Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.094
123.232.320
 
Sa mạc người
Trần Đại Nhật

Năm ấy, tôi vừa tròn mười tám tuổi. Đối với nhiều đứa bạn cùng lứa, tuổi mười tám là lớp tuổi đẹp nhất đời người. Chúng nó được cha mẹ lo cho ăn học đầy đủ, xe cộ, áo quần lúc nào cũng tươm tất. Và trong túi ít khi nào thiếu tiền.

 

Đó cũng là cái tuổi mà bọn con gái luôn luôn quan tâm đến nhan sắc mình, bắt đầu rạo rực vì ánh nhìn khác lạ của bọn con trai.

 

Nhưng đối với tôi, tuổi mười tám đã đánh dấu một kỳ gian khổ nhất trong cuộc sống. Tôi phải rời xa gia đình, xa rời những chị em, người mẹ, người bà thân yêu của tôi. Tôi không thể ở lại miền quê nơi mình đã được sinh ra, dù cũng chẳng sung sướng gì, để được tiếp tục đi học.

 

Những người mang thân phận hai dòng máu Hàn – Việt như tôi, nếu muốn học vào đại học, sẽ gặp muôn vàn khó khăn. Mẹ tôi nghèo, lấy đâu có một món tiền lớn để lo cho tôi vào những ngôi trường chỉ dành cho những người giàu có, quyền thế. Gia đình tôi cũng không phải là gia đình “có công với cách mạng” hoặc có lý lịch “trong sạch” như những người khác. Chỉ càn một lời phê, một dòng chữ xác nhận mập mờ của địa phương, con đường học vấn của tôi coi như chấm dứt, thôi thì đành chọn một cái nghề nào đó làm “cu li” kiếm sống cho xong!

Đó cũng là lý do chính để tôi phải khăn gói lên đường vào Sài Gòn - một mảnh đất luôn luôn hào hiệp đón người tứ xứ, với hy vọng rất mong manh là mình sẽ tìm ra con đường để vừa làm, vừa học.

 

*

 

Đêm đầu tiên tôi phải ngủ lại ở sân ga xe lửa, vì chuyến tàu từ miền Trung vào khá trễ. Từng đoàn người lếch thếch với tay xách nách mang theo những vật dụng lủ khủ - chăn mền chiếu gối, nồi niêu xoong chảo … , những đứa trẻ ốm yếu, gầy nhom với tiếng la khóc, gọi nhau ơi ới. Sân ga như một bãi chợ trời và Sài gòn lúc ấy bỗng trở thành một bãi rác khổng lồ, dung chứa đủ hạng người từ miền Bắc, miền Trung đổ vào kiếm sống.

 

Tôi mướn một chiếc chiếu nhỏ với cái giá cắt cổ của một tay đầu nậu nào đó, trải lên một xó xỉnh trong nhà ga, nơi đã được giành chỗ để cho thuê. Chung quanh tôi, từng hàng chiếu trải dài sắp lớp được những người thuê ngủ nằm ngồi ngổn ngang. Có người nằm xuống co quắp lại một lát đã ngáy kho kho vì mệt. Có người ngồi bó gối chong đôi mắt lơ láo nhìn thiên hạ, không ngủ được vì sợ mất hành lý. Có người đứng lên ngồi xuống vì chờ đợi một người nào đó chưa thấy đến. Tất cả những cử chỉ, hành động, ngôn ngữ của con người bỗng chốc đều thể hiện ở nhà ga. Họ chờ đợi để đi lên những con tàu vô định. Tôi chợt nhớ tới hai câu thơ của một thi sĩ có lẽ đang rong chơi trong cuộc đời này:

 

“ Một đời lận đận, đong rồi đếm

Gối mỏi chồn chân, đứng lại ngồi”.

Bùi Giáng

 

Tôi tưởng tượng giờ này nhà thơ ấy cũng còn lang thang trên những con đường vắng trong  thành phố, miệng đang đọc lảm nhảm những câu thơ nói về thân phận chuồn chuồn, châu chấu mà không ai hiểu nổi.

