Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.185
123.216.628
 
Đôi điều sau cùng với nhà thơ Inrasara !
Mang Viên Long

Theo lời “gợi ý” của bạn bè, và cũng thể theo ý của Nhà Thơ Inrasara trong “Đính Chính Đọc Nhanh…” (“Nên, xin mạn phép Anh và đọc giả Vanchuongviet cho chúng tôi dừng tại đây”) – tôi cũng rất vui vẻ đồng tình. Tuy vậy, qua “Đính Chính Đọc Nhanh…”, tôi xin được trao đổi thêm về bài ấy một ít nữa – bởi vì, thực ra – tôi có nhiều điều cần giải bày – mà chưa nói được bao nhiêu !

 

1.Tôi lấy làm lạ, chứ không trách. Việc “bảy lần kinh qua bảy Ban biên tập khác nhau, rồi sau gần hai năm xuất hiện, không nhà nào gợi ý tôi thay đổi!”. Bảy nhà ấy không “gợi ý” – nhưng tôi xin gợi ý. Họ không thể (hay không muốn) gợi ý là vì một lý do tế nhị – Anh cũng nên hiểu ! Đại ý là : Anh viết sao, nghĩ sao, cách tân (v.v) thế nào tùy Anh – miễn không chạm tới “điều cấm kỵ” là xong! Rốt lại, tác giả ấy chịu trách nhiệm hoàn toàn trước bạn đọc, công luận. (Họ đâu có hề hấn gì, gợi ý – đề nghị này nọ (…) chi cho thêm phiền / lại mích lòng nhau / đem lại hậu quả không tốt cho họ nữa!). Đừng nên xem việc “kinh qua / đã xuất hiện” ấy làm mãn nguyện, tự đắc!

 

Còn chuyện tôi “cũng ngây thơ tin các nhà ấy” thì hơi dài dòng – chuyện nhỏ thôi – hẹn dịp khác “thuận duyên” hơn sẽ xin được thưa tiếp.

 

2.Anh viết : “Thế là Anh “dị ứng” với lý luận rồi còn gì!”. Xin thưa, không lẽ tôi “bắt chước” Anh kê ra một cái toa dài / để tự hào (và chứng tỏ) là tôi đã học, đã học (v.v.) như thế nào ư ?. Điều anh nói – không có ảnh hưởng gì đến việc tôi đang làm (lại càng không ảnh hưởng gì tới bạn đọc) – nên miễn kể lể! Có điều “anh quen dùng” từ “dị ứng” ấy lại không mấy thích hợp mà thôi! (Theo tôi hiểu: “Dị ứng là không chấp nhận /thu nhận/ thích nghi” – mà có người nào làm cái công việc sáng tác mà “khùng” đến nỗi phải “dị ứng” với lý thuyết? (Thực ra, việc tìm hiểu, nghiên cứu lý thuyết ấy có gì là ghê gớm lắm đâu?). Thưa Anh, tôi không “từ chối thực tế lù lù” – nhưng tôi buồn/ và có hơi lo/ trước cái gọi là “hậu hiện đại/ tân hình thức” đang làm … “ô nhiễm bầu khí quyển thơ” mà thôi ! Sự đổi mới nào cũng rất cần thiết – nhất là lãnh vực văn học, nhưng “đổi mới” sao cho đẹp hơn, tốt hơn, tuyệt vời hơn – mới là điều cần bàn! (Xin Anh để ý cho : “Học hỏi chứ không phải học đòi / sáng tạo chứ không phải bắt chước”!).

 

3.Anh có quan điểm rất hay: “(…) Tân hình thức (hay hệ mỹ học nào bất kỳ) không đồng nghĩa với tục tĩu, dơ dáy”. Điều đó chắc là bạn đọc cũng rất đồng tình? . Tôi không bao giờ “có định kiến” gì với tân hình thức (chứ đừng nói “bất công”!). Tôi luôn tự nhủ mình – hãy đọc- hãy nghiên cứu, hãy tìm hiểu “Tân hình thức” (hay bất kỳ một trường phái nào)- không nên nghĩ “tốt / xấu – hay / dở” trước khi hiểu nó. Vậy mà, sau bao năm mày mò tìm đọc, tôi chỉ thấy “một sự rối loạn” về hình thức – và “một sự dung tục” về nội dung (!). Thi thoảng, mới tìm thấy “nét mới / cái đẹp” trong một vài tác phẩm nhưng chưa hoàn chỉnh.

