Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.185
123.216.857
 
Về sự kiện “núi bài thơ” ở Hải Phòng : Người đáng chê trách là ai?
Dư Thị Hoàn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trên trang webs của lethieunhon.com, trannhuong.com và phongdiep.net, vào ngày 8/7/2008, tôi đã được đọc 3 văn bản của các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền kết luận về vụ việc một nhà thơ Hải Phòng (thực tế là hai: Phạm Xuân Trường và Thúy Ngoan) tùy tiện viết hàng chục bài thơ của mình lên vách đá khu du lịch đảo Cát Bà:

 

1- Ý kiến của BCH Hội nhà văn Hải Phòng do Tổng thư ký – nhà văn Đình Kính ký tên ( không đề ngày tháng).

 

2- Báo cáo của phòng VH&TT huyện Cát Bà gửi ủy ban nhân dân huyện Cát Bà do trưởng phòng Vũ Tiến Bảy ký tên (30/6/2008).

 

3- Thư gửi Hội nhà văn T/P Hải Phòng do trưởng phòng Vũ Tiến Bảy ký tên (3/7/2008).

 

Với tư cách một thành viên có tham gia hoạt động văn chương của Tp Hải phòng, đồng thời là người chứng kiến tận mắt vụ việc trên, trên cơ sở văn bản đã được công bố ở trên, tôi muốn đặt  một số câu hỏi với ông nhà văn Đình Kính và ông trưởng phòng Vũ Tiến Bảy, rất mong nhận được sự hồi âm.

 

Với ông Đình Kính:

1-    Theo ông: “ngẫu hứng ấy không có gì đáng để xôn xao dư luận”…

 

Vậy xin hỏi: Có phải “ngẫu hứng” không? Hay là tùy tiện, bừa bãi?

Thiết tưởng “ngẫu hứng” như các tao nhân mặc khách đi du ngoạn rồi ngẫu nhiên tức cảnh sinh tình, khắc thơ lên vách núi đá, chỉ là hưng phấn nhất thời thồi chứ. Đằng này Phạm Xuân Trường sắm sửa bút, cọ, tính toán cả 3 màu sơn, ban ngày ra bôi thơ lên núi đá, tối về đánh giấc ngon lành, hôm sau lại đi bôi tiếp như một ông thợ cầy cần mẫn, cứ thế 12 bài thơ được phóng to lên vách núi trong các ngày 25, 26, rồi 28 tháng 5, thì có còn là ngẫu hứng nữa không? (Theo nhà thơ Bùi Chát: “việc làm này là có ý đồ”)!?

 

Vâng, thì cứ cho là hứng chí liên tục đi, thì cứ sơn thơ mình lên cổng nhà đi, thậm chí khắc thơ mình lên bia mộ dòng họ đi, thiên hạ cũng chằng ai bận tâm mà làm gì. Đằng này lại bành trướng thơ mình lên gấm vóc sơn hà nơi ngoạn mục nhất, mà toàn những bài thơ dở hơi, bắt bàn dân thiên hạ chiêm ngưỡng, buộc khách quốc tế phải chụp hình lưu niệm, nghiên cứu, tìm hiểu…còn tự xưng là thi sĩ, còn chua thêm bản quán Hải Phòng nữa, tất cả những động thái đó (chưa bàn đến chuyện coi thường kỷ cương phép nước), có đáng để dư luận xôn xao không? Nhà thơ Đỗ Quyên – ban biên tập trang webs Hội luận văn chương Việt có nhận định: “Đọc ở phongdiep.net, bài viết hay thế, tại sao Dư Thị Hoàn không gửi cho diễn đàn Hội luận? Đây là chuyện động trời, ngay cả những nước tự do, văn minh nhất cũng không ai dám nghĩ đến việc đó”!?

 

2-    Theo ông Đình Kính:  nếu như những người biết sự việc ấy, trên tinh thần đồng nghiệp, chân tình khuyên bạn xoá đi là êm thấm... Tiếc là đã không có sự bình tĩnh và thân tình như vậy”.

