Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.094
123.232.182
 
Xem phim Hàn Quốc - nghĩ về phim mình!
Lê Xuân Quang

Ông Trọng, cùng sinh hoạt trong Hội người già, gọi điện rủ tôi đến thăm bạn ông mới nhận sổ hưu tri, Sợ tôi từ chối, ông nhấn mạnh:  Tôi sẽ giới thiệu ông với chủ nhân kho băng hình được giới ’’nghiện’’ phim truyền hình suy tôn ’’Đại Gia’’ phim Bộ. Kho của ông ta có khoảng hơn 5000 băng Video loại 240 phút, ghi tốc độ chậm gần 1000 đầu phim đủ các thể loại  của Hồng kông, Đài loan, Trung quốc - sản xuất từ 1982 đến nay. Hơn 1000 đĩa DVD với gần 100 đầu phim Hàn Quốc.

Tôi nhận lời ngay vì muốn ’’thực mục sở thi’’!

 

’’Đại gia’’ (ĐG) sống độc thân trong căn hộ 3 buồng trên tầng 3 của một cao ốc nằm bên  cạnh hồ nước ở ngoại vi thành phố. Chắc đã được ông Trọng hẹn trước, chủ nhân  đón chúng tôi niềm nở, thịnh soạn, hỏi: Các bác thích uống gì - trà Thái nguyên, rượu bia hay cà phê?

 

Ông Trọng dơ tay làm hiệu ngăn lại: Tôi giới thiệu với anh ông bạn cùng cảnh ngộ, cùng sở thích, anh cho bọn tôi ’’chiêm ngưỡng’’ kho tàng của mình rồi hẵng chè thuốc sau.

ĐG tươi cười: Rất vui, được thôi! Xin mời các bác!

 

Chúng tôi theo ông sang căn phòng loại 24 mét vuông, Trong góc đặt chiếc Tivi Sony LCD, cỡ 32 inche, 2 đầu viedeo, 2 đầu DVD, bô Giàn với 2 chiếc loa thùng, hiệu BOSE. Góc kia đặt giàn Vi tính. Xung quanh tường kê kín tủ, gía, bên trong xếp, chất đầy băng Video, đĩa DVD. Cạnh hai tủ băng - giữa tường ngăn - đặt một bàn thờ có ảnh người phụ nữ, 2 cây nến điện đỏ rực, khói hương nghi ngút thơm lừng...’’Qủa thật Danh bất hư truyền’’ - tôi thầm nghĩ.  Cũng là dân tập tễnh sưu tầm phim nên hiểu được gía trị bộ sưu tập của chủ nhân.

 

Vài mươi phút thưởng ngoạn, chúng tôi trở lại bàn trà trong phòng khách.

Một cô gái đang lúi húi bên bàn bày nước, thuốc, bánh kẹo, hoa qủa. Ông chủ giới thiệu đây là con gái từ căn hộ gia đình riêng ở trên tầng 8 xuống giúp bô tiếp khách.

 

Tuần trà qua đi, bạn Trọng khơi mào:  Ông thu, ghi được nhiều phim thế? Xem vào lúc nào cho hết?

ĐG nhìn lướt hai chúng tôi,thủng thẳng giải thích: Khi còn đi làm, tranh thủ trước khi đi ngủ và những ngày nghỉ lễ tết. Về ăn thất nghiệp có thời gian rảnh - xem ’’cả ngày’’. Ngừng lại, ngẫm nghĩ đoạn tiếp - Ở xứ người, dân Việt ta ngày nghỉ chỉ ăn uống và xem phim. Không xem ở rạp, trên truyền hình vì không rành ngôn ngữ, Phim truyền hình của ta mới có, it lại không hấp dẫn... chỉ còn giải trí bằng xem phim bộ của nước ngoài được thuyết minh lồng tiếng Việt.

- Thật ra: Ông  đã xem hết kho phim của mình chưa - ông Trọng hỏi với vẻ tò mò.

