Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.176
123.222.797
 
Cội nguồn thi ca
Edgar Morin

Dịch từ tác phẩm Amour-Póesie-Sagesse của Edgar Morin. Người dịch : Khổng Đức

 

Tôi thử bảo vệ cái luận đề sau đây : Tương lai của thi ca là ở trong  côi nguồn của nó. Nhưng côi nguồn đó là gì? Thật khó mà nhận thức. Nó tự đánh mất trong chiều sâu nhân gian, cũng như trong chiều sâu của tiền sử. Tư đó xuất hiện ngôn ngữ, trong chiều sâu của vật lạ, nó là trí óc và tinh thần con người.

 

Để nói về thi ca, tôi muốn đưa ra một đôi ý tưởng khai mào trước. Trước tiên phải biết rằng, bất cứ một nền văn học nào, con người đều sản xuất ra hai thể loại ngôn ngữ. Một thể loại là ngôn ngữ thuần lý trí, thực nghiệm, thực hành, kỷ thuật; còn một thể loại là tượng trưng, thần thoại, ma thuật. Thể loại đầu nhắm vào sự xác định. cổ võ, định nghĩa, nó dựa vào lý luận và thử đối tượng hóa điều nó nói. Thể loại thứ hai thì dùng nghĩa rộng, sự loại suy, sự ẩn dụ, nghĩa là cả một quần ý nghia bao quanh mỗi tiếng, mỗi đề tài, thử diễn tả cái chân lý của vai trò chủ quan. Hai thể loại ấy có thể đặt kề nhau hay hòa lẫn vào nhau. Nó cũng có thể tách ra, đối nhau, và hai ngôn ngữ ấy thuộc về hai trạng thái. Trạng thái thứ nhất, có thể gọi là tầm thường nôm na, trạng thái mà chúng ta cố gắng nhận thức, lý luận, và no làtrạng thái bao trùm phần lớn cuộc sống hằng ngày của chúng ta. Trạng thái thứ hai có thể gọi chính xác là trạng thái thứ yếu, trạng thái thi ca.

 

Trạng thái thi ca có thể phát xuất  từ vũ điệu, ca hát, thờ cúng, từ lễ nghi, và hiển nhiên có thể phát xuất từ thi ca. Fernand Pessoa (1888-1935, nhà thơ của Bồ Đào nha) từng nói rằng: Trong mỗi con người chúng ta có hai bản thể. Bản thể đầu tiên chính xác là những suy tư của chúng ta, những giấc mơ, nó sinh ra từ thuở ấu thơ, và theo đuổi suốt cả cuộc đời. Bản thể thứ hai l;à sự sai quấy, là điều nó hiển hiện, những ngôn ngữ,  những hành vi cử chỉ. Tôi không nói cái nầy đúng cái kia sai, nhưng chúng ta là hai trạng thái thuộc về hai bản thể trong ta.. Và trạng thái thứ hai thuộc về thời trai trẻ của Rimbaud (1854-1891, nhà thơ Pháp nổi tiếng), người đã ý thức rõ ràng trong bài thơ “ Lettre du voyant”; đó không phải là trạng thái của thị giác, mà là trạng thái trực giác.

 

Vậy thơ văn là tố chất tạo thành cuộc sống chúng ta. Hoderlin từng nói : “ Một cách nên thơ là con người cư ngụ trên địa cầu.” Theo tôi thì phải nói rằng  con người vứa sống trong tầm thường vừa đầy thi vị. Nếu không có văn xuôi, thì có lẽ cũng không có thơ, thơ hiển hiện ra được vì có liên hệ với văn xuôi . Vậy chúng ta có sự hiện hữu song song, hay hai cực song song có trong cuộc sống chúng ta.

 

Trong xã hội cổ xưa, gọi cho đúng là sơ khởi, khi có con người hiện diện trên mặt đất, nó đã tạo ra sự nhân đạo, và với những người cuối cùng bị tàn sát ở Amazonie ( Nam Mỹ) và trong các vùng khác, nó đã có một mối liên hệ chặt chẽ giữa hai ngôn ngữ của hai trạng thái. Nó được hòa lẫn vào nhau. Trong cuộc sống hằng ngày, việc lao động được kèm theo tiếng hát, nhịp điệu, người ta tạo ra các vửa bột trong sự ca hát, rồi người ta dùng những nhịp điệu ấy. Hãy xem thí dụ trong việc chuẩn bi săn thú dữ được chúng minh trong những bức đồ họa thời tiền sử, nhất là trong hang Laseaux ở Pháp. Những đồ họa ấy chỉ cho ta những thợ săn tạo ra những lễ nghi dụ hoặc các loài thú được vẽ lại trên đá. Nhưng chắc họ không thỏa mãn với những lễ nghi đó, nên họ dùng những mủi tên thực. Họ dùng những sách lược thực tiển, kinh nghiệm và cả hai hòa lẫn vào nhau. Nhưng trong xã hội phương tây ngày nay có sự chia cách, được thực hiện thành hai trạng thái là văn xuôi và thi ca.

