Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.166
123.224.181
 
Khi miếng bánh sắp được ’’cắt - chia’’?
Lê Xuân Quang

Trên trang Web vietnam.net ngày 25/6/2008 - đưa một tin làm tôi suy nghĩ:

’’380 tỷ đồng cho khoa học và công nghệ năm 2008.

08:24' 25/06/2008 (GMT+7)

Thủ tướng Chính phủ vừa quyết định phân bổ 380,52 tỷ đồng kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ năm 2008 cho các Bộ, cơ quan Trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ đã được cấp có thẩm quyền giao’’.

 

Tôi vội nhẩm tính nhanh: Với thời gía hiện nay: Tỉ gía USD trên thị trường (tạm lấy tròn) 1 - USD ăn 18.000 VNĐ, tính ra kinh phí KH - CN cho gần 30 bộ chủ quản, ngần ấy các ban, ngành cơ quan TƯ, 5 thanh phố trực thuộc TƯ trong cả năm của đất nước có gần 90 triệu dân - mới có hơn 21 triệu USD (hơn 13 triệu EU).  Nếu chia nhỏ ra, số tiền dùng cho nghiên cứu Khoa học - Công nghệ, qúa it. Nhớ lại những cuộc thi ROBOTCON hàng năm, các em sinh viên của hầu hết các trường Đại học, các đội thi, khi giành giải, được phỏng vấn, đều nói rằng tự bỏ tiền túi (...), ra chợ trời, vào bãi rác... nhặt nhạnh từng chi tiết phế thải về lắp ráp Robot để đi thi.

 

Cũng chính trên trang Web VNN, tôi đã đọc được các bài viết về dự án làm bộ phim đề tài Lý Công Uẩn - vị vua đã khai sinh ra kinh đô Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội để phục vụ ngày lễ 1000 năm thành lập thủ đô vào tháng 10 năm 2010. Dự toán ban đầu của Phim - 200 tỉ. Theo thông lệ của VN ta: Quyết toán công trình  thường vượt dự toán ít nhất 20%) -  nghĩa là số tiền làm phim chiếm hơn một nửa so với tổng kinh phí cho nghiên cứu Khoa học - Công nghệ trong một năm của cả nước.

 

Tiền làm phim qúa lớn đã là một vấn đề, nhưng từ nhiều tháng qua,  dư luận của xã hội về những chuyện ’’bên lề’’, những ý kiến của các chuyên gia và nhất là của ngay ê kíp làm phim của Hãng phim - mới thật đáng chú ý bởi cách khoán trắng của ’’Ông chủ... quản’’ - Thủ đô - khiến dư luận ngỡ ngàng. Tiền đó thực tế rút ra từ ngân sách - nghĩa là của Dân - chứ ông chủ nào dám rút túi dù là túi của (ngân sách) địa phương, đừng nói túi của riêng ông chủ. Có vị nào dám đưa ra hàng triệu USD để làm cái việc có ’’mùi vị... hao hao’’... cách tiêu tiền của ’’Công tử Bạc Liêu’’ - xưa, kia?

 

Vinh danh để nhớ ơn tổ tiên thì hay rồi! Nhưng dân đang đứng trước cơn biến động gía cả sinh hoạt, kéo theo những bất cập trong thời điểm kinh tế suy sụp như thế này, vung ra 200 tỉ  có đúng lúc, có nên, có cần - không? Nếu có vong linh, nếu linh thiêng, Hoàng đế Lý Thái Tổ biết được cháu chắt mình làm như thế này, Ngài cũng không đồng tình. Bởi vì: Lễ kỉ niệm 1000 năm Thăng long có phim chiếu hay không - Chắc chắn - dứt khoát không vì thế mà lễ hội giảm hay tăng niềm vui, nỗi buồn đối với người dận Việt!

 

Bảo là làm phim để thu lại, hoàn vốn cho người đầu tư?  Bằng rất nhiều lần, nhiều năm: Ngành ĐAVN đã ’’tự’’ chứng minh: Đa số phim của mình sản xuất ra, đem chiếu không thu hồi được vốn, không có lãi.

