Truyện vui
Vợ chồng anh Kế, chị Hà, được cả hai. Loắt choắt nhưng khoẻ mạnh, nhanh nhẹn. Từ miền quê nghèo, anh chị ôm hai con nhỏ phiêu dạt đến đây, một thẻo đất men sông, cách thành phố gần hai chục cây số. Ngày ngày, anh chị thay nhau đạp xe đi bán bánh mì dạo. Không ngờ, mấy năm sau, một con đường chạy dọc bờ sông được mở ra, bờ kè đá phẳng lì, xe cộ đi lại tấp nập. Cái xóm chợ đìu hiu bỗng nhiên náo hoạt hẳn lên. Nhà nhà nhất loạt mở cửa hàng, cửa hiệu. Túp lều vịt hơn chục mét vuông của anh chị trở thành cứu cánh kinh tế cho cả gia đình. “Nhất cận thị, nhị cận giang”, anh chị bán đủ các loại , từ hàng nước, hàng giải khát cho đến văn hoá phẩm, rau cỏ... thôi thì “tạp pí lù”. Diện tích đất ở bé tí, may vừa sát đến chỉ giới mặt đường, anh chị xây chon von thành ba tầng. Từ sân thượng trên cùng, những cành hoa giấy loè xoè, thòng những dải hoa xanh xanh, đỏ đỏ xuống bức tường mới quét, đến là vui mắt. Cái nhà trông như tổ chim cu lắt lẻo ấy, tuy hơi bị ồn ào, bụi bặm, nhưng kiếm ăn được. Giàu chưa đến tay, nhưng tiền thì rủng rỉnh, mỗi ngày vài ba chục, một trăm. Ôi cha! Bạc tỉ đã chắc mua được chỗ ở như thế này chưa? Bảo làm sao giá đất, giá nhà mấy thành phố lớn cao gần nhất nhì thế giới, gần bằng Niu ốc đấy! Anh Kế thường hãnh diện nói với đám xe ôm, xe tự chế như vậy.
Tuy bận bịu, nhưng họ rất chú ý đến việc học hành của con cái. Dứt khoát phải mở lối cho chúng thoát khỏi cái kiếp “đầu bụi, đít nhọ” mới được. Buổi tối, sau khi cơm nước xong, chị thường kiểm tra sách vở của các con và luôn mồm giải thích cho hai tí nhau hiểu tầm quan trọng của cái sự học:
- Đấy, các con xem! Bố mẹ tuy có kiếm được đồng ra đồng vào, nhưng vào lỗ hà, ra lỗ hổng, đóng tiền học cho chúng mày chả đủ. Suốt ngày tối tăm mặt mũi. Các con cố học giỏi, sau này kiếm việc cơ quan nhà nước mà làm mới ra hồn người!
Và ngay sau bài giảng của chị, anh củng cố niềm tin cho chúng bằng hình ảnh truyền thống dòng họ:
- Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh! Hồi xưa, cụ của các con đã làm đến chức Lý, Chánh trong làng Mít, ông của các con nghỉ hưu rồi nhưng trước đây nguyên là trưởng phòng hành chính, kiêm thư kí Công đoàn hợp tác xã đóng thuyền Tư Mục. Bố ngày xưa học giỏi nhất lớp trường làng, mẹ cũng là tổ phó chứ chẳng vừa. Chẳng qua, lỡ bước sa chân nên bố mẹ mới phải chịu thiệt thòi thế này. Chúng bay sải cánh lên! Nối nghiệp dòng họ!
Thằng Tuấn mới học lớp 5, con My mẫu giáo, nhưng anh chị rất chú trọng việc giáo dục đạo đức, lối sống cho chúng. Anh rất ghét cái vụ Vàng Anh Vàng Yến gì đó: “Cha bố chúng nó! Muốn làm gì nhau thì làm, sao lại đưa lên mạng này mạng kia để từ cụ già đến con nít sưng cả mắt!” Anh luôn nhắc chị phải để ý tới thằng Tuấn, nhỡ nó sểnh ra nhà hàng in- tơ - net mà xem băng này, đĩa nọ thì hỏng. Cứ đề phòng dần đi thì vừa.