- Tất nhiên phải xem hết chứ. Vừa ghi - thu vừa xem.  Mới đầu chỉ nghĩ xem để giải trí, dần dần bị cuốn hut hết bộ này tới bộ khác... không biết từ lúc nào nó ngấm dần vào - như người bị chất kích thích chi phối: Không xem không chịu được, trở thành nhu cầu của sinh hoạt đời sống. Thế là say, nghiện. Tôi ý thức ra: Cần lưu trữ những phim hay để xem lại... và cứ thế... cứ thế... việc làm trở thành nguồn vui. Kết qủa các bác thấy đó!

- Chà chà - tôi thốt lời tán thưởng vì ĐG gợi cho tôi nghĩ về niềm đam mê của mình...

 

Ông Trọng tiếp: Thế, phim HQ hiện có được bao nhiêu bộ?

- Khoảng hơn 100. Ngừng lại ngẫm nghĩ, giọng ông trầm xuống: Phải nói đây là công trình do nhà tôi lúc sinh thời tạo ra. ĐG hướng nhìn vào ban thờ, chúng tôi im lặng...ông nhấp ngụm nước, tiếp: Nhà tôi bị bệnh đã nhiều năm chữa chạy mãi không khỏi. Bà ấy thường buồn bã, bi quan... Tôi và các chắu bảo nhau cố gắng làm cho người bệnh vui, thanh thản khi còn sống với gia đình rồi lúc nào đi thì ’’đi’’. Nghĩ mãi, đã làm nhiều cách nhưng bà ấy vẫn chẳng khuây khoả. Cuối cùng tôi suy từ mình ra: Chọn những bộ phim hấp dẫn cho bà ấy xem may ra sẽ thay đổi được trạng thái tâm lí...

 

Cũng như mọi người, lúc đầu bà ấy xem chiếu lệ... sau ít lâu chính bà đâm thích. Tôi tìm, thuê tất cả những phim mới phát hành thu lại, mục đích để bà ấy xem phim không còn thời gian nghĩ lung tung... Kết qủa thật kkông ngờ: Bệnh tình đỡ hơn, khoẻ lên, ổn định tinh thần... Cả nhà mừng lắm. Xem, giải trí bằng phim truyền hình là liểu thuốc kéo dài cuộc sồng của bà nhà tôi thêm mấy năm...

 

Một lần, khi vào tiệm cho thuê băng đĩa, chọn phim, cô chủ giới thiệu, mời chào bộ phim của Hàn Quốc. Vốn đã ’’có sạn’’ trong đầu về giòng phim Hồng Kông - Đài loan, tôi tỏ ra thơ ơ... cô chủ tiệm có kinh nghiệm kinh doanh mặt hàng văn hóa phẩm - không chịu bỏ cuộc, thuyết phục để giữ khách: Chắu biết bác thích xem phim HK, nhưng bây giờ có nhiều phim HQ rất hay, đìều đáng nói:  Phim HQ phản ánh xã hội, con người, văn hóa của dân Hàn có nét gần gũi với ta. Nếu bác gái xem phim HQ là mê liền... bây giờ có nhiều bà vào tiệm chỉ thuê phim HQ thôi!

 

Lời quảng bá của cô chủ tiêm làm tôi thức tỉnh: Ừ nhỉ ! Bà xã đang ốm, đang chán chường, có thêm món ăn tinh thần mới - càng hay.

 

Thế là tôi thuê bộ phim  truyền hình đầu tiên của HQ. Chúng tôi có thói quen cùng xem phim và cùng trao đổi khi thưởng thức...

 

Chuyện phim kể về cuộc tình của đôi vợ chồng trẻ có 2 con. Người vợ yêu chồng hết mình theo cách của người vợ đảm đang, truyền thống, cổ truyền (như các phụ nữ nông thôn của ta vậy). Anh chồng lúc đầu thấy thoả mãn. Nhưng rồi trong công việc, gặp một người mẫu, cô gái này xinh đẹp, thông minh, tinh tế những bất hạnh trong cuộc đời... anh kia tỏ lòng thương rồi phát triển thành tình yêu, về bỏ vợ và 2 con..., chuyện phim dẫn dắt người xem đi hết từ bất ngờ này đến bất ngờ khác... điều kì lạ: Phim kết thúc, khán giả thấy thương’’Kẻ thứ 3’’, thông cảm, ’’tha thứ’’ cho anh chồng có trái tim đa cảm, muốn ’’yêu cả nhân loại’’, cảm phục người vợ, sau cú đòn chí tử gục ngã - đã đứng dậy, đứng vững vươn lên thành công...