 

Lại nữa: Bộ phim dù đã có 2 đạo diễn - giờ lại sắp có thêm ông gíam đốc hãng phim rấp ranh nhẩy vào nữa -  thành 3! Khi hoàn thành, dù có 3 đạo diễn, nếu đem trình chiếu trên hệ thống rạp của 64 tỉnh thành phố, liệu có thể thể thu được bao nhiêu phần trăm vốn bỏ ra?

 

Nếu hủy bỏ dự án làm phim nhựa đang triển khai, đem 200 tỉ làm nhiều việc vinh danh Ngài Lý Công Uẩn theo cách khác có lẽ hiệu qủa hơn. Tất nhiên phải có phim mà không nhất thiết chỉ làm một phim nhựa, trong khi với số tiền bằng 10% có thể làm được nhiều phim truyền hình để cả nước được thưởng thức ... Cũng không nhất thiết chỉ có Hãng phim Truyện VN độc quyền làm phim. Nên khuyến khích các hãng phim khác - kể cả tư nhân - cùng ’’cạnh tranh - công bằng - lành mạnh’’ để trong ’’bó đũa chọn ra những cột cờ’’ nhằm quảng bá rộng rãi, chắc chắn sẽ hơn hẳn cách đang tiến hành... Đây là dự án mà theo báo chí gọi mỉa mai: ’’Miếng bánh’’ ngầm ý nói: Bánh thì phải ’’chia nhau’’ ăn, nếu không - bánh sẽ... thiu rồi chuột bọ sẽ sâu xé!

 

Với những dữ kiện nêu trên đây, theo tôi: Cần chấm dứt thực hiện dự án làm phim Lý Công Uẩn loại hình phim nhựa, màn ảnh lớn như dự án đang triển khai. Nên làm như sau: 

 

1 - Dùng một nửa số tiền (khoảng 100 tỉ), đầu tư, nâng cấp khu di tích lịch sử: Kinh dô Trường Yên, Ninh Bình - nơi mấy triều đại đóng đô ở đây. Nơí Lý Công Uẩn xuất phát để về Thăng Long. Việc xây dựng, nâng cấp bậy giờ, ngoài dùng làm cảnh trí cho phim LCU, tạo ra điểm hút khách du lịch, sau này dùng làm phim trường để thực hiện những bộ phim đề tài lịch sử khác...

 

2 - Nâng cấp, tôn tạo chùa Dận - nơi Lý Công Uẩn được nhà Phật cưu mang lúc ấu thơ. Chùa Dận (hiện vẫn còn) sẽ cùng các chùa chiền miếu mạo, Lăng Lý Bát Đề ở làng Đình Bảng, tạo ra quần thể kiến trúc tâm linh cũng để cho du khách chiêm ngưỡng, con dân đất Việt nhớ tổ tiên đến cúng lễ và... cũng lại để làm cảnh quan khi dựng những bộ phim đè tài lịch sử...(khoảng 30 tỉ).

 

3 - Dành 30 tỉ tổ chức thi sáng tác văn học - nghệ thuật về đề tài Vương triều Lý - Trần. Trong các sáng tác văn học đó - loại hình tiểu thuyết chứ không phải sáng tác riêng kịch bản điện ảnh. Tác phẩm hay, đem xuất bản để người đọc thưởng thức, tham gia bình chọn. Tác phẩm nào gía trị sẽ thưởng xứng đáng rồi chuyển thể dựng phim. Trên thế giới, những bộ phim hay, đoạt giải điện ảnh nổi tiếng - đều được các đạo diễn tài năng chuyển thể từ tác phẩm văn học. Có thể lấy nên điẹn ảnh Hoa Kỳ làm một thí dụ: Các sáng tác văn học của nhà văn Mĩ được trung tâm điện anh Hô li út chú ý, mua, dựng phim. Văn trường Mĩ sôi động, nổi lên ’’6 cây bút vàng’’, có uy tín mà mỗi tác phẩm văn học của họ đều được bán với gía cao để dựng thành Phim. Những bộ phim đoạt các giải thưởng. Tại sao chúng ta lại không học tập cách làm của điện anh tiên tiến thế giới? Trước hết, gần ta là Hàn quốc, Hồng Kông... Các đạo diễn của ta hãy đến đó khiêm tốn học hỏi ngón nghề, kinh nghiệm về làm được những bộ phim như họ rồi trên đà đó - bay cao hơn, xa hơn! Tại sao ta lại cứ tự ’’ru mình’’, bó mình rồi vùng vẫy trong sợi giây trói buộc để phim nhựa làm ra không có người xem, phim truyền hình trở thành Kịch có cảnh trí - thật?