 

Tôi đang mơ màng bỗng giật mình vì có ai đang vỗ nhẹ vào vai tôi. Một cô gái, không, có lẽ là một người đàn bà hơn tôi vài tuổi, có gương mặt dễ nhìn, mái tóc quăn, làn da trắng nhìn tôi cười cười nói:

- Nãy giờ chị đã để ý em nên mới tới làm quen. Em từ miền Trung vào Sài Gòn tìm việc làm phải không? Chị cũng là dân miền Trung vào đây lập nghiệp đã lâu nên rất thương dân ngoài mình. Ở ngoài đây phức tạp quá, chị muốn mời em về nhà chị. Nhà chị ở cũng gần đây …

Mẹ tôi trước lúc tiễn tôi ra đi có dặn, con ra đường phải cẩn thận, đừng tin người lạ. Dân trong ấy là dân tứ xứ, sống bằng nghề lừa đảo. Người tốt hiếm lắm.

 

Nghe mẹ tôi nói vậy nhưng tôi nghĩ mình là con trai, tài sản có mấy bộ quần áo và một ít tiền, đâu có gì để sợ bị người ta lường gạt. Biết đâu, đây là một người tốt có thể giúp mình ở nơi xứ lạ.

 

Tôi trả chiếu, xách cái túi vải theo người đàn bà, đi loanh quanh vào những con hẻm nhỏ gần nhà ga, về căn gác trọ. Người đàn bà nói tên chị là Xuyến, vì bị người dượng ghẻ muốn làm hại nên chị phải bỏ vào Nam kiếm sống khi mới mười lăm tuổi. Gần mười lăm năm rồi, đời chị biết bao thăng trầm, nhưng bây giờ, chị đã trụ lại được trên mảnh đất này. Đôi khi nhớ quê nhưng chị không muốn về vì còn sợ người dượng ghẻ.

 

Căn gác của chị Xuyến ở trọ là một căn gác nhỏ, lối đi lên có cầu thang riêng đặt bên ngoài, trên gác đặt một cái tủ đựng quần áo, một tấm nệm nhỏ trải trên sàn, một bộ bàn ghế với ly, tách; mấy sô nước, chỗ nấu ăn với cái bếp dầu và mấy cái soong, nồi. Gác có buồng tắm, chỗ vệ sinh riêng ở bên cạnh. Chị Xuyến cho đây là chỗ ở lý tưởng của những người độc thân như chị.

Đêm về khuya trời trở lạnh. Tôi không muốn làm ồn chung quanh nên nói chuyện với chị Xuyến rất ít. Không tiện hỏi chị đang kiếm sống bằng nghề gì, tại sao chị lại tốt với tôi, kêu tôi về nhà để mai mối giới thiệu cho tôi làm phụ hồ, tương lai tôi sẽ trả tiền trọ ra sao v.v… Tôi cảm thấy mệt và buồn ngủ nhưng chưa biết phải ngủ đâu.

 

Chị Xuyến biểu, em cởi đồ dài, mặc đồ ngắn ngủ cho dễ, cứ nằm phía trong tấm nệm, đừng lo cho chị. Chị vào phòng vệ sinh thay đồ ngủ thật mỏng, xong tắt ngọn đèn nhỏ, đặt mình nằm xuống cạnh tôi. Tôi nằm im không dám cục cựa vì sợ đụng vào người chị. Nhưng cơ thể trắng trẻo lồ lộ trong bộ đồ vải mỏng trước lúc tắt điện đã ám ảnh đầu óc con trai mới lớn của tôi. Với dòng máu lai Hàn - Việt, hình như vấn đề tình dục của tôi rất mạnh. Chỉ cần huơ tay sang là tôi đã ôm gọn cơ thể của người đàn bà vào lòng mình. Nhưng tôi không dám. Sợ chị la lên và tống tôi ra đường. Tôi nằm im ru và giả bộ ngáy, làm như mình đã ngủ. Có lẽ, đây là giây phút khốn khổ nhất của tôi.

 

“Thằng bé này chưa mần ăn gì đã ngủ sớm quá! Đúng là dân ở quê mới vào …”. Chị Xuyến nói lầm bầm trong miệng, giả vờ ngái ngủ gác chân sang người tôi, phà vào tai tôi những hơi thở nóng hổi như người ta thụt bể lò rèn.

 

Tim tôi đập thình thịch như tiếng trống xung trận, nhưng vẫn cố nằm im để xem thử người đàn bà này làm gì.