 

Những bộ phim đề tài đời thường của HQ cung cấp cho người xem những bài học để phấn đấu cho cuộc đời mình, xây dựng những gia đình thật sự, trọn vẹn hạnh phúc. Bà nhà tôi như hòa vào không gian phim, sống cùng các nhân vật... sau phim này, quả nhiên bà ấy đòi tôi chỉ tìm thuê những phim HQ. Trước khi rời bỏ tôi và các cháu, bà ấy vẫn nằm trên giường xem bộ phim Đàn Bà Trên Đời rồi lặng lẽ ra đi thanh thản...

- Có thể nói vì bà ấy mà ông tiến hành thu thập phim, trước là giòng phim HK, sau này là phim HQ - Bạn tôi hỏi.

- Đúng vậy! Quả thật phim HQ có ma lực khiến tôi cũng đâm say mê. Các nhà làm phim của họ thật tài giỏi. Họ khai thác những đề tài đời thường rất thành công, cả đề tài gay cấn như Xã hội đen cũng có những đặc trưng rất Hàn Quốc: Gay gắt nhưng vừa đủ ’’đô’’ khiến người xem không quá sốc như phim XHĐ của Hồng Kông. Đặc biệt nổi trội ở đề tài lịch sử. Do có những kịch bản hay, cộng với tay nghề cao của các đạo diễn nên đưa ra những bộ phim khiến người xem tán thưởng đến say mê.... người Việt xem phim Hàn mà cứ như sống cùng nhân vật. Phải nói thêm: Giàn lồng tiếng Việt nói giọng Nam Bộ (1) đã góp phần làm cho phim hay hơn lên, người xem cảm thấy câu chuyện như đang diễn ra trong xã hội Việt!

- Có phải ông thương bà nhà nên ’’hùa theo’’ ý thích chăng? Phim HK trước đây và và gần đây phim Trung Quốc đâu có kém , ấy là chưa nói về giòng phim Chưởng và Xã hội đen lừng lẫy một thời của điện ảnh Hồng Kông - ông Trọng tỏ vẻ nghi ngờ.

 

Tôi cũng gợn lên suy nghĩ gần giống bạn mình.

’’Đại Gia’’ dường như thay đổi hẳn, nhìn hai chúng tôi, lên giọng: Hai ông đã xem phim Truyền thuyết Jumông, chưa?

Chúng tôi im lặng vì thực ra từ trước tới giờ không xem phim Hàn vì cho rằng không thể địch được với HK, ĐL...

 

ĐG tiếp: Bộ phim này phát hành từ năm ngoái. hai ông nên xem đi. Tôi có trọn bộ sẵn sàng cho các ông mượn. Đó là bộ phim sử thi hùng tráng của điện ảnh Hàn Quốc.  Nói đến đây ĐG ngừng lại rít thuốc, hai chúng tôi nhìn nhau mỉm cười khẽ gật đầu như ngầm nói’’Gãi đúng chỗ ngứa’’, rồi.

 

Đại gia phả khói đoạn hăng hái tiếp: Dân tộc ta chống ngoại xâm vào loại lừng danh trong khu vực. Thế nhưng cho đến bây giờ chưa có một bộ phim nào thể hiện được một phần nhỏ đề tài này. Dân ta đông hơn dân Hàn. Khả năng, con người Việt đâu có thua kém ai. Lại nữa - Điện ảnh của ta ra đời đã hơn 50 năm, đội ngũ nhà văn, người làm ĐA chuyên nghiệp đâu có ít, hàng năm nhà nước chi cho ngành ĐA tuy chưa thỏa mãn để ĐA’’xả láng’’ nhưng cũng là ngành văn hoá được ưu đãi. Các phim truyền hình HQ làm người xem say mê, ĐAVN đều thừa sức làm được. Thế mà ta không có phim hay. Các ông bảo vì sao? Hai ông thử nói xem: Vì sao?  

