Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.148
123.225.566
 
Kết thúc một cuộc đời !
Trần Huy Thuận

Trần Xuân Bảng từ TP Hồ Chí Minh gọi điện ra: "Thuận ơi! Vũ Huy Kính chết rồi! Cậu ấy chết đêm qua!". Phạm Thị Ngọc Thụ, cựu "lớp trưởng" cũng nói trên điện thoại: "Tôi đang ở Thành phố Hồ Chí Minh. Bảng cũng vừa gọi điện cho biết tin Kính mất! Có thể chiều nay bọn mình đi Long Khánh viếng bạn ấy và chia buồn với gia đình Kính!"…

 

Tuần trước Bảng còn nói, Bảng mới đến thăm Kính tại nhà, Kính nói năng còn có vẻ khỏe lắm, cậu ấy khoe đang dùng thuốc của Căm-Pu-Chia, thấy có dấu hiệu thuyên chuyển. Chắc là chưa sao đâu! – Thì ngay hôm mình gọi điện vào, giọng Kính cũng còn sang sảng, nói mắc bệnh hiểm nghèo, đẫ đến giai đoạn cuối, mà giọng cứ tỉnh bơ như nói chuyện phiêm vậy! Ai mà ngờ có thể ra đi nhanh đến thế. Khi vanchuongviet.org đăng bài mình viết về Kính (bài "Phó thường dân"), mình đã định in ra rồi gửi ngay cho Kính đọc, cũng nhằm để Kính thấy được sự đồng cảm của bạn bè về cuộc đời chuân chuyên mà cậu ấy đã âm thầm gánh chịu suốt thời trai trẻ! Nhưng mình cứ dùng dắng chưa muốn gửi, vì sợ rằng những điều mình viết, sẽ giống như báo trước sự kết thúc, sẽ không khỏi gây cho Kính một cảm giác tuyệt vọng – một điều tối kị trong cái thời điểm nhạy cảm này trong cuộc đời mỗi con người! Cuối cùng là mình đã không gửi! Cuối cùng là bài báo in ra chỉ để phân phát cho bạn bè như một sự tri ân, một nén tâm nhang sẻ chia cùng vong hồn Kính!.. Hẳn Kính ngậm cười nơi chin suối?!.

 

Sáng nay, sau khi nghe tin Kính mất, nhóm bạn đồng môn ở Nam Định, không ai bảo ai, lần lượt kéo đến tụ bạ tại nhà tôi. Trước hết là gọi điện thoại nói chuyện với Trần Xuân Bảng để cám ơn anh em trong đó, đã thay mặt bọn Nam Định, đưa vòng hoa đến viếng và thắp hương cho Kính. Sau nữa là ngồi ôn lại những kỉ niệm xưa với Kính. Sinh "Xộp" đưa ra câu hỏi:

- Tôi đố các ông, hồi mới giải phóng, ai là người hay mặc quần áo ta nâu đi học? Nào xem trí nhớ thằng nào tốt?

 

Câu hỏi của Sinh, nhắc chúng tôi về một kỉ niệm buồn thời học trò. Đúng, hồi mới giải phóng chỉ có hai đứa hay mặc bộ quần áo nâu, đó là Kính và một bạn nữa. Kính thì không nói làm gì, vì Kính là học trò nông thôn, vốn thường xuyên mặc như thế, quen mắt với mọi người rồi. Còn bạn kia, trước không như vậy, bỗng nay thay đổi hẳn, không chỉ mặc đồ nâu mà còn dùng xà cột (túi bằng vải dày hoặc bằng da, đeo ở bên mình, để đựng giấy tờ, sổ sách, v.v.. ) vải ka ki nâu, đựng sách vở đi học, thay cho chiếc cặp học sinh quen thuộc! Và bạn ấy không chỉ thay đổi hình thức, mà thay đổi luôn cả cách xưng hô ứng sử với mọi người. Trước tiên là sự thay đổi về cách xưng hô, bạn ấy không còn gọi chúng tôi bằng từ "bạn" quen thuộc, mà gọi bằng "đồng chí", một từ hoàn toàn mới và có vẻ không thích hợp với lớp học sinh chúng tôi lúc bấy giờ? Ban đầu được gọi là "đồng chí", ai trong chúng tôi cũng ngớ cả người. Lâu dần thì cũng quen. Rồi từ chỗ ngạc nhiên, chúng tôi cũng nhận ra người bạn của mình bây giờ thật sự không phải là người bạn học ngày trước giải phóng nữa. Anh ta có vẻ như "cao" hơn chúng tôi, mặc dù khi thầy giáo thể dục cho đo chiều cao, thì anh ta chỉ là người nằm trong số các bạn có số đo thấp nhất lớp! Vâng, sự thay đổi hình thức nào thì cúng phản ảnh sự đổi thay từ nội dung "bên trong"! Anh bạn đeo xà cột nâu từ đó trở thành người nghiêm nghị, không hồn nhiên đùa tếu như trước nữa. Hôm nghe đại diện lãnh đạo nhà trường thông báo, thầy giáo Doãn đã bị dân quân du kích ở quê bắt vì bị quy là địa chủ. Bọn chúng tôi chưa kịp hiểu điều đó nghĩa là gì, thì "đồng chí đeo xà cột nâu" bỗng nhiên đứng bật dậy hô to: ""Đả đảo tên địa chủ Doãn! Đả đảo tên Việt gian phản động Doãn!". Tiếng hô của anh vang khắp sân trường. Chúng tôi chưa bao giờ được nghe ai đó hô to đến như thế, về một nội dung như thế. Không ai bảo ai, chúng tôi cũng bật dậy hô theo: "Đả đảo! Đả dảo!...".