Nhớ lại năm ngoái, khi chưa cơi nới lên tầng, cả nhà cũng chui rúc trong mười mấy mét vuông. Chị thì mắn đẻ như gà, không kế hoạch, cứ gọi là tòi ra hàng tiểu đội! Đêm hè, gió sông rười rượi còn thua da dẻ mướt mát của chị chạm vào người anh. Gớm, mấy chén “anh hùng tửu” nhâm nhi với món bạc nhạc hay thật! Nó đồng loã với cái của nợ ấy làm cho anh luôn trong tình trạng hứng khởi. Nhưng cũng sợ mẹ mắn rụng trứng đánh cái bộp thì nguy! Nghe người ta xui, anh chị dùng bao cao su. Hôm đó, mẹ anh từ Thanh Hóa ra chơi, tự nhiên, mới sớm mai đã đùng đùng đòi về, hai vợ chồng khẩn khoản giữ mãi chẳng được. Hôm sau, trong lúc anh mắng con My tội ăn tham, nó mở to đôi mắt đen láy, thản nhiên buông một câu:
- Bố, mẹ cũng ăn tham!
Cả hai vợ chồng trố mắt nhìn con bộ:
- Sao con lại nói thế? Hỗn nào!
Nó càng hét to hơn:
- Đúng rồi! Hôm qua, bà ra cổng bảo con là: “Bà về đây, bố mẹ mày tham ăn lắm, nửa đêm bóc kẹo ăn với nhau”. Bêu!..bêu!
Chị Hà vội bịt mồm con bộ lại:
- Từ nay bố mẹ sẽ chừa! không ăn tham nữa! Con đừng nói chuyện này với ai nhé !
Thằng Tuấn bất ngờ ló đầu vào:
- A ha! Đây nghe thấy hết rồi... Kẹo bắp chứ gỡ, kẹo ấy ngon lắm. Thảo nào… giấu đi… - Nó tức tưởi gào lên – Bêu!… bêu!… bố, mẹ… ăn… tham!
Câu chuyện lan khắp xúm. Người ta thêm mắm, bớt muối, cười lăn cười rũ. Đám xích lô, ba gác, đám đàn bà rỗi việc buôn dưa lê, trông thấy thằng Tuấn đâu lại réo rắt: “Tuấn ơi! Đêm qua, bố mẹ cháu có ăn kẹo bắp nữa không?”. Những lời nói tục tĩu, những câu đùa vô tội vạ của người lớn cứ rót vào tai thằng bé mới chục tuổi đầu làm nó càng tò mò. Mươi hôm sau, vào lúc nửa đêm, vô tình thức giấc, nó đã hiểu được cái “sự ấy”. Nó đặt một bàn tay lên bịt mắt, mồm bai bải:
Tớ đang ngủ đấy! Tớ mà mở mắt là có người chết!!
Cả hai cứng người, im thin thít như mít đóng cọc!
Tức mình, anh chị dốc hết món tiền ăn chắt để dè, vay mượn thêm, lên bằng được hai tầng nữa. Thoải mái, sung sướng như chim sổ lồng! Nhưng giờ thì è cổ ra mà trả nợ... Nợ thì nợ! Trả mãi cũng phải hết. Điều cơ bản là phải lo cho con cái sau này...
Tối qua, thằng Tuấn đang hí hoáy vẽ cỏi gỡ đó, thấy anh đi vào, vội lấy tay che che. Anh giật tay nó ra và không tin vào mắt mỡnh: Nú vẽ cơ quan sinh dục, thậm chí cũn loằng ngoằng một đám nũng nọc nữa! Chẳng núi chẳng rằng, anh vớ lấy cỏi thắt lưng quần, dang thẳng cánh, quật lấy quật để:
- Mất dạy này! Oe con đã tí tởn này! Không chịu học bài làm trò quái quỷ này...
Thằng Tuấn thất thanh:
- Ôi ! ôí ! Con lạy bố! Con học bài đấy chứ!
