Trên Báo Tây Ninh số 82/2008 ra ngày 15/7/2008 nhà văn Nguyễn Đức Thiện có viết bài tựa đề SÂN CHƠI ÂM NHẠC AI CŨNG CÓ QUYỀN VÀO có đề cập đến bài viết CA KHÚC PHẢI SÁNG TẠO NGHỆ THUẬT của tôi đăng trên Tạp Chí văn nghệ TN số 16/2008 ( trên VN Bình Dương cũng đã đăng rồi ) nên có vài ý kiến trao đổi cùng Nguyễn Đức Thiện . [bài viết của Ngữ Yên]. Qua hai bài viết của NĐT và NY, tôi xin được góp vài ý thô thiển vào đây “cho vui”…
Cho đến ngày hôm nay chúng ta đã thấy gì về tình hình hoạt động của nền âm nhạc VN? Trước tiên cần phải nhìn một cách thực tế đúng đắn những nguyên lý nhất định, và việc phổ biến các “hiện tượng” không chân chính, Thiếu chiều sâu nghệ thuật. chính vì vậy, nên không thống nhất được giai tầng sáng tác để quần chúng hấp thụ các giá trị nghệ thuật nói chung, trong đó mảng âm nhạc là một phần thiết yếu.
Trên con đường tiến tới mục tiêu gần như “cao cả”... Để từng ngày nền âm nhạc nước nhà được nâng cao đến mức toàn mỹ. Như vậy, chúng ta phải suy xét và nhìn rõ đặc điểm chủ yếu của nền văn hóa âm nhạc xã hội chủ nghĩa. Đó chính là hệ tư tưởng của nhân dân. Cho dù bất cứ nền văn hóa ở một quốc gia nào đang tồn tại, đều phải coi trọng duy lý tính dân chủ và xã hội lên hàng đầu. Hiện tại chúng ta đã và đang nhận diện được khuynh hướng đặc biệt của những con số khiêm nhường trong giới sáng tác. Cho dù nó chỉ mở một phần ba cánh cửa để chào đón nền văn hóa âm nhạc “tư bản” bước chân vào ngôi nhà âm nhạc VN, đồng thời nó đang a dua và tung hô những khẩu hiệu “âm nhạc không có con người” hoặc “con người là nô lệ của âm nhạc”.
Vẫn biết rằng: lịch sử đang xác nhận những “hình dạng” âm nhạc qua mọi thời kỳ, song song đó mặc nhiên trình diễn những “dung nhan” xinh đẹp khác. Tuy nhiên không chấp nhận sự biến thể nhất thời một nền âm nhạc “quái thai” sinh thành trên đất nước chúng ta. Có thể khẳng định “chân lý” chỉ là sản phẩm tư tưởng trong mỗi con người, nhưng tư tuởng của nền văn hóa âm nhạc VN đang nổi bật hai chữ “tự do” và tỏa rạng nét đặc thù một dân tộc. Trong hoàn cảnh toàn diện xã hội nước nhà, người dân đang tích cực lao động, tính toán từng phút giây mong tìm được hạnh phúc, cho nên [về mặt tinh thần người dân không mấy chú trọng]. Nhưng không vì thế mà giá trị văn hóa không được khắc phục. Chúng ta không thể nói về mặt lý trí là đủ, mà phải kể đến tình cảm của mỗi con người đang được nhà nước quan tâm xây dựng [trong đó chính là lòng nhân đạo và nhiệt tình mang tính nhân dân] Đây có phải là lý thuyết cơ bản chế độ dân chủ trong nội dung? Nhân dân ngày hôm nay đang trở thành người sở hữu thật sự nền văn hoá, người làm chủ các kho tàng quý giá VN. Ngay bây giờ, chúng ta hãy đặt ra một câu hỏi với chính chúng ta: Tại sao không dám mạnh dạn loại trừ các xung đột, hay các đối kháng nội tại xã hội? [cho dù nền âm nhạc diễn biến êm dịu hoặc sôi động].
Trong thời đại cách mạng khoa học-kỹ thuật và phát triển những phương tiện thông tin đại chúng mới mẻ. Việc ấn hành các tác phẩm văn hoá nghệ thuật rộng rãi chưa từng thấy. Song bên cạnh đó xuất hiện một phần tử mang xu hướng vô cùng nguy hiểm; là muốn tiêu chuẩn hóa nền văn hóa âm nhạc VN. Bọn chúng biến những tác phẩm âm nhạc lai căng , hổ lốn trở thành một thứ sản phẩm trên “dây chuyền”-“băng tải” đem truyền bá rộng khắp, tệ hại hơn nữa là các cuộc hội kiến biểu diễn nghệ thuật quần chúng và xem đó là một “thiên đường” âm nhạc, hay nói chính xác: hiện tượng trở thành sự kiện. Mối đe dọa đã quá rõ ràng; một số… giới sáng tác chạy theo thị hiếu người nghe đối với âm nhạc, cố làm thỏa mãn khán thính giả cái mà ngày nay họ đang ưa thích… Dù nhìn thấy mối nguy cơ hiện thực, nhưng quần chúng trong xã hội ngày nay đâu phải là một đám người thiếu suy nghĩ, mà là tập thể nhũng người đồng nhất tư tưởng, trong đó mỗi người đều có đầy đủ khả năng duy trì và phát triển cá tính của mình, họ sẽ thẳng thừng loại bỏ những thứ nghệ thuật nghèo nàn, giá trị bị hạ thấp. Nhưng về nguyên tắc những điều kiện khác nhau và quy luật khách quan của sự phát triển xã hội. Vì vậy, phải cố đạt được sự nhận thức đúng đắn và ứng dụng các nguyên lý về tính quần chúng xã hội tiến bộ của nền văn hoá âm nhạc Việt Nam.