 

Chị xuyến lấy chân co lên co xuống trên người tôi, cho đến khi tôi bắt đầu cương cứng. Cảm giác này thật kỳ lạ, mạnh mẽ hơn cái cảm giác có lần tôi nhìn trộm một cô gái tắm khỏa thân. Nó lâng lâng, ngàn ngạt đôi lúc làm tôi phải rướn người lên, duỗi thẳng chân. Đồng thời tôi vẫn cảm giác thấy sợ hãi một điều gì đó mà mình chưa biết. Bàn tay nóng hổi của người đàn bà tiếp tục ve vuốt, đưa sâu vào trong quần lót của tôi, bóp nhè nhẹ. Chỗ ấy nóng như lửa, tôi nghĩ nó sẽ bốc cháy cả hai cơ thể của tôi và người đàn bà.

 

Ve vuốt, sờ mó một chặp người đàn bà dụi đầu vào bụng tôi, dùng tay hấp tấp kéo tuột chiếc quần đùi của tôi xuống và bắt đầu lấy lưỡi rà chung quanh và bú chùn chụt như một em bé nút vú mẹ. Tôi rên lên ư ử. người đàn bà vừa thuở hổn hển cũng vừa “a a” trong miệng như tiếng gầm của con mèo cái trong thời động dục.

 

Khi người đàn bà ngồi lên trên người tôi, hoà quyện thân xác tôi vào người chị, vừa sung sướng vừa đau đớn, vỡ òa trong người tôi khiến tôi kéo chặt cơ thể của người đàn bà áp sát vào ngực, vòng tay siết mạnh vào tấm lưng trần đầy mồ hôi nhuễ nhoại và tan vào hư không.

 

*

Sau cái đêm ấy, tôi bị quăng ra đường, tiền bạc bị lột sạch, không còn một xu dính túi. Người đàn bà ấy đã dạy tôi bài học đầu tiên làm tôi không thể nào quên, là: Không có lòng tốt nào miễn phí. Sài Gòn là nơi mua bán mọi thứ.

 

Nếu là con gái, bị lừa như tôi, cuộc đời có lẽ đã sa chân vào chỗ xấu nhất. Nhưng là đàn ông, có lẽ tôi bị tổn thương về tinh thần nhiều hơn về thể xác.

 

Những ngày sau đó, tôi cố gắng tìm đến những địa chỉ quen biết với mẹ tôi để nhờ họ giúp đỡ xin cho một việc làm.

 

Đa số những gia đình tôi gặp đều nhìn tôi lắc đầu. Họ tìm một lý do chính đáng nào đó để tống tôi ra cửa. Thời buổi kinh tế khó khăn, có ngu mới đi rước thêm cục nợ vào nhà.

 

Nhưng trong cái rủi luôn có cái may. Tôi gặp được anh Tôn đang cần công phụ hồ. Anh Tôn nói, nhà anh rộng, ít người, em có thể ở đây đi làm. Thời gian đầu, tôi có thể giúp đỡ em ứng tiền để lo cơm nước. Lúc mới làm hơi mệt, làm riết em sẽ quen. Vạn sự khở đầu nan, cố gắng lên, em nhé!

 

Tôi cố gắng hết sức theo anh Tôn đi phụ hồ. Công việc khá nặng nhọc. Phải đưa gạch, mang từng xô hồ chạy từ chỗ này sang chỗ khác theo tiếng gọi gắt gỏng của những người thợ xây. Ngày đầu tiên, tối về cơ thể mỏi nhừ, từng khớp xương rã rời như rớt ra từng khúc. Ngày thứ hai, ngày thứ ba … tôi ngủ không biết trời trăng mây nước sau khi về phòng đặt lưng nằm xuống, tôi tưởng mình sắp bỏ cuộc vì không chịu đựng nổi công việc khá vất vả của kiếp phụ hồ.

 

Anh Tôn khuyên tôi uống chút rượu với anh em vào mỗi buổi tối để giải mỏi cơ thể. Bên ly rượu khề khà với nhau, anh em luôn than vãn cảnh đời cơ cực của người thợ hồ, nhưng biết làm sao được khi “ cát sỏi” đã biến thành “cõi sát” – một nơi bóc lột sức lao động của con người trong tận cùng xương tủy.

 

Nhờ công việc phụ hồ, tôi mới hiểu vì sao đa số những người lao động chân tay đã biến thành bợm nhậu. Họ dùng rượu, ban đầu để cơ thể đỡ mỏi mệt, sau thành thói quen, dùng rượu để quên mình, chửi đời cho sướng.