 

3-    Xin hỏi: Một ngày sau khi từ  Cát Bà về, ông Nguyễn Phước Giang ( hội viên Hội nhà văn HP) là người cùng chứng kiến sự việc trên với tôi, có nhắn tin cho bà Thúy Ngoan (người ghi rõ họ tên dưới một bài thơ sơn trên vách đá cùng với loạt thơ của PXT) với một câu bông lơn: “ con chúc mừng sáng tác của bu bá…” ngay lập tức nhận được sự phản pháo của Thúy Ngoan, giọng điệu hết sức chợ búa: “ Chết mẹ mày đi con ạ, đừng chõ mõm vào chuyện người ta…” (nhiều câu thóa mạ vẫn còn lưu trên máy di động)!? Bất ngờ về sự tráo trở và tục tằn của Thúy Ngoan, ông Phước Giang mới tức tốc phản ánh toàn bộ sự việc và tỏ thái độ bức xúc với nhà văn Đình Kính – tổng thư ký Hội nhà văn HP và ông Tô Hoàng Vũ - lãnh đạo Hội liên hiệp VHNT thành phố. Phải nói thêm là ông Phước Giang là một người đàn ông nhu mì, chưa biết nói tục bao giờ.

 

Vậy là sự việc đã được Phước Giang báo cáo đúng chỗ và đúng mức. Song, cho đến hôm nay, tôi (với chức danh là Chi hội trưởng Chi hội thơ t/p) chưa hề được ông Đình Kính – cấp trên của tôi (là người quản lý và theo rõi hành trình văn học của các hội viên) hỏi han lấy một lời về vấn đề này thực hư ra sao, càng không nhận được bất cứ một chỉ đạo, hoặc lời khuyên nào nhằm giải tỏa những bức xúc của anh em về hiện tượng thiếu văn hóa và vô ý thức gây tai tiếng cả làng thơ Hải Phòng này. Thì ông Đình kính lấy căn cứ ở đâu, và tư cách gì mà kết luận chúng tôi – những ngưòi viết báo phản ánh thực tế vụ việc này là không có: “tinh thần đồng nghiệp, chân tình khuyên bạn...” ?

 

Ngày tôi chuẩn bị ra đảo Cát Bà, có nhăn tin mời Phạm Xuân Trường cùng đi, thì Trường nhắn tin cảm ơn và cho biết cũng đang đi tàu cao tốc ra Cát Bà cùng con gái. Sau khi phát hiện “núi bài thơ” ở bãi Cát Cò, tôi cũng lại nhăn tin cho Trường: “Đang ở Cát Bà, tối nay gặp nhau nhé”, định hỏi han sự tình, nhưng Trường không trả lời. Sau khi về Hải Phòng, trước bức xúc của nhiều anh em hội viên, tôi lại một lần nhắn tin nữa với nội dung rõ ràng hơn: “Chuyện thơ ở Cát bà không bình thường chút nào, tôi muốn nghe Trường nói, thế nào?” (các tin nhắn đều còn lưu trong máy di động), vẫn không có hồi âm. Đó là những cố gắng bình tĩnh và thiện chí của tôi và Phước Giang mà Phạm Xuân Trường cùng Thúy Ngoan ngang nhiên khước từ, còn hơn thế nữa là Phạm xuân Trường vẫn dương dương tự đắc về hành vi của mình, buộc chúng tôi phải bày tỏ thái độ công khai và tham khảo dư luận. Vậy thì hà cớ gì ông tổng thư ký Đình Kính buộc lỗi chúng tôi bằng giọng điệu kẻ cả: “Tiếc là đã không có sự bình tĩnh và thân tình đồng nghiệp” ?

 

Ông Đình Kinh mong rằng:một việc không đáng để mọi người, các nhà thơ nhà văn bận tâm, kết thúc ở đây. Chúng ta có nhiều điều về học thuật đáng dành thời gian để bàn”

 

Xin hỏi: Thế tại sao ông Đình Kính không khoanh vùng ngay chuyện đó, trong khi các trang webog đã hạ màn về vụ này? Nếu theo tinh thần đồng nghiệp, chí tình như ông đã khuyến cào thì chỉ cần mời đương sự và những người có liên quan đến gặp gỡ đến nhắc nhở, đến rút kinh nghiệm … để kết thúc ở đây. Đằng này ông lại đưa cả 3 văn bản kèm theo hàng loạt ý kiến áp đặt lên cùng một lúc 3, 4 trang webs, để rồi dư luận lại được hâm nóng, lại xôn xao đợt sóng thứ hai?

