Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.179
123.204.171
 
Nhắc nhở nhanh nhẩu
Inrasara

Trong bài viết “Người thơ ơi, đừng diễn nữa!”, đăng trên báo Công an Nhân dân Cuối tuần, số 30, ngày 10-8-2008,

http://www.cand.com.vn/vi-VN/vanhoa/2008/8/97111.cand

tác giả Hà Yên có nhắc đến tôi và bài phỏng vấn của tôi. Xin trích nguyên văn như sau:

 

“… Thiên hạ trình diễn thơ thì cũng đua nhau trình diễn,… nghĩa là cái riêng của họ rất mờ nhạt. Cho nên, dù là người dành nhiều ưu ái đối với thơ trẻ, gần đây Inrasara vẫn phải viết bài để lưu ý một số cây bút thơ đang lặp lại của nhau. Và tôi lại buồn cười khi thấy anh nhà văn kiêm nhà thơ đã nhắc tới ở trên nói như đinh đóng cột nhưng không mảy may chứng minh việc: “Tinh thần hậu hiện đại, khi vào với cộng đồng người viết tiếng Việt, đã và đang được Việt hoá” như thế nào. Đọc tới chỗ anh tự quảng bá về sáng tác của mình, tôi nhận ra anh cũng chẳng hậu hiện đại gì: “Với tiểu thuyết, tôi quan tâm đến giọng điệu. Thường thì trong đầu tôi có một số thứ, như nhân vật, câu chuyện, một không khí nào đó, thậm chí là vấn đề nọ kia… nhưng tôi chỉ có thể viết khi giọng điệu đó cất lên chắc chắn”. Tôi nghĩ anh nói cho oai thế thôi chứ mấy chữ hậu hiện đại trong quan niệm của anh xem ra cũng lỏng lẻo, đơn cử: “tôi đặc biệt muốn nhắc tới Bút Tre. Hình như sinh thời ông không tự nhận mình sáng tác theo phong cách gì, và nếu giờ vẫn sống tôi tin ông cũng chẳng nhận mình là “hậu hiện đại”, nhưng tinh thần giải thiêng và thủ pháp giễu nhại của ông thật tuyệt vời. Đó chính là một nhà thơ hậu hiện đại rất tiêu biểu, hơn nữa lại đi tiên phong, ít ra là ở phía Bắc”…. Nếu chỉ bằng vào tinh thần giải thiêng và sử dụng thủ pháp giễu nhại trong sáng tác để đánh giá một tác giả là hậu hiện đại hay không thì xem ra hậu hiện đại đã có mặt ở nước Nam ta từ lâu rồi đấy nhỉ (…)

 

Trong một bài trả lời phỏng vấn gần đây, bàn tới tình huống hậu hiện đại có mặt trong thơ Việt Nam muộnchậm, nhà thơ Inrasara viết: “Với người viết, mang cảm thức hậu hiện đại thôi không đủ, nhà văn hậu hiện đại là kẻ biết vận dụng thuần thục thủ pháp hậu hiện đại vào sáng tác. Một, một vài hay tất cả mọi thủ pháp thích hợp”. Tôi lại nghĩ khác với Inrasara, nếu người làm thơ thật sự có cảm thức hậu hiện đại, cảm thức ấy sẽ chi phối việc anh ta tìm ra hình thức biểu đạt, sáng tạo thủ pháp nghệ thuật cho riêng mình, không nhất thiết phải biết vận dụng thuần thục thủ pháp hậu hiện đại. Và nhà thơ có tài năng hay không cũng từ đó mà ra….”

 

Về bài viết, tôi hoàn toàn không có ý kiến mà chỉ xin nêu 3 chi tiết đáng lưu ý:

1. Ở phân đoạn thứ nhất, Hà Yên có vẻ giơ tay nhất trí với tôi: “Cho nên, dù là người dành nhiều ưu ái đối với thơ trẻ, gần đây Inrasara vẫn phải viết bài để lưu ý một số cây bút thơ đang lặp lại của nhau”.

2. Điểm không đồng tình với tôi có mặt ở đoạn hai: “Tôi lại nghĩ khác với Inrasara…”.

Cả hai [đồng tình hay nghĩ khác] đều không vấn đề gì cả.

 

3. Riêng phần tiếp theo của phân đoạn thứ nhất: “Và tôi lại buồn cười khi thấy anh nhà văn kiêm nhà thơ đã nhắc tới ở trên (Inrasara nhấn mạnh) nói như đinh đóng cột nhưng không mảy may chứng minh việc: “Tinh thần hậu hiện đại, khi vào với cộng đồng người viết tiếng Việt, đã và đang được Việt hoá” như thế nào. Đọc tới chỗ anh tự quảng bá về sáng tác của mình, tôi nhận ra anh cũng chẳng hậu hiện đại gì: “Với tiểu thuyết, tôi quan tâm đến giọng điệu. Thường thì trong đầu tôi có một số thứ, như nhân vật, câu chuyện, một không khí nào đó, thậm chí là vấn đề nọ kia……”,

Thì có sự lấn cấn.