 

Phim Truyền hình là dòng phim điện ảnh có sức thu hút, qủang bá, hiệu qủa rộng lớn. Hai bộ phim truyền hình của Hàn Quốc đang được FAFILM VN phát hành rộng rãi, người xem tán thưởng đến say mê: Một phim đề tài chống giặc Ngoại xâm (chống Đế quốc Hán - cổ) Truyền thuyết Jumong. Một phim đề tài chống giặc Nội xâm: Đàn Bà Trên Đời - chống tham ô, hối lộ, tranh giành quyền lực...

 

Không chỉ khán gỉa mà ngay cả những người làm phim xem cũng sẽ học tập được nhiều kinh nghiệm. Nhà sử học Lê Văn Lan đã từng lên tiếng phản ứng khi nghe tin Đoàn làm phim Lý Công Uẩn định sang thuê trường quay của điện ảnh Trung Quốc - quay một số ngoại cảnh về dùng cho phim Lý Công Uẩn. Đạo diễn Đỗ Minh Tuấn lên tiếng phàn bác, bảo vệ quan điểm của mình... Người đọc và khán giả yêu phim VN (phần nhiều) đồng tình với Nhà sử học: Không thể bê cảnh trí của TQ đưa vào phim Lý Công Uẩn, dù với bất cứ lí do, biện minh nào. Trong khi khu kinh đô cổ Trường Yên và một số nơi khác - đặc biệt là kinh đô Huế - chỉ cần chọn lọc, bổ xung, sửa sang lại một số công trình, sau đó, nó hoàn toàn có thể đáp ứng yêu cầu của kịch bản nói về kiến trúc, đời sống của người Việt cổ. Tại sao lại cứ phải sang TQ tìm cảnh trí cho một bộ phim vinh danh tổ tiên mình? Dùng cảnh trí của mình còn tiết kiệm được rất nhiều... Tỉ bạc... Dư luận rộng rãi có sự  nghi ngờ quyết định của đạo diễn phim... Cách làm đó không thuyết phục được khán gỉa VN hôm nay chứ không chỉ riêng giơi sử học ...

 

Nếu nhà Sử học, nhà Đạo diễn xem Truyền thuyết Jumon (dài gần 150 giờ) và Đàn Bà trên đời (dài gần 200 giờ), do các nhà điện ảnh Hàn quốc thực hiện (...) chắc chắn suy nghĩ, trăn trở của các vị sẽ được giải tỏa. Vào thời kì lịch sử của đất nước Triều Tiên cổ - còn trước thời kì Lý Công Uần của ta  gần 1000 năm - hai bộ phim có những cảnh trí, trang phục rất... Triều Tiên, không hề trộn lẫn trang phục của những bộ phim đề tài cổ đại của điện Ảnh Trung Hoa lục địa, Hồng Kông và Đài Loan. Xin nói rõ hơn: Họ vẫn dùng cả phi ngựa  lẫn khênh cáng - nghĩa là cả ’’văn hóa ngựa xe’’ lẫn văn hóa ’’Khênh, vác’’.Trang phục rất đẹp nhưng người xem bị nội dung của câu chuyện cuốn đi, không còn thời gian xét nét: Mặc như vậy có đúng với thời đại... không? Khênh cáng có... hợp lí không? Cảnh trí - kinh đô cổ của hai triều đại trong phim - đơn sơ mà hoàn toàn phù hợp với nội dung câu chuyện khiến người xem phim hài lòng v.v...

