Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.147
123.225.910
 
Gặp lại cánh đồng..
Nguyễn Hoài Nhật,

Gửi chị T

 

Tôi gặp chị vào một ngày chẳng có gì đặc biệt, ở một chốn bình thường của thành phố nhỏ này. Nói như thế bởi tôi có dự định gặp chị và mời chị đi chỗ này, trò chuyện cùng chị ở nơi kia! Nhưng có lẽ đối với chị, chị không quan tâm lắm theo ý định tôi nghĩ. Gặp chị ở một quán nhỏ thật bình thường nhưng đó là một kỷ niệm sâu sắc đầu tiên của tôi dành cho một người vốn "nổi tiếng" ở chốn văn chương như chị, một người không kiểu cách, cầu kì mà dung dị bình thường, nhanh nhẹn, sắc sảo.

 

Thật sự, tôi có ý định gặp chị từ lâu rồi. Lần đầu là từ cái ngày mà chị được hạnh phúc, "bay bổng" với "ngọn đèn" cứ "cháy hoài, cháy hoài" của nơi tận cùng mũi đất này. Và lần thứ hai là chị "loay hoay" như bị "đè nặng" với một "sự cố" mang đậm tính "chân quê" mà chị đã "đánh" vào sự "nhạy cảm" của cuộc sống, của cuộc đời (?!).

 

Tôi không muốn khơi lại cái "vết thương dịu lành" ấy - tôi cho là như thế! Gặp chị, tôi bỗng cảm thấy thương thương, tủi tủi về số phận của những "con người" mà chị đã nghĩ và nói. Nhắc lại "cánh đồng", ai ai cũng nhìn vào chị, người nghĩ thế này, người nói thế kia. Còn tôi, tôi lại muốn tận mắt gặp chị, đối diện với chị như thế này đây để "an ủi" (lúc đó) và "chuyện trò" (lúc này) về cái điều người xưa đã nói: "Văn chương vô mệnh...".

 

Tôi đã đọc nhiều tác phẩm của chị, tôi cho rằng chị đã thật sự thành công trên "bước đường" văn chương của mình, chị đã hiểu cái mọi người cần và chị đã "khắc vào" một lời nói bình dị, đậm chất "quê" ở một nơi không cần sự kiểu cách, hào nhoáng bên ngoài.

Trong lúc trò chuyện, tôi hỏi chị: "Chân không(*) là sao hả chị T?, "Có phải là một người mà bàn chân của họ không mang giày dép hay là một trạng thái lơ lửng không trọng lượng, không bám víu được vào đâu?". Chị cười và nói: "Ai nghĩ sao thì nghĩ hà, tùy ở mọi người, cảm nhận ở mỗi người là khác nhau, mình không nên bắt người khác phải hiểu như thế này hay như thế kia cho được!"

 

Nếu có "lụy phần" thì cũng chẳng sao nhé chị T! Có đôi lúc, tôi thấy chị thường im lặng trong khi đang say sưa về một vấn đề nào đó, chị bỗng nhìn về một hướng khác như đang suy nghĩ một điều gì mà tôi chẳng đoán ra. Tôi cho đó là thói quen của chị. Tôi thấy chị tinh tế mà dễ dãi, sâu sắc mà bình dị, chị không dấu diếm người khác về điều gì khi người khác hỏi. Tôi nghĩ, chị chỉ làm điều đó khi chị đã đặt niềm tin vào ai đó theo cảm nhận của riêng chị, chị không có gì để "đề phòng" cho mình cả (!?). Còn tôi, tôi hơi bị "bất ngờ" và hơi "sợ" mỗi lần chị quay sang hướng khác như nhìn về một phía xa xôi nào đó hay là chị bỗng thay đổi một cách nói, một chủ đề nào đó.

 

Nói gì thì nói chứ gặp chị như vậy là tốt rồi. Tôi biết chị không có thời gian nhiều cho một cuộc trò chuyện "đến cùng" của một vấn đề nào đó. Vậy thì tôi xin được hẹn chị thêm nữa để những "mùa vàng" của cánh đồng hiện ra, để tình cảm của tôi cũng như mọi người từ lâu đã dành cho chị  được trọn vẹn! Cuộc sống vẫn hành trình về phía tương lai. Tôi định hỏi chị dịp nào mình trò chuyện với nhau nữa và cũng quên để cho chị thấy cuốn tạp văn của chị mang tựa đề "Ngày mai của những ngày mai"(**) mà tôi cầm trên tay từ khi trò chuyện với chị...

 

Cần Thơ, tháng 6/2008

 

(*) Lời tựa của Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư trong cuốn Tạp văn Ngày mai của những ngày mai (NXB Phụ Nữ).

(**) Tựa đề cuốn Tạp văn của Nguyễn Ngọc Tư.

 

 

Nguyễn Hoài Nhật,
Số lần đọc: 2070
Ngày đăng: 19.06.2008
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Qủa bóng tròn nên lăn bất định... : Ý , Pháp - Sắp ’’Đi’’ Rồi! - Lê Xuân Quang
Bùi Giáng - ngắm trăng sau độ mưa nguồn - Trần Ngọc Tuấn
Lã Bất Vi thời hiện đại - Trần Huy Thuận
Những miền qua…1. Hoài niệm xứ Đoài - Nguyễn Thị Hậu
Một ngày đàng… - Nguyễn Thị Hậu
Không thể không viết cùng Võ Đắc Danh - Nguyễn Đức Thiện
Mộng ngoài cửa lớp ! - Vũ Trà My
Vũ Hữu Định- còn một chút gì để nhớ , để quên - Trần Ngọc Tuấn
Núi Ba Tiên - Nguyên Bình
XUÂN SÁCH - Một Nhân cách lớn, Một Nhà Thơ lớn - Đã ra đi! - Lê Xuân Quang
Cùng một tác giả