 

ĐG nói đến đây ngừng lại, nhìn xoáy vào người đối diện, tuồng như chúng tôi là người có quyền thế trong ngành Điện Ảnh Việt Nam - vậy.

 

Dù chưa bao giờ nghĩ đến câu hỏi này, nhưng nghe bạn chất vấn, tôi như ngộ ra: Ừ nhỉ? Ta có 2 trường Điện Ảnh dạy, đào tạo hàng nghìn diễn viên, đạo diễn, quay phim trong mấy chục năm qua kia mà?

 

Ông Trọng cũng có suy nghĩ như tôi, tuy vậy vẫn tỏ ra dè dặt: Vì sao à ? Theo tôi, trước hết tay nghề của đạo diễn chưa... cao. Nguyên nhân do các thầy dạy được đào tạo từ lò ĐA Liên Xô cũ, ra trường đã mấy chục năm. Mà dưới thời ấy, ĐA Sô viết đã bị ĐA tiên tiến của thế giới... bỏ xa rồi. Đến nay các thầy đã già lại không được đi tu nghiệp để bắt kịp thời đại... Thử hỏi ’’Danh sư’’ như vậy, làm sao ’’Xuất (được) cao đồ’’?

 

Tất nhiên cũng có được số ít tài năng nhưng chỉ là ’’muối bỏ bể’’, không tương xứng với tiềm năng, với mong muốn của đất nước!

Còn nữa: Cơ sở vật chất của ngành Điện Ảnh nghèo nàn, thiếu thốn quá...  Thế mà hình như qua nhiều đời... ĐAVN không được đầu tư chiều sâu, trang bị kĩ thuật cho ngành Nghệ thuật phụ thuộc vào Kỹ thuật và Công nghệ cao. Đến nỗi khi làm hậu kì cũng phải đi thuê cơ sở kĩ thuật của tư nhân của nước hàng xóm trong khi tư nhân của ông hàng xóm lại có được các cơ sở này. Liệu bao năm qua có ai nghĩ đến một trường quay, một cơ sở làm hậu kì cho ĐAVN, để phục vụ cho việc làm phim của cả ĐA truyền hình lẫn ĐA màn bạc của cả nước? Hậu quả : Bây giờ cần làm một bộ phim, đạo diễn phải nghĩ ngay tới việc đi thuê trường quay của nước ngoài, mang cảnh trí của họ về lắp vào phim ta.

 

ĐG nhìn hai chúng tôi, ánh mắt ông như cười cợt: Thế ra hai ông cũng có suy nghĩ như tôi. Lí do, câu hỏi và trả lời của các ông, tôi cũng đồng tình. Tuy nhiên, tạm gác việc đổ lỗi sang một bên, ta hãy cùng nhau suy nghĩ cụ thể hơn. Tôi nói vắn tắt về bộ phim Truyền Thuyết Jumông. Đây là bộ phim ’’tải’’đề tài lịch sử dựng nước của Triều Tiên. Trước khi hình thành nước TT, vùng đất này có nhiều sắc tộc. Muốn xâm chiếm, mở rộng bờ cõi - nói theo ngôn ngữ hiện đại : Bành trướng chiếm đất - nhà Hán sai  người xâm nhập, chia rẽ các sắc tộc để sau đó dùng áp lực quân sự, chính trị, kinh tế cùng những mưu mô thâm độc xoay quanh mục đích: Chia - Trị - Chiếm!

 

Bộ phim là khúc ca hùng tráng - bi tráng, là sử thi bằng hình ảnh của dân tộc TT trong buổi đầu dựng nước. Xem xong phim, tôi liên hệ ngay với lịch sử nước ta, dân tộc ta cũng có những hoàn cảnh tương tự - tương đồng. Tiếc thay đến giờ vẫn chưa có được những tác phẩm văn học tương xứng nên chưa được ĐAVN thể hiện bằng hình ảnh...

