/Vì cớ sao không rõ căn do/Mà ngày nay bậu trở mặt thay lòng phụ rẫy!/ Người ở đời ai cũng trọng điều nhân ngãi/Vậy mà bậu tham vàng bỏ ngãi đi cho đành!/Phải chi qua là đứa ban bù, mặt rỗ, môi trớt, đầu quăn/Khiến nên bậu đổi ý làm nhăng cho đáng/Mấy năm trời qua châm chấm lòng son không bảng lảng/Tưng tiu từng phong bánh gói trà/Từ ngày tư ngày tết cho đến ngày giỗ chạp ông bà/Mỗi mỗi đều không thua thiếu…

 

Thơ của người này viết gửi cho người kia, nhưng cũng dùng hình thức thơ rơi.

Lang Châu kí thơ.

Trình dữ ân nhân Lí Ấn kỉ tiền khai thán/Trước kính lạy ân nhân trường thọ/Sau kính dâng Loan thị miên tràng/Ơn quý huynh ví tợ Nam san/Ngãi Loan thị ví tày Bắc hải/Gẫm anh chi rất nên thậm phải/Xét phận tôi lỗi nghĩa trăm phần/Đã hay rằng anh chị lòng nhân/Người văn học trước lo xử lí/Anh chị đã bạc tiền tổn phí/Trẻ gia nô cực khổ vì tôi/Nơi dịch đình kí thác an rồi/Anh chị khỏi lo bề cơm áo/Kim nhụt hữu thọ ân bất báo/Hậu nhựt nguyền ngô dĩ báo chi/Ngửa trông ơn anh chị rộng suy/Xin chớ chấp rằng lòng đen bạc/Tôi dầu có cốt tàn thịt nát/Vong hồn nầy cũng nguyện báo ân/Đặng phước dư khỏi nạn cõi trần/Ơn kia cũng ghi xương mật ngãi/Có mặc theo áo tràng một cái/Đỡ phong sương trong lúc đông thiên/Tả tâm thơ bày tỏ căn nguyên/Xin anh chị hải hà miễn lễ.

  

Sau khi tìm hiểu thơ rơi, người ta thấy rõ thơ rơi là một văn cách đặc biệt của tầng lớp bình dân ngày trước. Vì nó là lối văn vè hay lối nói thơ nên người ta dễ học thuộc nằm lòng, cũng ngâm nga, truyền khẩu như các bài gọi là văn chương truyền khẩu khác. Nếu đem so sánh thơ rơi bình dân với thư tín bác học dùng gửi riêng người này sang người khác. Đây là một bài thơ nôm được diển dẫn từ tính bác học: Thư của chúa Trịnh Cương [An Đô Vương ở ngôi năm 1709 đến 1729] gửi cho tiến sĩ nguyễn Quán Nho [tiến sĩ khoa Định vị - 1667]: Tôi gửi lời kính thăm thầy. Tôi thấy lòng thầy trung thành thậm cảm. trước là giúp bề trên, sau là yêu tôi, mà thầy giữ lấy lẽ chính. Tôi đã được ơn nghĩa còn lâu. Tôi chẳng quên đâu. Ngày trước tôi đã cho đưa túi trầu đến hầu, mà thầy cô từ. Khi bây giờ tôi chẳng dám ép. Rày đã thung dung; tôi cho đem đến, lấy cho cam lòng tôi. Xin gửi kính lạy thầy.

  

Thơ rơi là một lời nói lớn để mọi người cùng biết, cùng suy nghĩ phán đoán cho một vấn đề. Trong công việc so sánh này, người ta cũng còn thấy hai thể cách dị biệt của văn xuôi và văn vần, làm nổi rõ sự không trùng hợp giữa một thứ gọi là thư tín và một thứ gọi là thơ rơi.

 

[viết theo tài liệu NVH]

TN 1/2008  

Khaly Chàm
Số lần đọc: 5204
Ngày đăng: 29.01.2008
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Đừng quên những bài học trong quá khứ ! - Triệu Xuân
Đọc Bình Ngô đại cáo - Đặng Thân
Tập bút ký của một nhà khoa học nữ - Huỳnh Như Phương
Tiểu thuyết&tiểu thuyết đầu tay (1) - Lê Anh Thu
Ngày xuân nói chuyện văn hóa ẩm thực :Của mắm và..đời - Triệu Xuân
VĂN HỌC VIỆT NAM 2007: Nhộn nhịp,sôi động và sẵn sàng cho cuộc khai phóng - Inrasara
Truy tìm gốc tích cây Kê - Hà văn Thùy
TẢN ĐÀ: Ôi Thôi... Bức Dư Đồ Rách Ai Bồi ? - Lê Xuân Quang
Ấn tượng và cảm nhận truyện ngắn của Phùng Phương Quý - Trần Thiện Khanh
Inrasara, chàng Kazik của Mỹ Sơn văn học. - Trần Can
Cùng một tác giả
đi là chơi… (truyện ngắn)
Chuyện đời thường (truyện ngắn)
Tình người (truyện ngắn)
Thi ca & cảm tính (tiểu luận)
Chuyện trồng rừng (truyện ngắn)
Chuyện trồng rừng (truyện ngắn)