 

4.Anh đã xác nhận : “ (…) Tôi chưa một lần dùng từ “tục tĩu” , chỉ mỗi bài có mỗi từ “tục” ấy” (…) Một bài thơ hỏng không có nghĩa là hệ mỹ học đó tồi (!)”. Thưa anh “… chứ không phải ở các tác phẩm hỏng của nó” – như vậy, người “sáng tạo” có quyền lấy “văn đàn/ đọc giả” để “thí nghiệm” hay sao ? . Ai là “kẻ” / làm nơi nhận lấy hậu quả của những thí nghiệm bừa bãi vô trách nhiệm ấy ?

 

Và “Hoài Thanh đã chẳng từng thải loại 99 bài Thơ Mới dở để chọn ra 1 bài hay sao ? “. Điều này thì Anh có vẻ mâu thuẫn với những “đôi điều” trước đó – về “… không ít sáng tác có dấu ấn ăn may, ăn mòn vào năng khiếu “trời cho”. Một nhà thơ ăn may, thì nó sẽ đến đâu?”. Nghĩ và phát biểu như vậy – là xem khinh người “chọn ra” tác phẩm (như Hoài Thanh chẳng hạn), xem khinh tác phẩm đã được nhìn nhận – và sau cùng xem khinh chính Tác giả của nó (!). Thử hỏi: Vậy những tác giả của “hậu hiện đại/ Tân hình thức” có “ăn may” không ? (khi cho ra lò … những “tác phẩm” gọi là hỏng, là tồi – để cuối cùng có được một bài gọi làl “đọc được”).

 

5. … “ Chúng phân hóa độc giả làm nhiều khối khác nhau. Nhân danh thành phần độc giả này, để chối bỏ các thành phần còn lại, chẳng những nhà phê bình tự hạn chế tầm mắt mình thôi mà còn gây trì trệ đến phát triển văn học nữa”.

 

Không phải “phân hóa” mà họ “sự thích nghi”. Còn “nhân danh thành phần này để chối bo…” – thì hãy còn phải bàn thêm. Người đọc / thưởng thức có quyền “chấp nhận / không chấp nhận” – là tùy riêng cá nhân họ – họ có “chối bỏ/ không dám nhìn tới” cũng có gì là lạ – khi không tìm thấy ở những “tác phẩm” ấy những gì hay ho, bổ ích (!) . Việc “nhà phê bình” thiển cận –là vì đội ngũ phê bình ở xứ ta ít – chưa có năng lực cao, thực sự – ai cũng “làm nhà phê bình” được cả – thì đó là một sự thiếu sót, cần chấn chỉnh và đào tạo! Xin thưa là tôi “không hề nhất trí cao” với chương trình đào tạo ở khoa văn – trường ĐH, mà cũng đã có lần cảm thấy “vốn kiến thức cơ bản” kia rất nghèo. SV được trang bị chưa đủ. Họ đôi khi còn ngơ ngác trước dòng văn học đang trôi chảy… Nhưng, việc đem các trường phái thơ (như  hậu hiện đại/ thơ mở rộng/ hậu nữ quyền luận “ (v.v) vào chương trình giáo dục – thì còn phải “nghiên cứu” lại bởi “sự thử nghiệm rối loạn đầy nguy hại” của nó chưa được thẩm định qua thời gian.

 

6. Tôi cũng không lạ gì “nhóm sáng tạo” trong thập niên 60 – cũng có đôi lần được trò chuyện “với vài vị” ở tòa soạn Văn / Vấn Đề, phải nhìn nhận họ đãthổi được một làn giò mát” cho Thơ – nhưng cái việc lộng ngôn ấy (“hãy chôn thơ mới – chôn phứt quá khứ để lên đường” là không cần thiết và chẳng hay ho gì (!) Anh không cảm thấy như thế sao ?

 

7. Xin Anh hãy “trò chuyện” nghiêm chỉnh một tý – và trao đổi đầy đủ một chút ! (chỉ đôi dòng, có … nhiều nhõi gì – trong lúc anh … dài dòng về mình đến cả trang !) “Botay. com rồi!” – và tôi …cũng “tambiet.com”!.