 

Sống trong những ngôi biệt thự tráng lệ, đi qua những toà nhà cao ngất, bạn có bao giờ nhớ đến những người thợ xây?

 

Tôi thường nhớ đến lời của một người Pháp nào đó ghi trong phòng vệ sinh công cộng ở Paris, được một triết gia Việt Nam là Phạm Công Thiện trích lại:

 

“Người nào đã xây dựng phòng vệ sinh này còn có công lớn hơn tổng Thống De Gaul xây dựng nước Pháp!”

 

Làm việc một thời gian, để dành được một món tiền kha khá, tôi nghĩ đến việc học.

 

Mẹ tôi báo tin có một trường vừa học vừa làm mới mở dành cho con lai Hàn Quốc của một vị mục sư từ bên Hàn Quốc qua làm công tác nhân đạo, con nên ghi tên vào học để có được một cái nghề độ thân. Tôi bàn với anh Tôn, anh nói, em có thể vừa học,vừa làm.

 

Tôi ghi tên học tiếng Hàn Quốc để biết ngôn ngữ của bố tôi, một người cha Hàn Quốc mà tôi chưa hề gặp mặt. Mẹ tôi kể cha tôi là một hạ sĩ quan, bộ phận C.I.C trong trung đoàn 28, thuộc sư đoàn Bạch Mã ở đèo Bánh Ít – Ninh Hòa. Trung đoàn 28 của Ba, đóng quân tại hòn Giẽ ở thôn Phú Lạc, dưới chân đèo cả, thuộc địa phận Tỉnh Phú Yên.

 

Thời ấy, mẹ tôi thường đi ra đi vào Trung đoàn để mua bán đồ hộp của những người lính chuồn ra bán. Ba tôi thấy mẹ giỏi và hiền lành, nên theo về nhà xin phép ông bà ngoại để được cưới mẹ. Nhưng ông ngoại tôi lo xa cho phận gái của mẹ, ông gọi mẹ vào nói: “Con gái thương đâu thì cha gả, nhưng thằng Kim là Lính Nam Triều Tiên, nó đến Việt Nam tham gia cuộc chiến, là làm theo mệnh lệnh của Bộ Tư Lệnh Nam Triều Tiên. Mãn lính, thì nó trở về tổ quốc nó, còn con gái của cha ở lại với cái cảnh không chồng mà có con, lúc đó cha không thể không nhìn con gái của cha trong nước mắt. Nhưng cha nói là vậy, còn phần con: Con thương ai, thì hãy tìm hiểu kỹ lưỡng về gia cảnh, rồi hãy quyết định v.v…

 

Mặc dù lời căn dặn của ông ngoại luôn in sâu trong đầu của mẹ, nhưng ba tôi thì cứ luôn theo đuổi và tìm mọi cách thuyết phục ông bà ngoại tôi. Nhiều lần, ba đã đi bằng hai đầu gối từ ngoài sân đi vào trong nhà, để xin ông ngoại chấp nhận cho ba được cưới mẹ. Qua cử chỉ và hành động của ba, ông ngoại đành phải cho phép ba mẹ được cưới nhau.

 

Ngày cưới của mẹ, có ngài trung đoàn trưởng đại diện họ nhà trai đứng ra làm chủ hôn , và một vài người lính cùng chung trung đoàn của ba đến dự. Lễ cưới đang tổ chức, thì có một chiếc xe Jeep đến báo tin có việt Cộng, nên họ khẩn cấp đưa ba tôi và ngài trung đoàn trưởng lên xe chạy về lại trung đoàn. Tuy rằng đám cưới tổ chức dở dang, nhưng ông ngoại vẫn chấp nhận cho ba mẹ được thành vợ chồng. Ba mẹ sống với nhau sinh được hai con gái và một con trai. Mẹ kể: Lúc đó ba mẹ sống với nhau rất hạnh phúc. Nhưng mãn nhiệm kỳ làm việc, bố tôi trở về Hàn Quốc, từ đó mất liên lạc với nhau …

 

Cùng trường học với tôi chỉ có một phần ba là con lai Hàn Quốc, số còn lại là học sinh người Việt. Những học sinh lai Hàn - Việt có gương mặt rất dễ nhận ra. Đa số đều có mắt một mí, nói giọng miền Trung, ánh mắt, cử chỉ có vẻ sợ sệt khi nói chuyện với người lạ. Họ trông có vẻ quê mùa, cục mịch hơn những người sống ở thành phố, được gia đình thả vào Sài gòn đi học, với hy vọng một ngày nào đó sẽ được bảo lãnh về Hàn Quốc, đoàn tụ với gia đình …