 

Thi ca có hai sự đổ gảy. Sự đổ gảy thứ nhất là vào thời Phục hưng (La Renaissance) phát triển một thứ thơ rất phàm tục. Vào thế kỷ thứ 17 cũng lại có một sự phân ly tan rả. Một bên là nền văn hóa và kỷ thuật và một bên là nền văn hóa nhân đạo, văn chương, triết học, dĩ nhiên trong đó có bao hàm thi ca. Chính tiếp theo sự phân ly tan rả đó mà thi ca trở thành tự trị biệt lập và trở thành thi ca chặt chẽ, nó tách rời ra khỏi khoa học, kỷ thuật, và hiển nhiên  tách rời luôn cả văn xuôi. Thi ca tách ra khỏi thần thoại, tôi muốn nói nó không còn là huyền thoại, nhưng nó luôn luôn nuôi dưỡng  trong cội nguồn của nó là tư tưởng  tượng trưng, huyền thoại, ma thuật. Trong nền văn hóa phương Tây của chúng ta, thi ca giống như nền văn hóa nhân đạo, tự bị giam hảm. Nó bị giam hảm trong sự yêu thích, trong sự giải trrí, bị giam hảm vì tuổi trẻ, vì đàn bà. Nó trở thành một thứ yếu tố thấp kém liên hệ đến văn xuôi của đời sống .

 

Thi ca có hai cuộc cách mạng có tính lịch sử. thứ nhất là chủ nghĩa lãng mạn, nhất là chủ nghĩa lãng mạn từ nước Đức. Đó là cuộc cách mạng chống lại sự xâm nhập của văn xuôi, thế giới vụ lợi, thế giới tư sản, thế giới mới phát triển đầu thế kỷ thứ 19. Cuộc cải cách thứ hai  bắt đầu từ đầu thế kỷ 20, đó là chủ nghĩa Siêu thực. Siêu thực là chối bỏ thi ca (bình thường) để tự nó khép kín trong thơ- nghĩa là trong thuần túy và đơn giản là biểu hiện văn chương. Cũng không phải là phủ định thơ, bởi vì  từ Breton, rồi Péret, Eluard v..v..., tạo ra những bài thơ đáng khen, nhưng ý tưởng là siêu thực, chính là thi ca tìm thấy cội nguồn của nó trong cuộc đời.Trong cuộc sống với những giấc mộng và sự tình cờ, và như anh biết, những nhà siêu thực đều nhắm vào sự ngẫu nhiên.

 

Có một sự quyến rủ phá vở cái tầm thường của cuộc sống hằng ngày, bắt đầu từ Arthur Rimbaud, khi ông ta thán phục những căn nhà tồi tàn của phiên chợ, của nhà thờ La Tinh. Cũng vậy, những nhà siêu thực tôn sùng điện ảnh, và chính họ là kẻ đầu tiên ca tụng Charlie Chaplin (nguời mở đầu kịch câm trong điện ảnh). Vậy  phá vở cái tầm thường của cuộc sống hằng ngày, xây dựng lại thi ca trong cuộc sống , đó là thông điệp đầu tiên của chủ nghĩa siêu thực. Còn có một cuộc cải cách nữa, một cuộc cải cách không chỉ chống lại thế giới văn xuôi, mà là chống lại những gì ghê rợn trong thề chiến thứ nhất, đó là điều cách mệnh khao khát. Như các anh biết, Breton muốn kết hợp công thức cách mệnh chính trị “ thay đổi thế giới” thành công thức thi ca siêu thực “thay đổi đời”. Nhưng công cuộc phiêu lưu ấy  đưa đến những sai lệch lầm lẫn. Và tôi cho là nó tự hủy diệt thi nhân, khi thi ca bị phụ thuộc vào một đảng chính trị, đó là một trong những nghịch lý của thi ca. Thi nhân không tự khép mình trong địa hạt chật chội, giam hảm, địa hạt của nó là trò chơi chữ, trò chơi tượng trưng. Nhà thơ có khả năng tổng quát, đa kích thước, nó có liên quan đến nhân đạo va chính trị, nhưng không để cho tổ chức chính trị làm nô lệ hóa. Thông điệp chính trị của thi nhân là vượt qua chính trị.