 

8. Anh hỏi : “Rất nhiều nhà thơ ngoài kia đã như thế, họ có bội thực không?” Đem chuyện “ngoài kia” mà so sánh với “trong này” – thì hơi khẫp khiễng và quá… tự mãn đấy! Lại viết “… chưa có manh lý thuyết nào trong bụng thì tiêu hóa cái nỗi gì đây?”. Tôi có được nghe vài bạn văn nói lại “đôi điều” về Anh – nhưng qua chỉ 2 lần “trò chuyện” vui thôi – tôi nhận ra anh rơi vào “típ người” quá tôn vinh “cái ngã” của mình (!). (ngã mạn là một điều rất khắc kỵ trong nhà Phật). Thế thì nguy quá! – “chưa có mạnh lý thuyết nào”, xin thưa “ai chưa có mạnh lý thuyết nào?” nhỉ ?. Anh ám chỉ ai? Nếu có nghĩ về tôi – thì Anh rất lầm ! Và rất (…).

 

9. Cám ơn Anh – tôi sẽ đọc – nhưng “vui tới cỡ nào” thì còn chờ thời gian ! Tôi cũng mong Anh nhớ cho, từ lý thuyết đến thực hành cho tốt là còn rất xa. Tôi thoáng nhớ một câu Pháp cú : “Tụng đến ngàn câu kệ vô nghĩa, chẳng bằng một câu kệ có nghĩa lý – nghe xong Tâm liền tịnh tịnh”. Hay cùng ý đó: “đọc ngàn quyển sách/ chẳng bằng đọc một cuốn sách”. Anh đã luôn cho mình là “có lý thuyết” đầy bụng – nhưng thử nhìn lại mình – mớ lý thuyết kia đã “dạy” anh viết nên câu thơ thô tục như thế nào? (…). Nếu anh bảo “cứ nhè vào chuyện đạo đức như … là buồn lòng nhau”. Xin lỗi – tôi không cố tình “làm buồn lòng nhau” đâu; nhưng nghĩ – nếu không “văn dĩ tải đạo” như xưa (vì quá cổ lổ sĩ (!)) cũng phải có “tính nhân văn / nhân bản” trong tác phẩm chứ ? Văn hóa góp phần “làm đẹp con người / làm đẹp đời sống” chứ anh? Nếu không, thì xã hội ngày mai sẽ ra sao có lẽ anh cũng đã hiểu?

 

10. Tại so lại quơ đũa cả nắm khi nghĩ là “… cái cần này ta chưa có thì làm sao có đủ”. Làm thế nào anh biết người sáng tác hôm nay không có “cái cần” (lý thuyết) ? Chúng ta có thể nói : “Mức độ thâm nhập lý thuyết có hạn chế, không đều – do vậy trình độ có khác ?”. Chứ chẳng nên tự cao bảo rằng “không có manh lý thuyết nào trong bụng cả!” – là thất thố, lố bịch! Điều này mới thực sự làm “buồn lòng nhau” đó anh à!.

 

Tôi cũng đã tự hạn chế bài viết đến hết mức (để tránh làm mất thời gian bạn đọc) – nhưng … chuyện phải vậy ! Trước khi kết thúc, tôi xin kể lại theo lời một người bạn thơ (anh T.D.T – quê Quảng Nam) đã kể cho tôi qua điện thoại hôm qua – để giúp vui cho bạn đọc- chuyện có tựa “Ong Vua Và Người Thợ May”:

 

“-Ngày xưa, nhà vua cho gọi người thợ may “nổi tiếng” là tài giỏi – được “tiếng đồn” là may rất khéo – hễ khi mặc đồ vào thì ai ai cũng thấy “tuyệt vời, xinh đẹp tuyệt trần”. Nếu người nào không thấy thế là thuộc vào hạng “không có trí tuệ, ngu đần!”. Người thợ may mời nhà vua vào phòng – trước sự chứng kiến của “bá quan văn võ” – để “mặc thử” bộ đồ tuyệt vời ấy. Vào phòng, người thợ may lần lượt cởi hết áo quần nhà vua ra. Sau đó, cùng nhà vua bước ra tiến đến bệ rồng.

 

Các quan văn võ đều vỗ tay kêu lên : “Ôi ! sao tuyệt vời đến thế!” – “xinh đẹp quá trời!” – Duy chỉ có một cậu bé trạc 10 tuổi – con vị Tể Tướng, la lên : “xem kìa, nhà vua ở truồng – xấu hổ quá!”.”

 

Cuối cùng xin được cám ở quý bạn văn (trong và nước ngoài) đã gọi (hay mail góp ý, chia sẻ với tôi – vì mấy chuyện … dông dài này! Tạm biệt!.