 

Sau ngày đó, anh "đồng chí đeo xà cột nâu" được kết nạp vào Đoàn, được cử vào "Hiệu đoàn" trường, rồi giữ chức "Hiệu đoàn phó" (giống như chức phó trưởng tràng ngày xưa).

 

Con rể Kính kể trên điện thoại: "Bố cháu tỉnh táo cho đến ba ngày cuối! Cháu xin thay mặt gia đình, cám ơn các bác đồng môn của bố cháu từ Nam Định, Hà Nội, Sài Gòn,…đã đến viếng và gọi điện vào hỏi thăm, chia buồn với mẹ cháu và các cháu!..". Tôi cứ ân hận, sao mình không biết trước lấy mấy ngày, để gọi vào trò chuyện một lần đầy đủ hơn với Kính, trước khi cậu ấy từ biệt cõi đời này! "Cháu mải công việc quá, mới lại cũng không ngờ bệnh tình bố cháu chuyển biến nhanh đến vậy, thành thử đã không báo cho bác và các bác đồng môn của bố cháu ngoài ấy!". Bây giờ thì kết thúc thật rồi! Kết thúc một cuộc đời trong những cuộc đời đầy truân chuyên của lũ Đồng Môn chúng tôi!..

 

Lần lượt điều đó rồi sẽ đến với tất cả… Không ai có thể cưỡng lại được! Sinh xộp lý sự": Các cụ nói rồi, người ta có thể chữa được bệnh, chứ không ai chữa được "mệnh".  Có điều cái gọi là "Mệnh" đó, chẳng bao giờ tuân theo một trình tự sắp xếp nào hết cả; hôm nay đang khỏe mạnh ngồi trò chuyện với nhau đây, nhưng rất có thể năm sau, tháng sau, thậm chí ngày mai, có đứa đã "ngoẻo" rồi!.. Không bi quan đâu, mà thực tế là vậy. Đấy như thằng Dần hai tháng trước ai dám bảo nó sắp chết? Thế mà đã "bốn chín ngày" lúc nào!.. Cần phải biết như thế, để đối với nhau sao cho khỏi ân hận trước khi từ dã cõi đời này.

 

Không chỉ cần lạc quan sống, mà còn phải "lạc quan chết" nữa! Một "thằng" nào đó trong chúng tôi đã nói vậy trước khi đứng lên, kết thúc buổi tụ bạ bất thường của những anh già một thuở đồng môn!..

Trần Huy Thuận
Số lần đọc: 2697
Ngày đăng: 04.07.2008
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Nhân đọc bài - Khổng Ðức
Khán giả nói gì về cải lương ? - Mai Văn Sang
yêu nhau cởi áo cho nhau - Chu Vương Miện
Chợ BÚT ĐIỀN: Dân thành Nam mình tốt thật! - Trần Huy Thuận
Hưởng ứng Dư Thi Hoàn : Đừng để người ta tìm đến Cát Bà tìm đọc thơ dở - Nguyễn Đức Thiện
Góp đôi lời bàn về tam nông hiện nay - Vũ Ngọc Tiến
Vũ Hoàng Chương - tìm quên trong men say - Trần Ngọc Tuấn
Hai phong co nui bai tho day roi ! - Dư Thị Hoàn
Nhập lưu HẬU HIỆN ĐẠI CUỐI CÙNG Hay Giải [minh & giải] oan cho một từ - Inrasara
Thử nhận diện Lam Hạnh - Inrasara
Cùng một tác giả
Tắm gội! (tạp văn)
Đồng Môn (tạp văn)
Nợ ...miệng ! (tạp văn)
Đứng và Đi (tạp văn)
Cha tôi (tạp văn)
Thắng ngố - 8 (tạp văn)
Ngu lâu ! (tạp văn)
Con mèo lười (tạp văn)
Kẻ đóng thế (tạp văn)
Bầu bán! (tạp văn)
Thằng đổ vỏ (truyện ngắn)
Tội sống ! (truyện ngắn)
Hai bà góa (truyện ngắn)
Sợ ! (tạp văn)
Cái … danh! (tạp văn)