 

Vậy là chúng ta đã có hai cuộc cải cách thi ca. Và bây giờ trong cuối thế kỷ này mà cũng là cuối kỷ nguyên, thi ca sẽ có khung cảnh như thế nào ?

 

Trước hết phải nói là văn xuôi tăng gia ồ ạt. Sự ồ ạt của văn xuôi tăng tốc, chính là sự ồ ạt của cách sống tiền tệ, tính toán thời gian, phân bổ từng phần, ở chung cư, bị đầu độc nguyên tử và không chỉ là cách sống  ở đời mà cũng là cách tư duy; mọi vịêc ở đó thành chuyên viên hóa, có năng lực đối với tất cả vấn đề, và sự gia tăng văn xuôi chiếm lấn liên kết với sự ồ ạt của kinh tế kỷ thuật quan liêu. Trong những điều kiện như vậy, siêu văn xuôi xâm chiếm tạo cho tôi có ý kiến là sự cần thiết của siêu thi ca. Có một sự kiện khác  đánh dấu thế kỷ này: là sự tiêu hủy hay đúng hơn là tự tiêu hủy ý niệm giải thoát thế gian. Người ta tin rằng  sự tiến bộ được tự động  bảo đảm nhờ sự tiến hóa lịch sử. Người ta tin rằng khoa học chỉ tiến lên, kỷ nghệ đem lại sự lợi ích, kỷ thuật ngày càng cải tiến. Người ta tin rằng lịch sử bảo đảm sự phát triển tính nhân đạo. Và trên cơ sở đó, người ta tin rằng  có thể giải thoát được hành tinh này; nghĩa là đến thời đại của hạnh phúc như các tôn giáo đã hứa với Thượng Đế. Thế nhưng ngày nay người ta chỉ tham dự vào sự đạp đổ ý niệm giải phóng  hành tinh, điều không muốn nói là chối bỏ ý niệm tăng trưởng  những quan hệ con người và văn minh nhân bản. Chối bỏ ý niệm giải phóng  kết dính với sự nhận thức rằng không có quy luật lịch sử, rằng sự tiến bộ không có gì bảo đảm, không có cái gọi là tự động. Không chỉ sự tiến bộ phải chiếm đoạt lấy, mà mỗi khi chiếm đoạt được, nó lại thụt lùi và liên tục sụt lùi.

 

Ngày nay nói như triết gia của Tiệp  Khắc Patocka “ sự trở thành là vấn đề và nó không bao giờ lưu lại sự kiện đó. Chúng ta đang ở trong một cuộc phiêu lưu mơ hồ, và mỗi ngày những sự kiện xảy ra trên thế giới. chứng tỏ cho chúng ta thấy là chúng ta đang ở trong “ đêm tối và sương mù” . Tại sao chúng ta ở trong đêm tối và sương mù? Bởi vì chúng ta đã hoàn toàn  dấn thân trong kỷ nguyên hành tinh. Chúng ta lọt vào trong kỷ nguyên mà trong đó có đầy những hoạt động  không ngừng nghỉ giữa các bộ phận của địa cầu. Ở đó liên hệ đến những giếng dầu ở Irak, ở Koweit, liên hệ đến toàn bộ nhân loại. Nhưng cùng lúc chúng ta phải hiểu rằng chúng ta đang ở trển một hành tinh bé nhỏ, căn nhà chung biến trong vũ trụ, và chúng ta có một nhiện vụ hữu hiệu là  phải văn minh hóa những mối liên hệ con người trên địa cầu này. Tín ngưỡng giải thoát, những nhà chính trị giải thoát cũng từng nói rằng : Phải đoàn kết như tình huynh đệ, vì chúng ta sẽ được cứu rỗi. Tôi tin rằng ngày nay chúng ta phải nói: Hãy là anh em vì chúng ta đã mất mát, mất mát trên hành tinh bé bỏng này, nó là vùng ngoại ô thái dương , ngoại vi thiên hà, của một thế giới không có trung tâm. Chúng ta ở đó, nhưng chúng ta có cây cỏ, chim chóc, bông hoa, chúng ta có cuộc đời khác nhau, chúng ta có những khả năng  tinh thần con người. Chính đó là nền tảng  và có thể trổi dậy mà thôi.

