Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.217
123.207.057
 
Nhập lưu hậu hiện đại kì 5.
Inrasara

Bài thơ tiêu biểu 02.

 

Văn Cao mất, hàng trăm bài điếu Văn Cao xuất hiện, nhưng có lẽ có rất ít bài được người đời nhớ. Không phải nó không hay mà, bởi nó “nhảm”! Nhảm này có gốc gác từ mĩ học: chúng chìm khuất giữa bao “khóc” khác. Nếu tại đó có cái mới, chúng chỉ có mặt như thể vài nhấp nháy kì khu đầy toan tính của mánh khóe cũ. “Khóc Văn Cao” của Bùi Chát là biệt lệ. Biệt lệ vì nó đi ra khỏi quỹ đạo của lối thơ điếu như lâu nay chúng ta được biết.

 

khóc văn cao

 

anh văn ơi!

hu hu hu…

 

3/1978

--------------------------

biện giải:

không hiểu sao tôi phải khóc văn cao, vì bổn thân không dính dáng hoặc liên quan gì. cõ lẽ là hùa theo đám tiểu tử kên kên múa lửa lắc vòng, vo ve vãn hồi cương toả

 

chú [cháu]:

có thể thay văn cao bằng bất cứ ai cũng đều [khóc] hạp lí cả, vì bài thơ được xây dựng như một công thức, nếu ứng dụng vào sản xuất hàng loạt theo kiểu công nghệ thì càng tốt [những ai có ý định sở hữu công thức này xin liên hệ gấp qua trung gian lydoi cellphone: 0903.695.983 để biết thêm chi tiết, ưu tiên cho người đến trước. đặc biệt giảm giá từ 10–20% cho học sinh sinh viên khá giỏi có hoàn cảnh khó khăn, nếu là nữ-lại xinh đẹp thì 40% trở lên]

 

cuối cùng:

bài thơ này được viết vào năm 1978 như đã ghi ở cuối bài thơ. đây là cách mà các nhà thơ ‘nhớn’ ở ta gần đây hay dùng nhằm tăng tuổi đời cho tác phẩm mình [cũng có thể là một chiêu để tiếp thị đồ cổ?]. mốt này đang phát triển rầm rộ & trở thành một phong trào lớn mạnh trên các web chuyên đăng tải sáng tác hiện nay. riêng bài thơ ‘khóc văn cao’ thì đúng là được viết vào tháng 3 năm 1978, không phải tôi cố tình lừa dối độc giả & lừa dối mình… nhưng tôi biết rõ & tin chắc bài thơ này được sáng tác vào năm 78. dù lúc đó tôi chưa bị ra [đời] & văn cao thì chưa được chết.

 

thêm thắt:

bài này [quan trọng đấy, lời tiếp thị], nếu phải ra giá zip code cho bản in đầu tiên thì sẽ là 87/3 dollar. ở việt nam hay bất cứ đâu, đều có thể gọi cellphone(*); còn thằng nào có ý cướp bóc thì tốn thời gian dối trá cho việc lập kế hoạch và 1 tờ a4 để in ráng chịu đựng nhé.

 

lưu ý:

(*) nếu dùng hoa ngữ thì chỉ tiếp giọng bắc kinh hoặc quảng đông. [còn nam nguyệt(1) hay quảng ít thì miễn tiếp]

 

phụ tử:  

(1)bắc kinh thì phải nam nguyệt

tự dưng bại liệt thì cũng thế thôi

chưa kể những đứa ô-môi

vậy tôi với hắn(i) cùng chơi năm mười(ii).

 

tiếp tục:

(i)chỉ văn cao. cường dương bổ thận nhiên liệu hồn ma cà bông bí vàng khè …

(ii)là trốn tìm í mà. đứa nào thua sẽ bị lấp đít ở tận vườn mít thuộc biên hoà đồng nai để gọi là lai rai vậy

 

            è [còn nữa] ç

            (Bùi Chát, cai lon bo di, NXB Giấy vụn, Sài Gòn, 2004)

 

Hãy tưởng tượng trong đám tang một nhà “lớn” nọ (có thể thay Văn Cao bằng tên tuổi nào bất kì), nhiều người ghé vào than khóc. Ruột rà thì không nói rồi. Bà con lối xóm tối lửa tắt đèn nữa. Thêm: bạn bè chia ngọt xẻ bùi, cho qua. Cả kẻ khóc mướn, không vấn đề gì cả, xã hội nào cũng có và, nên có. Phiền nỗi là kẻ khóc giả. Họ khóc từ lúc bạn lớn còn nằm giường bệnh, có khi trước đó rất lâu, cả mươi, hai mươi năm sau khi nhà kia nằm mồ nữa. Hãy nghĩ đến các vụ văn thơ ăn theo báo tết được nhà văn ta cảm tác từ mùa hè năm ngoái! Tuần chay nào cũng có nước mắt, kịp thời vụ và, đúng bài. Anh “ra đi để một khoảng trống lớn trên văn đàn”, “không gì bù lấp được”, “niềm tiếc thương vô hạn”, “thơ văn anh sống mãi trong lòng người đọc”, vân vân… Khóc giả, họ biết thế, làng trên xóm dưới biết thế, nhưng phiền hơn cả là họ đòi hỏi người thiên hạ đóng triện công nhận họ khóc thiệt! Lâu nay, thiên hạ dễ tính, cứ thế mà tin làm. Họ thành kính lắng nghe (sự sợ hãi hay phép lịch sự lắng nghe?). Bất chợt, một tay ăn mặc nhếch nhác, mặt mũi tạm được, to lớn, lù lù thò mặt ra, khóc:

anh (…) ơi

hu… hu… hu…

Một sáng tác phẩm ngẫu hứng như thế thừa sức biến bao nhiêu bài điếu tang muôn thuở kia trở thành lố bịch! Đấy cũng là cách hạ bệ thơ, một loại thơ giả mạo cứ muốn làm bất tử.

Bài thơ đánh thức sự phản tỉnh nơi tâm thức người đọc, buộc kẻ viết nhìn ra sự giả của thể hiện tình cảm và cái nhảm của thơ ca lâu nay như nó từng. Bên cạnh, người đọc có thể tùy nghi sử dụng nó cho nhiều đối tượng khác, như là một phụ tùng thay thế: thay Văn Cao bằng Trịnh, Bùi hay Hoàng Cầm [sắp tới], vân vân… Không vấn đề gì cả!

Thêm phần “Chú thích” không chỉ để làm rõ nghĩa mà còn là một phần không thể tách rời của bài thơ, cũng là một thủ pháp hậu hiện đại.

 

 

 

Inrasara
Số lần đọc: 3663
Ngày đăng: 03.06.2008
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Nhập lưu hậu hiện đại kì 4. - Inrasara
Nhập lưu hậu hiện đại kì 3. - Inrasara
Nhập lưu hậu hiện đại kỳ 2 - Inrasara
Nhập lưu hậu hiện đại kì 1 - Inrasara
Bốn cứu cánh của đạo sĩ Bà-la-môn & thơ - Inrasara
Viết ngắn 08. Cách mạng nghệ thuật, nhìn từ hội họa - Inrasara
Viết ngắn 07.:Nhà thơ & cái tầm - Inrasara
Viết ngắn 06. Phê bình thơ - Inrasara
Viết ngắn 04. Sự bất toàn của tác phẩm - Inrasara
Viết ngắn 03. Tác giả thơ và bốn nhóm... máu - Inrasara
Cùng một tác giả
Hành trình Katê (dân tộc học)
Muộn (thơ)
Tạ ơn (thơ)
La cà tết kinh (tạp văn)