Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.214
123.207.228
 
Nhập lưu hậu hiện đại kì 7
Inrasara

Bài thơ tiêu biểu 04

 

Trần Wũ Khang

QUÀ TẶNG CỦA QUỶ SỨ

 

bọn thi sĩ làm thơ – tao khủng bố

lũ trai gái hôn hít nhau – tao khủng bố

thợ may vào xưởng, đám nhóc tan học – tao khủng bố

chúng đánh bạc – tao khủng bố

chúng tắm biển – tao khủng bố

chúng hoảng loạn, chúng bị thương, chúng chết

– tao khủng bố nhà thờ, nhà nước, khách sạn, chợ, nhà thương điên, tàu điện ngầm

nắng, mưa, gió, bão, tắc đường, đồng đôla sụt hay lên giá – tao khủng bố

cha cố giảng đạo, ca sĩ chạy sô, bọn cai trị đè đầu cưỡi cổ thiên hạ, đám tỉ phú vạch dự án làm tiền, bọn khố rách chết đói – tao khủng bố

 

chúng làm tình

chúng sinh con đẻ cháu

chúng nuôi nấng dạy dỗ nhau

chúng ca ngợi hay tố cáo nhau

chúng giả vờ hay thật lòng với nhau

chúng lo lắng cho SIDA cho lỗ đen cho cách mạng xanh cho cái chết trắng

tao khủng bố

 

không ai khủng bố – tao khủng bố

thây kệ đứa nào, nhóm đảng nào khủng bố hay không khủng bố – tao khủng bố

tao nhận tao khủng bố, dù là tao hay không phải tao khủng bố

chúng biểu tình lên án tao – tao khủng bố

 

nhân loại toàn cầu hoá hay quay lại hang ăn lông – tao cũng khủng bố

tao khủng bố dưới đất, trên mặt trăng, tận sao hoả, sao chổi, tao khủng bố mọi mọi sao sao chúng tìm ra triệu triệu năm nữa

kiếp này chết tao tiếp tục khủng bố hằng hà sa số kiếp sau

 

vui – tao khủng bố; buồn – tao khủng bố; không vui không buồn – tao khủng bố

tao ăn ngủ đụ đái với qua bằng cho khủng bố

chúng chế ra bom, tao mua – tao khủng bố

tao không mua được, tao tự làm lấy – tao khủng bố

 

KHỦNG BỐ là tên TAO

là việc làm của tao, sứ mạng của tao, tình yêu và thù hận của tao, trò chơi và cuộc chiến của tao, miền đất hứa của tao, hữu thể và hư vô của tao, niềm tin và đam mê của tao, thiên đường của tao…

tao khủng bố tao khủng bố tao khủng bố

khủng bố khủng bố khủng bố

 

 

t i ế n g n ó i

 

t i ế n g c h i m                                            t i ế n g h á t

 

t i ế n g h á t                                              t i ế n g c h i m

KHỦNG BỐ

t i ế n g k ê u c ứ u                                 t i ế n g v a n x i n

 

t i ế n g v a n x i n                                            t i ế n g k ê u c ứ u

 

t i ế n g k h ó c

 

TAO KHỦNG BỐ

TAO KHỦNG

TAO KHỦ

TAO K

TAO

TA

T

.

 

“Quà tặng của quỷ sứ", Đinh Linh dịch ra tiếng Anh: "Gift of the Devil". Bài thơ ngắn, nhưng từ "khủng bố" [terrorize, terrorism] lặp đi lặp 32 lần. Khi nhờ tôi gởi nó đăng Tienve.org, tác giả lưỡng lự trong xử lí đoạn áp chót. Tôi nói, bạn thử vận dụng nghệ thuật thơ tạo hình xem sao. Cả đoạn cuối nữa!. Trần Wũ Khang: à hén, Và bài thơ đã ra hình hài như nó hiện có.

 

Ở đó, khủng bố nổ tan xác âm thanh đẹp nhất của thiên nhiên và thế giới con người. Nó bất kể, bất cần và bất chấp. Nó là trung tâm. Nó là nó, chỉ có nó và, không ai khác. Tuyệt đối. Nó muốn và nó được! Nó - với tư tưởng, chủ nghĩa và hành động khủng bố của nó. Rồi khi mọi thứ đã tanh bành, nó còn lại mỗi mình nó. Như nó muốn.

 

Hãy chú ý từ TAO. Tao khinh thường, khinh bỉ, tao sẵn sàng chà đạp mọi sự chống lại tao. Tao hủy hoại tất cả kẻ cản trở đường tao đi. Hủy hoại cái loài người cho là đẹp (thơ ca), phá nát tương lai của chúng (học hành), triệt tiêu nhân loại và tiêu hủy luôn hành vi tạo ra nhân loại (làm tình). Để cuối cùng, trái đất còn mỗi nó: TAO KHỦNG BỐ viết hoa và viết đậm.

 

Còn mỗi TAO đơn độc rồi (T) trơ trơ, và dấu chấm đen thê thảm (.) rút cục không gì cả ( ): HƯ VÔ!

 

Đây không là trò chơi kĩ thuật. Vô ích, mấy thứ vớ vẩn đó.