 

07.05.2008

Mang Viên Long
Số lần đọc: 3565
Ngày đăng: 11.05.2008
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Lê Ngọc Thuận : làm thơ và không làm thơ… - Võ Quê
Đôi điều phúc đáp nhà thơ Inrasara - Mang Viên Long
ĐÍNH CHÍNH ĐỌC NHANH RỒI… QUÊN. Về bài “Đôi điều phúc đáp…” của Mang Viên Long, - Inrasara
Tôi chỉ viết để trả nợ - Lý Đợi
Đọc Trần Dần qua thơ* - Đặng Huy Giang
Yếu tố bi kịch trong tiểu thuyết Đất lửa của Nguyễn Quang Sáng - Phạm Ngọc Hiền
Đôi điều về “ĐÔI ĐIỀU CẦN NÓI VỀ…” của Mang Viên Long. - Inrasara
Đôi điều cần nói về : Không có cuộc Cách mạng Thơ trong tương lai gần của Inrasara - Mang Viên Long
Đọc MÙA HOÀNG HOA của MAI TRÂM : Bỗng tôi thấy em dưới chân cội nguồn(1) - Lê Vũ
Lục bát Trần Vạn Giã :Thả thơ theo ngọn gió bay - Võ Quê
Cùng một tác giả
Ngã rẽ(*) (truyện ngắn)
Bóng hạnh phúc** (truyện ngắn)
Vôi trường úc(*) (truyện ngắn)
Quán bụi (truyện ngắn)
Người chị(1) (truyện ngắn)
Dì Lucia (1) (truyện ngắn)
Chim trời (5) (truyện ngắn)
Ông ngoại tôi (truyện ngắn)
Quà nhỏ (tạp văn)
Bèo dạt, hoa trôi … (truyện ngắn)
Quà Trung thu của ba (truyện ngắn)
Giàn hoa cát đằng (truyện ngắn)
Mùa xuân đến muộn (truyện ngắn)
Gã nhà quê vui tính (truyện ngắn)
Bà ngoại tôi (truyện ngắn)
Chữ Hiếu (truyện ngắn)
Chim bay về đâu (truyện ngắn)
Bóng ngựa qua song (truyện ngắn)
Chuyện ngày xưa (truyện ngắn)
Vầng trăng khuyết (truyện ngắn)
Biển của hai người (truyện ngắn)
Chuyện xóm củi (truyện ngắn)
Dáng mộng (1) (truyện ngắn)
Lại một mùa xuân (truyện ngắn)
Ông Ba Phải (truyện ngắn)
Chim chuyền buội ớt (truyện ngắn)
Truyện ngăn ngắn -1 (truyện ngắn)
Truyện ngăn ngắn-2 (truyện ngắn)
Chiếc cà vạt (truyện ngắn)
Tiên Thủy (truyện ngắn)
Vội vàng (truyện ngắn)
Vết son (truyện ngắn)
Truyện ngăn ngắn-3 (truyện ngắn)
Truyện ngăn ngắn-4 (truyện ngắn)
Có những mùa trăng (truyện ngắn)
Một trường hợp (truyện ngắn)
Một cõi đời riêng (truyện ngắn)
Chờ bão (truyện ngắn)
Bên trời mơ ước (truyện ngắn)
Mèo con yêu dấu (truyện ngắn)
Phố người (truyện ngắn)
Một câu chuyện tình (truyện ngắn)
Bà già khòm (truyện ngắn)
Ăn tết ở chùa (truyện ngắn)
Những kẻ tạm trú (truyện ngắn)
Quê nhà , chiều 30… (truyện ngắn)
Phút chót (truyện ngắn)
Khoảng cách (truyện ngắn)
Một Ngày Cô Độc (truyện ngắn)
Chùa Cô Ba (truyện ngắn)
Thị Trấn Êm Đềm (truyện ngắn)
Mây hoàng hôn (truyện ngắn)
Ngôi Nhà Mùa Hè (truyện ngắn)
Quán Café Tulip (truyện ngắn)
Nỗi Khổ Không Rời (truyện ngắn)
Về Lại Chốn Xưa (truyện ngắn)
Bên Tách Trà Khuya (truyện ngắn)
Sáu Bẹo (truyện ngắn)
Lộn Ngược (truyện ngắn)
Quán Bên Sông (truyện ngắn)
Tách trà cổ (truyện ngắn)