Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.094
123.232.295
 
Tản mạn về làng Lựu Bảo và tình sử Đặng Huy Trứ
Ngô Thiên Thu

" Ai về Lưu Bảo làm chi

Ruộng đồng thì ít rú ri thì nhiều?

- Không về Lựu Bảo thì quê

Trước sông sau núi chợ kề một bên"

 

Những câu hò dân gian này chúng tôi ghi lại được trong một chuyến đi dã ngoại vào mùa giáp Tết.Chúng tôi đã làm cuộc hành trình đầy thi vị và dạt dào cảm hứng. Qua tài liệu của nhóm Trà Lĩnh nghiên cứu về Đặng Huy Trứ, chúng tôi tìm về dòng sông Lựu, một chi lưu của sông Hương, nơi mối tình thiên thu còn lưu dấu.

    

Năm Giáp Thìn (1844), sau khi đổ cử nhân, Đặng Huy Trứ được vào tập sự ở Quốc Tử Giám chuẩn bị cho kỳ thi tiến sĩ sắp tới. Hằng ngày chàng phải qua chợ Lựu Bảo để xuống đò sang sông trực chỉ Văn Thánh. Chàng đã gặp được một một  thôn nữ dịu dàng.

    

Nguyễn Thị Bảo, mồ côi cha, gia cảnh sa sút. Ngày mồng tám tháng chín năm đó Huế lụt to. Hôm ấy Bảo chèo đò thay cho người chú dượng. Một chuyến đò định mệnh. Chàng Đặng nhà ta đứng trước mũi thuyền, bất ngờ đò tròng trành, chàng trượt chân rơi xuống nước. Chàng không biết bơi mà nước thì quá sâu. May thay lúc đó có người dùng sào kéo lên kịp thời. Mấy ngày liền chàng phải ở lại nhà cô Bảo vì nước lũ dâng cao và có bão lớn. Bảo đi mượn áo quần và chăm sóc chàng chu đáo. Tình cảm giữa hai người dần dần nảy nở và bùng phát mãnh liệt. Một lời câu hôn ngọt ngào và say đắm. Gia đình Bảo đứng ra tổ chức một đám cưới đơn giản mà không thông qua gia đình họ Đặng do lễ giáo phong kiến. Người bác ruột, Đặng Văn Hoà, lúc đó là thương thư bộ Hình và cha sau đó trách mắng chàng Đặng thậm tệ. Họ bắt chàng phải viết giấy ly hôn và cấm không đươc quan hệ với Bảo. Tuy vậy Trứ và Bảo vẫn âm thầm sống với nhau. Mãi đến năm 1854 Bảo mới chính thức được ghi tên trong gia phả họ Đặng. Lúc này họ  có ba người con và bố mẹ  Đặng Huy Trứ đã qua đời. Trong hồi ký của chính  Đặng Huy Trứ viết về mối tình trắc trờ của mình: "...Con cháu trái lời trên dạy là tội bất hiếu. Nhưng lấy con gái người ta rồi bỏ là tội bất nhân...Người con gái ấy có ơn lớn đối với ta, lại không phạm sai lầm gì, nếu ta mà bỏ ắt sẽ mang điều oan nghiệt. Ở vào hoàn cảnh khó xử này, biết làm thế nào đây?...".

   

Chúng tôi dừng lại bên dòng sông Lựu dịu êm. Mùi rượu gạo bốc lên chuyếnh choáng. Dòng sông trầm mặc như vị thiền sư. Gần đó là một bến sông có cây sung cổ thụ là nơi theo truyền thuyết là nơi hẹn hò của đôi tình nhân Trứ - Bảo. Phía xa xa là một bãi đất rộng kéo dài xuống sông nơi ngày xưa là chợ Cồn nổi tiếng một thời. Men rượu bừng bừng ngũ quan. Ngoài kia những bông mai vàng hé nụ chuẩn bị khai mạc một vận hội mới. Sau hàng tre xanh, khói bếp nhà ai bay lên trong ánh tà dương. Thấp thoáng những tà áo bay trong gió. Có lẽ nàng Nguyễn Thị Bảo đang hong áo cho người yêu. Tim tôi hoà cùng nhịp đập chàng Đặng. Làm thơ từ năm 15 tuổi, rung động con tim ở tuổi 18, Đăng Huy Trứ thật là một chàng trai đa cảm. Bất chợt tiếng chuông chùa Kim Sơn vọng lại. Dòng sông xao động. Chúng tôi tạm chia tay mảnh đất yêu dấu, chia tay với nụ cười dịu dàng trên môi thiếu nữ của dòng sông Lựư Bảo, chia tay với Lê ẩn sĩ. Tôi ngoái lại lần cuối. Một chiếc lá sung đang rơi nghiêng xuống dòng sông. Bất giác nhớ người bạn thơ đã cùng mình lang thang giữa khoảng trời thơ mộng này. Mà nay...

Trên bầu trời Lựu Bảo những vị sao đang thắp nến chuẩn bị cho lễ hội xuân thì.

 

 (Cảm hứng viết lại) Huế, 1- 2007

Ngô Thiên Thu
Số lần đọc: 2347
Ngày đăng: 09.07.2008
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Một cõi non bồng - Văn Chấn Ngọc
Ra Ngoài Ngàn Năm hay tiếng vọng thời gian? - Hoài Hương
xuân và trăng - Chu Vương Miện
Bài học năm chữ - Nguyễn Mỹ Nữ
Kết thúc một cuộc đời ! - Trần Huy Thuận
Nhân đọc bài - Khổng Ðức
Khán giả nói gì về cải lương ? - Mai Văn Sang
yêu nhau cởi áo cho nhau - Chu Vương Miện
Chợ BÚT ĐIỀN: Dân thành Nam mình tốt thật! - Trần Huy Thuận
Hưởng ứng Dư Thi Hoàn : Đừng để người ta tìm đến Cát Bà tìm đọc thơ dở - Nguyễn Đức Thiện