 

Sự khám phá ra hoàn cảnh mất mát của chúng ta trong vũ trụ to lớn này đến từ sự khám phá thiên văn. Điều đó có nghĩa là theo một cuộc đối thoại giữa khoa học và thi ca, thì khoa học phát hiện cho chúng ta là một vũ trụ thi ca to lớn, rốt cuộc lại tái khám phá những vấn đề triết học căn cơ :

 

Con người là gì ? Vị trí nó ở đâu? Số phận nó ra sao? Nó có thể ước mong gì? Thật ra vũ trụ khoa học cũ là một guồng máy hoàn hảo, xác định tổng quát, rộn ràng vì hoạt động vĩnh viễn, một đồng hồ thường trực, trong đó nó không thể tự vượt, tự sáng tạo ra cái gì, đạt đến cái gì cả. Nhưng guồng máy khốn khổ thảm thương ấy, sự hoàn hảo của nó đã bị tan rả. chúng ta thấy cái gì? Chúng ta thấy vũ trụ này sinh ra có thể đã 15 tỉ năm. Một sự bùng nổ ở đó bật ra thời gian, ra ánh sáng, ra chất liệu...Buổi ban đầu dường như nó chỉ làmột thứ bùng nổ vô tổ chức, và rồi từ vô tổ chức đó, vũ trụ tự an bài, chúng ta ở trong tình trạng phiêu lưu khó tin. Cuộc sống của chúng ta dường như vô vị tầm thường, hiển nhiên, rồi chúng ta khám phá ra một thứ vi khuẩn, với hàng triệu triệu phân tử. Nó vô cùng phức tạp hơn tất cả những nhá máy ở Ruhr tập hợp lại. Chúng ta tự nhận thức đó là  cái thực tại rất bền bĩ, rất hiển nhiên; cái thực tại đột ngột tự bùng nổ đối với vật lý vĩ mô và đối với cái vũ trụ thời không , dường như rất riêng biệt mà tự hòa lẫn vào nhau. nhiều nhà thiên văn cảm thấy cái thế giới chia cách ra không gian và thời gian như là cái bọt nước, cái bọt nước nào đó bên trong nó không có thời gian không gian chia cách nữa.

 

Thi ca hôm nay ở vào đâu? Chúng ta đã thu hoạch đưôc không chỉ trong thi ca mà còn ở những địa hạt khác; ý tưởng không có sự tiên phong, trong ý nghĩa  sự tiên phong mang lại cái gì tốt hơn là cái ở trước. Cái mới không phải nhất thiết là tốt, và đó có thể là chân lý của ý niệm hậu hiện đại. Tạo ra cái mới để cho mới là vô bổ ( Fabriquer  du nouveau pour le nouveau est stérile). Vấn đề không phải là sản xuất hệ thống và áp bức nó cho nó mới. Cái mới chính yếu luôn luôn sinh ra trong sự trở về nguồn (La vrai nouveauté est toujours dans le retour aux sources).Tại sao J.J.Rousseau lại tạo ra được cái mới kỳ diệu? Chình vì ông ta đã hướng về nguồn của nhân loại, về sự sở hữu độc đáo, cái nguồn của nền văn minh. Trong nền tảng tất cả cái gì mới lạ đều phải quay trở lại về nguồn, và trở lại xa xưa. Có thể có hậu hiện đại và hậu hậu hiện đại, nhưng tất cả những cái đó đều là hàng thứ hai. Mục đích của thi ca luôn ở vị trí căn bản, đặt chúng ta trong trạng thái thứ hai; hay đúng hơn làm sao vai trò thứ hai trở thành thứ nhất. Thật ra  MỤC ĐÍCH CỦA THI CA LÀ ĐẶT CHÚNG Ở TRONG TRẠNG THÁI THI TÍNH ( Le but de la poesie est de nous mettre  en l’état poétique).

tháng 3 - 2007

Edgar Morin
Số lần đọc: 2412
Ngày đăng: 31.05.2008
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
ĐƠN ĐỀ NGHỊ THU HỒI SÁCH - Vũ Ngọc Tiến
Tác quyền không thể nhường cho ai! - Vũ Ngọc Tiến
Những chữ qua cầu tâm linh - Triệu Từ Truyền
Xung quanh bài thơ đề từ "Truyện Kiều" của Phạm Quí Thích - Hà Thi Tuệ Thành
Để hiểu đúng câu Kiều về chữ “tâm” của Nguyễn Du - Nguyễn Hoàn
Con người trong tác phẩm văn chương - Vương Trung Hiếu
Chiều kích đặc biệt của con người trong nhạc Trịnh Công Sơn - Nguyễn Hoàn
Trợ giúp ! - Lý Đợi
Vai diễn & Số phận - Đặng Thân
Nguyễn Trãi (TK 15) và Nguyễn Bỉnh Khiêm (TK 16) có 30 bài thơ đồng tác giả ? - Nguyễn Văn Hoa
Cùng một tác giả