Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.215
123.206.896
 
Nhập lưu hậu hiện đại kì 4.
Inrasara

Tham luận tại Hội thảo Thơ Việt Nam đương đại,

Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, TP Hồ Chí Minh, 19.02.2008.

Nhập lưu 4. Bài thơ tiêu biểu

 

1. Không còn cái gì mới dưới ánh mặt trời. Tất cả đã bị các nhà hiện đại khai thác cạn kiệt. Nên, thật ngây ngô khi mãi hôm nay chúng ta còn tự huyễn: độc sáng. Đây là thời văn chương [của sự] cạn kiệt (the literature of exhaustion), John Barth đã khẳng quyết như thế. Nhưng mươi năm sau, ông đã nghĩ khác. Khi khám phá hiện thực thậm phồn của thế giới, ông tuyên bố đây là thời văn chương của sự đầy tràn (the literature of replenishment, John Barth, 1980). Nhà văn hậu hiện đại sở hữu mênh mông hiện thực trước mắt, có cả kho tàng trân bảo văn liệu và ngữ liệu sẵn có của nhân loại, ông/ bà chỉ đến đó, cúi xuống nhặt lấy và khai thác. Mặc cảm đụng hàng không còn nữa. Phỏng nhại là sáng tạo, cắt dán là sáng tạo. Sáng tạo bằng cảm thức mới, tinh thần mới.

Thủ pháp collage, pastiche của hậu hiện đại chủ yếu lật trái điều mà bản gốc của bài thơ nhắm tới, đạt được. Xài lại “Ngậm ngùi” của Huy Cận, Nguyễn Hoàng Nam đã làm giảm thiểu tối đa cảm xúc thường có trong thơ, nhất là thơ lãng mạn, như là một phản-lãng mạn:

 

Nắng chia nửa bãi chiều rồi

 

cái lo

nó lãng mạn thôi

nhẹ nhàng

cái lười

nó cố lấn

cái dâm

cái dâm

nó bự gấp trăm cái lười

(không thấy trong sách "học làm người"

bắc thang lên hỏi ông trời ổng cũng chịu thua)

yêu rồi mà

khỏi phân bua

nửa đêm vui vẻ chạy đi mua condoms

(Nguyễn Hoàng Nam, Tạp chí Thơ, Hoa Kì, số 7)

 

Thường thì tên một bài thơ có thể thay đổi mà không/ít ảnh hưởng tới nội dung thơ. Ở đây ngược lại, nó làm một với bài thơ, không thể khác. Đọc cái tên: “Nắng chia nửa bãi chiều rồi”, người ta không thể không liên tưởng đến “Ngậm ngùi” của Huy Cận. Nhà thơ buộc độc giả luôn đọc thơ mình trong thế đối chiếu với văn bản của Huy Cận mà họ từng biết trước đó. Vô hình trung, bài thơ trở thành bài thơ kép. Tình cảm ủy mị, ướt át tràn trề, từng có mặt ở thơ Tiền chiến và ở đây, thơ Huy Cận hoàn toàn vắng mặt.

Hậu hiện đại, người ta tỏ tình kiểu khác.

 

“Tôi nghĩ thái độ hậu hiện đại cũng tương tự như thái độ của một người đàn ông yêu một phụ nữ học thức cao; anh ta biết rằng anh không thể nói với cô kiểu “anh yêu em mê mệt”, bởi vì anh thừa hiểu là cô ta biết (và cô ấy cũng biết là anh biết) những chữ ấy đã được Barbara Cartland viết ra rồi. Tuy nhiên, vẫn còn có cách khác. Anh có thể nói thế này: “Như Barbara Cartland đã từng nói, anh yêu em mê mệt.” Như thế, vừa tránh được sự ngây thơ vờ vĩnh vừa có thể nói được rõ ràng những gì vốn không còn có thể được nói một cách ngây thơ, đồng thời, anh lại vừa nói lên được những gì anh muốn nói với người phụ nữ: anh yêu cô, nhưng anh yêu cô trong một thời đại đã mất sự ngây thơ” (Umberto Eco, dẫn lại theo: Nguyễn Hưng quốc, Văn học Việt Nam, từ điểm nhìn h(ậu h)iện đại, Văn nghệ, Hoa Kì, 2000, tr. 192).

 

Tỏ tình khác và, viết khác. Ở đây, Nguyễn Hoàng Nam có cách xử lí nghệ thuật khác: thực và đời hơn. Qua đó anh tước bỏ cơ sở mĩ học của bài thơ gốc. Tiếp tục: anh cởi lớp áo lót tâm tình cuối cùng bằng cấu trúc nghịch âm ở dòng bát câu thơ cuối, qua đó lục bát truyền thống đánh rơi nốt sự nhịp nhàng, êm mượt như nó vốn có. Muốn thưởng thức “Nắng chia nửa bãi chiều rồi”, người đọc buộc phải từ bỏ lối đọc-nghe bằng tai, cả việc đọc thầm.

 

Như vậy, Nguyễn Hoàng Nam làm mới Thơ Mới bằng cách sử dụng lại chính bài Thơ Mới vốn rất nổi tiếng.

____________________

 

* Bài này đã được Nguyễn Ngọc Tuấn bình rất hay trong mục “Mỗi kì một bài thơ”, đăng ở tạp chí Việt số 01, tôi chỉ mượn lại và tán thêm.

 

Inrasara
Số lần đọc: 3821
Ngày đăng: 30.05.2008
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Nhập lưu hậu hiện đại kì 3. - Inrasara
Nhập lưu hậu hiện đại kỳ 2 - Inrasara
Nhập lưu hậu hiện đại kì 1 - Inrasara
Bốn cứu cánh của đạo sĩ Bà-la-môn & thơ - Inrasara
Viết ngắn 08. Cách mạng nghệ thuật, nhìn từ hội họa - Inrasara
Viết ngắn 07.:Nhà thơ & cái tầm - Inrasara
Viết ngắn 06. Phê bình thơ - Inrasara
Viết ngắn 04. Sự bất toàn của tác phẩm - Inrasara
Viết ngắn 03. Tác giả thơ và bốn nhóm... máu - Inrasara
Viết ngắn 02. Nhà thơ học biết sợ thơ để người đọc còn cần thơ - Inrasara
Cùng một tác giả
Hành trình Katê (dân tộc học)
Muộn (thơ)
Tạ ơn (thơ)
La cà tết kinh (tạp văn)