 

TTJ có một kịch bản quá hay, có phương pháp thể hiện quá hiệu quả bởi tay nghề của đạo diễn - quá giỏi. Các diễn viên thượng thặng sắm vai vừa đẹp vừa đóng vai tuyệt vời, khắc hoạ từng tính cách nhân vật khiến người xem cảm thụ được tác phẩm. Cảnh trí, trang phục cho phim TTJ rất đơn giản, không đòi hỏi kĩ thuật cao, bất cứ xưởng phim nào cũng có thể thực hiện được. Như vậy rút lại; Phải có kịch bản hay - Đạo diễn giỏi - Diễn viên tài năng, là sẽ có phim hay. Tất nhiên còn cần phải có tiền. Một bộ phim truyền hình sử thi, VN dàn dựng - có lẽ chỉ cần 10% (20 tỉ) của Dự án phim LCU - là làm được!

- Lại nói về Kịch bản hay. Ta có hơn nghìn nhà văn Có thẻ HV, có ngần ấy nhà văn Không thẻ HV, thế mà chưa  có một tác phẩm văn học để ĐAVN chuyển thể, dàn dựng, để khán giả ’’ta về ta tắm ao ta’’ cho đã... tự hào.

 

Nhà văn Việt Nam ta kém tài à?

ĐAVN khó tình, chê tác phẩm của nhà văn, không xài - ư?

Hay nhà văn ta phải lo bươn chải kiếm cho con bữa ăn đủ dinh dưỡng, có cái mặc lành lặn, có tiền chữa sài đẹn... và những khoản tiền giời ơi không tên nhưng ’’nặng kí’’ khiến họ không còn thời gian suy nghĩ, viết những tác phẩm lớn đẻ ĐAVN chuyển thể dựng phim?

- Cũng phải thôi. Với chế độ nhuân bút như hiện nay, viết một tác phẩm có gía trị phải hàng năm rồi tự bỏ tiền túi ra cùng in ấn. Nhuân bút nếu khá - được mươi triệu... khi lĩnh đã tiêu gần hết, nhà văn nào chịu viết, dù có muốn viết cũng phải dẹp lại. Cần phải sống trước đã rồi mới có sức mà viết...

- Thôi! Chúng ta đang lo bò trắng răng ư - Đại gia kéo các bạn về ... bàn trà.

Tôi và Trọng như chợt bừng tỉnh. Qủa thật qúa hăng đi lo những việc trên trời. Cả 3 bật cười sau phút ’’hăng tiết... vịt’’.

- Nói gì thì nói: Hãng phim Truyền hình của ta cũng đã bứt phá đi lên, gặt hái được chút ít thành quả. Bây giờ khán giả ở ngoài này đã bắt đầu được xem phim Truyền hình của hai đài Truyền hình ở hai đầu đất nước qua VTV 4. Tuy vậy khán giả Việt vẫn chưa thoả mãn. Các ông Giám Đốc hãng phim có nên tới tham quan ĐAHQ, hãng TVB Hồng Kông tìm hiểu xem có thể học được gì khiến xưởng phim của một đài truyền hình tư nhân, của thành phố có hơn 6 triệu dân mà sản xuất ra những bộ phim chinh phục hàng chuc triệu người trên thế giới trong nhiều thập niên qua? Gần đây nhất: Phim HQ lại đang ’’lấn át’’ phim... ta!

 

Hoặc là cử, hay tạo điều kiện cho chuyên gia, Đạo diễn của mình đến Hàn Quốc, Hồng Kông - học lý thuyết - kinh nghiệm - ngón nghề của họ, về làm được những bộ phim TH hay hơn nữa. Hãy cố gắng để ’’Vỡ bọng…’’ rồi mới hi vọng bay bổng, ra khơi... Nếu làm được như vậy, chắc chắn ta sẽ không chịu ’’thua chị, kém em’’ - Ông Trọng nói hăng say.