 

4 - Còn lại mấy chục tỉ, thêm vào để tô điểm cho nhưng di tích có liên quan đến vua Lý thái Tổ... ở những noi khác... tổ chức thi vẽ, nặn tượng chụp ảnh nhằm qủang bá vị thế của thủy tổ nhà Lý và các hậu duệ của ngài, kéo dài 8 đời, hơn 100 năm. Ông ’’Chủ... quản’’ không nên suy nghĩ hạn hẹp, coi  tiền của Hà Nội chỉ làm đẹp cho Hà Nội.

 

Nếu đến lễ hội 1000 năm Thăng Long chưa có phim thì dăm ba năm sau có cũng không sao, miễn là phim hay, thuyết phục người xem bằng nội dung tác phẩm dưới bàn tay tài nghệ của Đạo diễn, đừng hối hả theo kiểu cũ, xưa - ’’... phải hoàn thành để thi đua chào mừng...’’. Bài học ’’Sân vận động Mỹ Đình’’ - vẫn còn nóng hổi...

 

Tôi cũng đồng ý với dư luận: Tiền bạc của Dân,  tiêu - mà không ’’xót của dân’’ , phí phạm - sẽ là một trọng tội, trong lúc dân ta, nước ta đang đối diện với khó khăn chồng chất. Các vị giữ túi (vàng), cầm tiền... của dân - hãy cẩn trọng, hãy chắt chiu, chi tiêu cho đúng ’’đồng tiền bát gạo’’.

Đừng để gạo cho mối, mọt, chim, chuột - mổ, đục khoét!...

 

Kì sau: Xem Phim Truyền Hình  Hàn Quốc - Nghĩ Về Phim truyền hình của ta!

 

 Ảnh tác gỉa chụp từ quảng cáo phim Đàn Bà Trên Đời)

 

20.06.2008

Lê Xuân Quang
Số lần đọc: 3390
Ngày đăng: 28.06.2008
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Giải minh hậu hiện đại 2 - Inrasara
Đi tìm hoa hậu trong tiểu thuyết Việt Nam thời chiến tranh - Phạm Ngọc Hiền
Nhập lưu hậu hiện đại kì 9. - Inrasara
Nhập lưu hậu hiện đại kì 8. - Inrasara
Mối tình đầu của CHẾ LAN VIÊN - Khổng Ðức
Bàn về Thơ - Nguyễn Đức Thiện
Suy nghĩ về Hậu hiện đại - Nguyễn Đức Hiệp
Nhập lưu hậu hiện đại kì 7 - Inrasara
TRẦN ĐĂNG KHOA: Nói với con gà mái - Đợi mưa - Đối thoại cùng Chân dung! - Lê Xuân Quang
Nhà phê bình, người là ai ? - Bùi Công Thuấn
Cùng một tác giả
Đại ca Tẩn (truyện ngắn)
Ma Cà Rồng (1) (truyện ngắn)
Ẩn số cuộc đời-1 (truyện ngắn)
Chí Tây ! (truyện ngắn)
Kẻ phá thối (truyện ngắn)
Lái gà (truyện ngắn)
Cá độ (truyện ngắn)
Cò.. Cưa... Cứa ! (truyện ngắn)
Quê hương ! (truyện ngắn)
Gánh xiếc chó (truyện ngắn)
Voi nổi giận ! -1 (điện ảnh)
Voi nổi giận ! -2 (điện ảnh)
Lái lợn (truyện ngắn)
Mối tình ma-1 (điện ảnh)
Mối tình ma-2 (điện ảnh)
Cha và...Con (truyện ngắn)
Báo hiếu cha (truyện ngắn)
Ngộ sát (truyện ngắn)
Tài năng trẻ (truyện ngắn)
Oan oan tương báo ! (điện ảnh)