Hay đó là thủ pháp của ông - nói zậy nhưng không phải zậy?

 

4-    Còn nữa: ông nói: “Chúng ta có nhiều điều về học thuật đáng dành thời gian để bàn”,

5-    Vậy thì xin hỏi: ý thức công dân, tư cách của một nhà văn không đáng để bận tâm, không đáng dành thời gian để bàn hay sao?

 

 

Trao đổi với ông Vũ Tiến Bảy:

 

Trước hết phải cảm ơn ông Bảy, người có rất nhiều sáng kiến và đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi, thiết thực đóng góp cho trại sáng tác Hội văn học Hải phòng mà tôi đã từng được cộng tác. Và còn cảm kích hơn nữa về những lời ưu ái dành riêng cho cá nhân tôi. Nhưng không phải vì thế mà tôi bỏ qua những nhận định mà tôi cho là chủ quan của ông qua bức thư gửi Hội nhà văn Thành phố, về vụ việc “núi bài thơ” ở Cát Bà, tôi là một trong số người dự phần.

 

1-       Nhận xét của ông Vũ Tiến Bảy về hành vi tùy tiện thiếu ý thức của nhà thơ Pham Xuân Trường là ngẫu hững và cứ gì phải làm ầm ý đến vậy. Là một nhận xét đã thấu đáo, và xác đáng hay chưa. Xin mời ông đọc phần câu hỏi mà tôi đã dành cho ông Đình Kính, đồng thời cũng dành cho ông Vũ Tiến Bảy nữa.

2-       Ông Vũ Tiến Bảy thắc mắc:Chẳng lẽ dựa vào sai lầm của người khác để tranh thủ đánh bóng mình hay sao? Đó không phải là cách suy nghĩ của những người cầm bút chân chính…”

 

Xin hỏi: Một con sâu bỏ rầu nồi canh, sai lầm của bạn mà ảnh hưởng đến thanh danh của cả một đội ngũ. Hơn nữa bạn đó còn ngạo mạn, còn phớt lờ, còn thách thức với những người nhắc nhở (qua nhắn tin), còn dương dương tự đắc với hành vi thiếu văn hóa của mình, thì có nên chỉ trích, có nên phản ứng không? Đối với những người quá u mê (người tỉnh không bao giờ làm như thế), việc cần dội gáo nước lạnh lên đầu, thậm chí còn cho một cái bạt tai nữa, thì chắc sẽ bị mang tiếng là ác thôi chứ, sao lại là tranh thủ đánh bóng mình? Còn người tự xưng là thi sĩ, tùy tiện phóng to hàng chục bài thơ ẩm ương của mình lên vách đá khu danh lam thắng cảnh, theo ông không phải là hành vị tranh thủ đánh bóng mình hay sao? Một hành vi quảng cáo biến tướng, xâm phạm không gian công cộng để thỏa mãn bệnh “ngôi sao” ích kỷ (còn thậm tệ hơn cả những quảng cáo khoan cắt bê tông, thông bể phốt đang  bôi bẩn phố phường), chẳng lẽ lại không đáng lên án hay sao? Vậy người bôi thơ và người lên án hành vi  bôi thơ, trường hợp nào mới là cách suy nghĩ của những người cầm bút chân chính…?

 

3- Ông Vũ Tiến Bảy viết:chúng tôi rất lấy làm tiếc bởi lẽ chính các anh, các chị trong Hội của thành phố đang bôi nhọ lẫn nhau.”

