“hơi thở từ một tâm hồn thanh nữ” của Dương Kiều Minh đăng trên tạp chí Văn Nghệ - Hội Nhà Văn, số 24 ra ngày 14-6-2008 (đọc Diện Mạo thời gian – thơ Nguyễn thị Kim – Nxb Hội nhà văn – 2008).
Tôi nhớ đến thời Kháng chiến chống Pháp ở Liên khu 5 - một vùng đất khá rộng kéo dài từ một phần Quảng Nam đến Phú Yên bây giờ - nhân dân sống độc lập với tinh thần kháng chiến rất cao dưới sự lãnh đạo của UBHCKC liên khu, gồm những nhân vật tiếng tăm như đại diện chính phủ trung ương là Phạm Văn Đồng, chủ tịch UB liên khu là Nguyễn Duy Trinh, tham mưu trưởng quân khu là Cao Xuân Khánh v…v…
Nói chung guồng máy chính quyền cũng như tổ chức Đảng và các đoàn thể , từ cơ sở thôn xã, huyện tỉnh đến liên khu đều chặc chẽ, dù rằng đời sống rất kham khổ, nhưng không hề nghe đến từ tham nhũng bao giờ. Lương hướng cán bộ ở các cấp đều quy ra bằng gạo từ 20 đến 50 ký là cao nhất. Không khí chiến tranh có hừng hực khói lửa từ lúc đầu , cuối năm 1946, với chủ trương vườn không nhà trống, đập phá thành trì, đào đường, dở nhà ở các khu thị thành. di tản đô thị….Từ năm 1948 trở đi mới có đôi vụ máy bay oanh tạc, lại lo đào hầm trú ẩn. Rồi chiến tranh giống như tàn lửa rơi đâu phủi đó, nhân dân vẫn sống trong tư thái bình thản lạc quan. Do đó mà các cơ cấu quân sự chính trị , kinh tế văn hóa, xã hội, giáo dục… đâu vẫn vào đó, so với thời Pháp thuộc vẫn có chiều hướng tiến bộ hơn nhiều. Tỉnh nào cũng có trường trung học, có hội văn nghệ, liện khu có hội văn nghệ liên khu với những tên tuổi tầm cở: hôi họa có Nguyễn Đổ Cung, Văn Giáo, Thơ văn có Tế Hanh, Yến Lan, Quách Tấn, Khương Hữu Dụng, Nguyễn Văn Bổng, Lưu Quang Thuận, Bội Lan, Phan Thao….Ở Liên khu có tờ Cứu Quôc, còn ớ các tỉnh có báo của tỉnh do Ty Thông tin chuyên trách. ở huyện có các bảng tin…
Trong các đoàn thể có đoàn thanh niên là rầm rộ nhất, vì tuổi trẻ lúc nào mà chả sốt sắng, có thể nói nó rầm rộ hơn cả thời nay. Nó hội họp, hoạt động , lửa trại tưng bừng Cũng từ đó nó phát sinh ra từ THANH NỮ rất phổ biến, từ báo chí đến bảng tin đều hay đề cập cũng như trong ngôn ngữ thông dụng hằng ngày của nhân dân. Phải chăng vì trong mọi cuộc họp của thanh niên có nam là có nữ. Cũng có thể nói, từ sau cách mệnh tháng tám 1945 trở đi, phái nữ Việt Nam mới bắt đầu có vai trò trong xã hội, có hội Phụ nữ ra đời trong tổng bộ Việt Minh. Nhưng thật ra chỉ có trong đoàn thể thanh niên, vai nữ mới được nam giới nâng lên tuyệt vời. Có sống trong thời kháng chiến, có tham dự các cuôc lửa trại ở các miền núi đồi ở thôn quê, sự chung đụng tiếp xúc nam nữ mới biểu lộ tính chất bình đẳng - thằng con trai nào mà chẳng “galant’, nên trong phát biểu, trong diễn từ muốn làm nổi bật vai nữ phải tách riêng ra mới thành nâng cao mà hóa ra có từ THANH NỮ, có hay đâu…, hơn nữa thanh niên mà, có mấy ai biết Hán ngữ, vả lại từ Thanh nữ nghe cũng hay hay. Đó là chưa kể đến một hiện tượng gọi là đóí khát, không phải đói cơm thiếu nước, mà là đói tình…, nên cũng trong thời này có một từ rất phổ biến là hủ hóa – vì đạo đức cách mệnh cấm kỵ, vướng vào tôi hủ hóa ( tức liên hệ nam nữ bất chính) nặng thì bị khai trừ khỏi Đảng , nhẹ thì bị hạ tằng công tác.., nhưng càng cấm thì càng vướng mắc khi mà cơ hội tiếp xúc chung đụng quá nhiều. Nên tội hủ hóa thời đó có thể nói không thua gì tội tham nhũng bây giờ. Không thực hiện được bằng thể xác thì bù trừ là hủ hóa miệng – đây là bệnh sở trường của các cán bộ các cấp ở Liên khu, hể xúm đầu nhau lại tiừ ba thằng trở lên là có chuyện tiếu lâm, chủ yếu đề tài vần là vấn đề hủ hóa nên gọi là hủ hoá miệng.(Không tin cứ hỏi nhà văn V.H.)
Từ Thanh nữ phổ biến có lẽ mải đến năm 1949 hay 50 – không nhớ rõ, đến khi có cuộc họp của hội Văn Nghệ liên khu thì phải – trong một bải diễn từ hay phát biểu lại nêu ra từ Thanh nữ. Bấy giờ mới có một ai đó thỏ thẻ trong giờ giải lao : sao lại cứ Thanh nữ hoài thế, thanh nữ không phải là cô gái trẻ, mà là nhóm từ đi liền với Thanh y là đầy tớ, Thanh lâu là lầu xanh đấy. Mới đầu nghe có vẻ ngỡ ngàng , nhưng sự thật thanh nữ không phải là cô gái trẻ, mà theo từ điển Từ nguyên , Từ hải của Trung Quốc (đây cũng là điều cực kỳ quái ác, vì tiếng Việt có nguồn gốc từ tiếng Trung Quốc quá nhiều) thì thanh nữ là vị thần của sương tuyết. Theo sách Thiên văn Huấn thì cứ cuối thu tức đến tháng chín AL.thì thanh nữ xuất hiện tức sương tuyết rơi xuống cõi trần. Lý Thương Ẩn , nhà thơ tình nổi tiếng đời Đường trong bài Sương nguyệt có câu :
Thanh nữ tố nga câu nại lãnh
Nguyệt trung sương lý đấu thuyền quyên
Nghĩa là : Thanh nữ cũng như Tố Nga cam chịu lạnh lẽo
Trong cung trăng đắm mình với sương tuyết đối phó cảnh cô đơn.
Thi thánh Đỗ Phủ cũng có câu:
Kim niên thanh nữ dong tư lịnh
Cửu nhật hoàng hoa vị thổ chi
Nghĩa là : Năm nay thanh nữ lười nhác quên ra lệnh
Đã đến tháng chín rồi mà hoa vàng chưa chịu nở.
Thanh nữ còn có một nghĩa nữa là tóc bạc trắng , trích dẫn lắm thêm phiền, vì sau những lời thủ thỉ cuả ai đó thì từ thanh nữ cũng biệt tung tích luôn; thế mà sau hơn nữa thế kỷ, ngày nay từ ấy lại phục sinh trên báo Văn Nghệ Hội nhà văn VN, chứng tỏ Văn học VN sau 60 năm tiến hay lùi. Biết ăn nói và trách cứ vào ai đây ?