 

Nhưng với mức sống và nhu cầu khá cao ở một đô thị đầy bon chen như Sài Gòn lúc ấy, số tiền tài trợ ăn học cho mỗi người lại rất thấp, chỉ có 80.000 đồng. Trong khi mức chi phí gói ghém ở thời điểm đó là 200.000 đồng cho một người, kể cả phòng trọ thuê ở chung gồm bốn người một phòng. Dần dần, một số cô gái lai không chịu nổi phải bỏ học, đi làm mướn kiếm cơm, có cô phải làm kiếp đứng đường mới sống nổi qua ngày.

 

Đêm ấy, tôi đạp chiếc xe đạp cà tàng để đi về phòng trọ. Đạp giữa dòng người ngổn ngang xe cộ sao lòng tôi cảm thấy quá buồn. Tôi nhớ đến tuổi thơ cực khổ của tôi: Cắt cỏ, chăn bò, thả heo nọc … Tôi nhớ đến gương mặt già nua, khắc khổ của bà ngoại, của mẹ tôi. Tôi nhớ đến từng gương mặt thân yêu của chị, của em tôi …

 

Tôi rẽ vào con đường vắng, chầm chậm đạp dưới những bóng cây sao, cây dầu cao ngất ngưỡng. Bỗng từ một gốc cây, xuất hiện một cô gái mặc bộ đồ học sinh bước ra lề đường vẫy gọi:

- Đi không, anh hai?

- Đi đâu? – Tôi dừng xe bên đường, nhìn cô gái hỏi.

- Anh biết rồi mà còn hỏi. Bữa nay đói bụng quá, em lấy giá rẻ cho anh. – cô gái nhìn tôi nhoẻn miệng cười.

- Bao nhiêu một dù?

Cô gái phân vân một lúc mới nói:

- Em chỉ lấy đúng giá hai dĩa cơm, hai chục.

 

Tôi quan sát cô gái. Tướng ốm yếu, tóc dài, quần xanh áo trắng; một gương mặt tôi nhớ hình như đã gặp ở đâu. Tôi hỏi:

- Sao phải hai dĩa? Một dĩa cơm, được không?

- Tội em mà anh hai! Một dĩa cho em, một dĩa cho đứa em của em cũng đang đói ở nhà.

- Thiệt không, lên đi!

 

Khi cô gái đã ngồi phía sau yên xe, tôi vừa đạp chầm chậm vừa suy nghĩ mình đã gặp cô gái ở đâu.

- Em học ở đâu? Sao phải đi làm vầy?

Im lặng một lúc, rồi có tiếng cô gái trả lời.

-Nói chi anh hai! Nẫu đói mới làm vầy…

 

Tôi bỗng la lên:

- À! Tôi nhớ rồi! Cô là học sinh nội trú trường dạy nghề nhân đạo phải không? Con lai hả?

Không có tiếng trả lời. Tôi dừng lại, không nói không rằng, móc túi cho cô gái mấy tờ giấy bạc rồi đạp xe bỏ đi. Phía sau lưng tôi, có tiếng gọi ơi ới:

- Cảm ơn … anh hai …!

Tôi đạp xe vào dòng người, cảm thấy mình như đang đi trong sa mạc.

Trần Đại Nhật
Số lần đọc: 2122
Ngày đăng: 27.06.2008
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Tỉnh Giấc - Trần Đức Tiến
Gà nhập - Nguyễn Đình Bổn
Cô gái trong đêm chung kết hoa hậu - Phạm Thanh Phúc
Tảng sáng mờ sương - Trương Đạm Thủy
Cây hậu sự - Quý Thể
Kỳ Nhân - Văn Chấn Ngọc
Bên nấm mồ thi nhân - Phạm Ngọc Hiền
Trái phá - Trần Lệ Thường
Vòng trắng - Nguyễn Lệ Uyên
Người Đàn Bà Bên Bông Hồng xanh - Minh Thuỳ
Cùng một tác giả
Bối cảnh (truyện ngắn)
Đêm bãi gió (truyện ngắn)
Sa mạc người (truyện ngắn)
Thời chiến (truyện ngắn)