 

Xin thưa: Nếu ông Bảy chịu đọc kỹ và chịu theo dõi thường xuyên về đời sống văn học nói chung và đội ngũ nhà thơ nói riêng, ông sẽ không ngạc nhiên về vấn nạn vàng thau lẫn lộn đã tràn lan vào cả ngôi đền văn chương hiện nay. Đã có rất nhiều bài báo vạch trần trăm nghìn mẹo chạy cửa vào Hội nhà văn Việt Nam. Cho nên không phăi ai đeo cái thẻ Hội nhà văn VN cũng đáng kính cả đâu ông Bảy ạ. Sự xuống cấp của vai trò người cầm bút đã được gióng chuông.

 

Xin hỏi: Ông có tin, không sớm thì chầy, lũ vô học và lưu manh đang trà trộn trong hàng ngũ văn chương dù có khôn ngoan đến mấy, dù thầy thợ đến mấy cũng s tự lòi cái đuôi của mình trước bàn dân thiên hạ?

 

Có một điều tôi hơi lạ, tại sao ông một mực lấy làm tiếc các anh chị trong hội nhà văn của thành phố đang bội nhọ nhau mà không lấy làm tiếc việc ông Phạm Xuân Trường và bà Thúy Ngoan đang bội nhọ khu du lịch của nhà nước trên địa bàn các ông đang quản lý? Riêng việc nửa tháng sau các ông vẫn chưa phát hiện ra hàng cây số vách núi trên con đương du ngoạn bị bôi sơn đỏ đen bởi hàng chục bài thơ to bằng manh chiếu đang xuất bản bừa bãi, hơn một tháng trời các ông mới tẩy xóa, mà khồng hề có nửa lời tự kiểm điểm về trách nhiệm của mình. Đúng lẽ ra các ông phải xử phạt Phạm Xuân Trường theo luật vi phạm di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh, và vi phạm luật xuất bản, thì ngược lại ông lại chuyển mũi nhọn buộc tội anh chi em văn nghệ sĩ Hải Phòng, những người thẳng thắn viết bài phản ánh trăm phần trăm sự thật (đã được kiểm chứng) là bôi nhọ lẫn nhau! Ông có biết không, tội bội nhọ là tội vu khống đấy? Ông đã tìm hiểu đến đâu, mà chụp mũ cho các văn nghệ sĩ Hải Phòng một cái tội phi đạo đức như vây?

 

4-       Xin hỏi: Ông Bảy có quan niệm thẩm mỹ như thế nào khi nhìn những bức ảnh chụp dưới đây mà nhận xét: “Các bài thơ được trình bày khá công phu với một ý thức thẩm mỹ” ?

 

 

Cuối cùng, xin hai ông (Đình Kính và Vũ Tiến Bảy) nếu có thể bớt chút thì giờ đọc lại bài viết hoàn chỉnh của tôi. Bài “Hải Phòng có núi bài thơ đây rồi” tai webs phongdiep.net, vanchuongviet.org. Do hạn chế của khuôn khổ, báo Tiền Phong cuối tuần số 26 (từ 23-29/6/2008) đã không tải được hết toàn văn của nó. Ngõ hầu từ đó hai ông có thêm thông tin tường tận hơn.

Dư Thị Hoàn
Số lần đọc: 3093
Ngày đăng: 09.07.2008
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Trong chat room, Minh Thùy đang tán tỉnh chúng ta. - Đào Hiếu
Thưa cùng Giáo sư Lê Thành Khôi - Hà văn Thùy
Ngực cỏ và những dự báo không bất thường - Vĩnh Phúc
Đọc LẠC ĐỊA Thơ HOÀNG LỘC : Suốt đời luôn trân quý một chữ tình! - Mang Viên Long
Đổi mới tư duy từ một triết thuyết cổ - Vũ Ngọc Tiến
Thúc Sinh và Nguyễn Du - Lê Vũ
Phan Nhiên Hạo lưu vong chuyên nghiệp ở thiên đàng bằng nhựa - Inrasara
Nhà Thơ MAI THÌN với Lặng Lẽ Xanh : Khúc ca bi tráng của dòng đời đang xanh - Mang Viên Long
Nguyệt Phạm – chấm hết phận ngựa trời - Inrasara
Đôi điều sau cùng với nhà thơ Inrasara ! - Mang Viên Long