“Dẫu thơ bị đóng cứng bởi đầu óc bảo thủ ngoan cố tới đâu, bị làm rách nát do kẻ nổi loạn phá phách cỡ nào; thơ có thay hình đổi dạng bao lần hay lang thang lạc bước đến những đâu chăng nữa, nó cũng phải trở về. Trở về nơi nó xuất phát: con người, ở ngôi nhà của nó: ngôn ngữ. Trong ngôi nhà đó, thơ mãi có mặt”. (Inrasara, Song thoại với cái mới, 2008).

 

Bài thơ đã đạt tối đa hiệu quả nghệ thuật, bằng vận dụng linh hoạt kĩ thuật thơ hình họa.

Thơ hình họa, bản thân nó không gì hơn trò nhí nhố, nếu nó không thể tạo nổi cho bài thơ hiệu quả nghệ thuật. Làm được như G.Apollinaire là chuyện không dễ. Ở Việt Nam, có lẽ Nguyễn Vỹ là nhà thơ đầu tiên thử nghiệm loại thơ này. Từ chối thủ pháp cũ (tượng trưng), bởi biết mình không thể làm hay hơn [và cũng không nên làm hay kiểu đó] “Il pleut dans mon coeur”, “Chanson de l’Automne”,… [ngoài bài “Sương rơi”], Nguyễn Vỹ quyết chơi thơ tạo hình, và ông đã thất bại – một thất bại không phải không đáng trân trọng.

 

Hậu hiện đại ra đời, thủ pháp này được mang ra xài lại, khá đắc. Trần Wũ Khang khá thành công với “Quà tặng của quỷ sứ”. Tôi cũng đã thử nó trong bài “Ở nơi ấy, nhà thơ”:

 

Tao không muốn mầy làm thơ tình buồn

Tao không muốn mầy làm thơ tình

Tao không muốn mầy làm thơ

Tao không muốn mầy làm

Tao không muốn

Tao không

Tao

T

 

Đơn giản mầy là phụ nữ đã có chồng, con, có gia đình

Đơn giản mầy là phụ nữ đã có chồng, con

Đơn giản mầy là phụ nữ đã có

Đơn giản mầy là phụ nữ

Là của cải là đồ chơi

Đơn giản

 

Mầy còn muốn gì nữa

Mầy đã có cuộc sống no đủ

Mầy đã có tao

            Đã có tao

            Có tao              

            Tao

            T

 

Chế độ nam quyền khuếch trương tối đa quyền lực, nơi đó chỉ có “tao muốn” và “tao không muốn”, ngoài ra không gì cả! Dù là muốn phi lí nhất, nhưng đó là cái muốn CỦA tao. Và khi tao đã muốn thì mầy (nữ, vợ) không thể/ không được quyền muốn; nếu có, là muốn theo tao muốn (chú ý thêm: “tam tòng” của Nho giáo hay tên vợ người “ăn theo” chồng ở phương Tây). Sự khẳng định uy quyền tuyệt đối đó tước dần qua từng dòng, từng câu bị ngắt như cắt từng chút sở hữu/ thuộc tính/ vũ khí của đối thể, để tồn đọng lại chủ thể ở cuối đoạn thứ nhất và đoạn thứ ba bài thơ: chỉ có riêng Tao và rồi mỗi (T) có mặt.

 

Chế độ phân biệt giới tính hất người nữ ra ngoài lề, coi họ như giới tính hạng hai (la deuxième sex). Người nữ không là gì hơn một phái sinh CỦA đàn ông, tài sản CỦA đàn ông, trò chơi CỦA đàn ông. Một tạo hình như thế - xin nhắc lại: không là trò chơi chữ - tạo hiệu ứng trong chính bản thân “hình thức” bài thơ. Nó thể hiện một “cắt dần”, thu hẹp dần vai trò của người nữ trong gia đình, “khẳng định” lại vị thế của người nam, trong nền văn hóa đối xử phân biệt giới tính tệ hại.

 

Hậu hiện đại quyết phá tan và đánh sập tinh thần đó. Không phải bởi nữ giới quan trọng hơn nam giới, càng không phải lật đổ chế độ phụ hệ để đưa mẫu hệ lên ngôi, mà là giải trung tâm: bình đẳng giới trong một xã hội công bằng.

 

 

Inrasara
Số lần đọc: 3583
Ngày đăng: 16.06.2008
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
TRẦN ĐĂNG KHOA: Nói với con gà mái - Đợi mưa - Đối thoại cùng Chân dung! - Lê Xuân Quang
Nhà phê bình, người là ai ? - Bùi Công Thuấn
Thử phác họa về văn học Trung Quốc thế kỷ 21 - Trần Hiểu Minh
Những nỗi tương tư của Thuý Kiều - Nguyễn Hoàn
Nhập lưu hậu hiện đại kì 6. - Inrasara
Sáng tạo cái mới trong nhãn quan các nhà lý luận văn chương Việt Nam hải ngoại - Phạm Quang Trung
Như thể một phương tiện thiện xảo(*) - Inrasara
Trình diễn thơ trong Festival Huế - Nguyễn Khắc Phê
Nhập lưu hậu hiện đại kì 5. - Inrasara
Nhập lưu hậu hiện đại kì 4. - Inrasara
Cùng một tác giả
Hành trình Katê (dân tộc học)
Muộn (thơ)
Tạ ơn (thơ)
La cà tết kinh (tạp văn)