Anh Kế càng cáu tiết:
- A! Mày lại còn dám nói là học bài à? Ai dạy mày bài này? Nói dối này...Láo toét này...
Mỗi tiếng này là một vòng roi da vút xuống mông thằng bé. Chị Hà đau ruột quá, chạy vào giữ tay chồng:
- Để xem đó nào!
Thằng Tuấn nước mắt nhỏ tong tong, nhỏm dậy lấy quyển sỏch “Khoa học lớp 5” bài “Sự sinh sản” đưa cho bố mẹ:
- Không bài học thì là cái gì đây? Hu...hu...
Anh Kế nhìn quyển sách:
- Được rồi, nhưng ai bảo mày vẽ hình này?
- Anh Công lớp 8A bảo con nếu vẽ được mười hình dán lên bàn của bọn con gái, anh ấy cho mười nghìn... con muốn mua một siêu nhân biết nói... hu hu...
Bây giờ thì đến lượt chị Hà quát chồng:
- Người ta dạy nó cách bảo tồn nòi giống, ông đánh gì? Phải khen là sách bây giờ có nhiều cái hay! Ai đời như các cụ ngày xưa, tân hôn dắt nhau ra đống rơm đống rạ vì xấu hổ, nhà cửa thì chật như nêm cối…
Anh Kế lừ mắt, đánh trống lảng (Anh biết tỏng mụ vợ quái quỷ muốn ám chỉ cái hồi anh chị cưới nhau ở quê, rủ nhau ra đống rơm, nhà chật quá. Cả hai ngứa ran người, gãi xoèn xoẹt cả đêm vì dính phải bọ róm), anh vờ quát tướng lên:
- Châm chọc gì đấy? Phải, các cụ dắt nhau ra đống rơm đống rạ, đẻ hàng tá mà con cái vẫn đâu ra đấy. Bây giờ chăn bông gối đệm, ăn ngon mặc đẹp lại nảy nòi ra toàn đồ bố láo, ăn cắp!
Chị Hà tức lắm. Con chị, đứa nào cũng ngoan như chim cun cút, thế mà cái thằng bố nó lại nói như đồ bỏ đi không bằng…Chị rít lên:
- Con nhà nào bố láo, ăn cắp không cần biết, chỉ biết con nhà mình ngoan là được rồi! – Vạch đít quần thằng Tuấn, chị xuýt xoa - Tội nghiệp con tôi, đánh nó thế này à?
Cu Tuấn biết mẹ đang bênh vực mình, được thể, lăn đùng ra giữa nhà, khóc rống bò be còn to hơn cả lúc bị bố đánh:
- Hu…hu…từ mai con ứ đi học nữa...hu hu...!
- Không học thì ở nhà rửa cốc chén cho tao!
- Rửa càng sướng…nào nào…bố đi mà học! Chỉ mải bán hàng, chẳng biết gì lại còn đánh người ta…hu…hu… từ mai con ứ đi học nữa!...
Nó cứ khóc mãi, anh phải xin lỗi nó mới chịu nín. Khuya rồi, anh vẫn trằn trọc, thở dài thườn thượt. Anh đang nẫu ruột về việc khác. Nghe đâu cả xóm này nằm trong diện bị giải toả, giải phóng mặt bằng. Hình ảnh bao bánh mì căng phồng với chiếc xe đạp tồng tộc năm xưa hiện về làm anh rùng mình... Chị Hà nghe tiếng chồng thở dài mà thương. Chị “úp thìa” vào lưng anh, quàng tay qua bụng anh, thỡ thầm: “ Ngủ đi! Đến đâu hay đến đó, ai giàu ba họ, ai khó ba đời, ta sẽ tìm cách khác...”. Hơi thở của chị nồng ấm vai anh, tóc chị dịu thơm hương nhu và bồ kết mới gội ban chiều làm anh bồi hồi xao xuyến nhớ mảnh vườn thôn quê. Anh quay lại. Da dẻ con mẹ mắn mới mịn màng làm sao! Đấy! Cái của nợ lại giở trò rồi!
Tháng 2/2008