 

Chủ nhà im lặng…

Nhớ tới chi tiết ĐG nói về bà vợ bệnh tật và ra đi ngay khi đang xem bộ phim Đàn Bà Trên Đời của truyền hình HQ, tôi bày tỏ: Ông cho tôi mượn bộ ĐBTĐ xem thử. Tôi đã nghe và chứng kiến khán giả Việt lên cơn sốt xem ĐBTĐ - ở mấy tiệm cho thuê phim....

- Cho tôi mượn Truyền thuyết Jumông - Ông Trọng đề nghị.

 

Đại gia đứng lên, đến chiếc tủ kính rút đưa cho chúng hôi hai chồng DVD. Chồng hơn 40 đĩa - đưa cho ông Trọng, bảo: Đây là trọn bộ phần 1 của TTJ.  Chồng 60 điã đưa cho tôi, tiếp: Truyền thuyết JuMông là phim đề tài chống giặc Ngoại xâm, ĐBTĐ - đề tài chống giặc Nội xâm. 60 điã (120 giờ) mới chỉ khoảng gìa nửa câu chuyện... Bộ này phải hơn 100 đĩa chắc mới kết thúc. Hai ông xem xong trở lại đây chúng ta cùng trao đổi tiếp...

Chúng tôi cám ơn chủ nhân, chia tay nhau, hẹn: Sẽ nhanh chóng tái ngộ!

 

Kỳ sau: PHƯƠNG ÁN NÀO? XÃ HỘi HÓA hay TƯ NHÂN HÓA?

 

02.07.2007

 

(1) - Giàn lồng tiếng cho 2 bộ phim TTJ và ĐBTĐ thật xuất sắc. Tôi đã xem nhiều phim do nhóm này thực hiện từ cuối những năm 80 của thế kỉ 20. Bây giờ họ lại xuất sắc trong  các vai Hoàng Hậu, Kính Tần, Lan Trinh, vua Trung Tông... Đặc biệt người lồng tiếng trong vai Hoàng Thái Tử (lúc 7 tuổi). Nếu qủa thực em là diễn ’’viên nhí’’ thì thật tuyệt vời… Đáng tiếc tôi không biết danh tính của những diễn viên này - những người đã góp phần đẩy sự thành công của phim HQ lên cao hơn!

 

Lê Xuân Quang
Số lần đọc: 4215
Ngày đăng: 05.07.2008
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Từ tác phẩm văn học đến màn ảnh: những cộng hưởng muộn màng - Việt Quê
Dự án phim lịch sử Thái Tổ Lý Công Uẩn 200 tỷ - miếng bánh chia phần?! - Võ Thâm
Cuộc đấu sinh tử - Lê Xuân Quang
Xem vở Bàn tay của trời: Tránh trời sao khỏi nắng (*) - Ngô Thị Kim Cúc
Nhớ một thời - Trần Ngọc Kha
Nghĩ về phê bình phim - Châu Quang Phúc
Số phận và cuộc đời - 1 - Lê Xuân Quang
Số phận và cuộc đời - 2 - Lê Xuân Quang
Mối tình ma-1 - Lê Xuân Quang
Mối tình ma-2 - Lê Xuân Quang
Cùng một tác giả
Đại ca Tẩn (truyện ngắn)
Ma Cà Rồng (1) (truyện ngắn)
Ẩn số cuộc đời-1 (truyện ngắn)
Chí Tây ! (truyện ngắn)
Kẻ phá thối (truyện ngắn)
Lái gà (truyện ngắn)
Cá độ (truyện ngắn)
Cò.. Cưa... Cứa ! (truyện ngắn)
Quê hương ! (truyện ngắn)
Gánh xiếc chó (truyện ngắn)
Voi nổi giận ! -1 (điện ảnh)
Voi nổi giận ! -2 (điện ảnh)
Lái lợn (truyện ngắn)
Mối tình ma-1 (điện ảnh)
Mối tình ma-2 (điện ảnh)
Cha và...Con (truyện ngắn)
Báo hiếu cha (truyện ngắn)
Ngộ sát (truyện ngắn)
Tài năng trẻ (truyện ngắn)
Oan oan tương báo ! (điện ảnh)