“Anh nhà văn kiêm nhà thơ đã nhắc tới ở trên” là ai, tôi tìm mãi không thấy. Tuyệt không có tên tác giả nào được Hà Yên “nhắc tới ở trên” cả, ngoài Inrasara. Nên đọc cả đoạn văn, người đọc dễ nghĩ Hà Yên đang “phê phán” Inrasara. Thế nhưng, nếu là Inrasara (làm thơ và cũng có viết tiểu thuyết [hậu hiện đại]) thì nội dung sau đó lại không liên quan gì đến tôi cả.

 

Thử trích đoạn cuộc trò chuyện giữa Phong Điệp với nhà thơ Inrasara: “Cần phải gọi đúng tên sự thể” đăng báo Văn nghệ, 24-5-2008 (Phongdiep.net đã đăng lại toàn văn):

“PĐ: Trong bài trò chuyện gần đây, nhà văn Lê Anh Hoài có cho rằng hậu hiện đại đã và đang được Việt Nam hoá. Quan điểm của anh về vấn đề này?

 

Inrasara: Tôi đã đọc bài trả lời phỏng vấn khá lí thú của Lê Anh Hoài, nhưng nhà văn này vẫn chưa diễn đạt rõ luận cứ với các dẫn chứng cụ thể và đầy đủ về “hậu hiện đại đã và đang được Việt Nam hóa” (có lẽ do hạn chế về dung lượng chữ của một bài phỏng vấn chăng?), nên tôi không có ý kiến. Chỉ đồng ý với anh là “đi sau không có nghĩa là ăn theo, nhai lại”.”

 

Tôi chưa hề đề cập đến chuyện Việt hóa hậu hiện đại. “Tự quảng bá” tác phẩm mình như nội dung Hà Yên nêu càng không!

 

Tạm kết: Lối viết dùng đại từ phiếm chỉ tai hại là bởi thế.

Để minh chứng cho một luận điểm, không ai đòi hỏi người viết phải nêu tên tuổi này nọ, nếu đấy là trường hợp phổ quát hoặc không cần thiết. Đằng này sự việc quá cụ thể, đoạn văn trích dẫn nằm gọn lỏn trong ngoặc kép, nêu đích danh tên người không hay hơn ư? Tránh những ngộ nhận, rất không đáng có.(*)

 

Sài Gòn, 11-8.2008.

_________________

(*) Chuyện nhảm nhí: Nương theo sợi chỉ Google, quả là đối tượng mà tác giả bài báo nhắm đến là nhà văn Lê Anh Hoài, qua bài nói chuyện với Phong Điệp đăng trên báo Văn nghệ trẻ. Bởi người viết thiếu cụ thể nên đã gây hiểu lầm, ít ra cũng với hai bạn văn. Sáng sớm, Sara nhận tin nhắn không lành: “Anh biet Ha Yen la ai k? viet ve anh tren lethieunhon.com ho henh wa!”. “Em vua doc bai tren CAND cuoi tuan, ho hieu anh sai. Dung tra loi gi ca, lam viec thoi”.

Không chú ý - đúng lắm. Nhưng dù sao tôi cũng phải trả lời cho các bạn nhắn tin. Ồ, nếu vậy thì nó kéo dài ra. Thôi thì cứ “nhanh nhẩu đoảng” trên Website mình là hay hơn cả. Cho nên mới ra cái nỗi “Nhắc nhở nhanh nhẩu” này.

Xin hết ạ.

*

Theo inrasara.com.Bản của tác giả gửi

Inrasara
Số lần đọc: 3292
Ngày đăng: 12.08.2008
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Buổi sáng Khi thức dậy ... - Mang Viên Long
Nỗi [lảm] nhảm [về &] của thơ & Hạnh - Inrasara
Tản mạn quanh ngày - Lê Mai
Lê Minh Quốc… đi một ngày đàng - Huỳnh Kim
Chiếc võng trong đời sống người việt. - Mai Văn Sang
Khúc hát chim trời - Phạm Minh Hoàng
Người phụ nữ tôi yêu nhất trên đời - Diệp Hồng Phương
Hạt cát dưới đáy cuộc đời (Phần hai) - Trần Huy Thuận
Tạ Nghi Lễ với quê hương và nghệ thuật... - Lê Cung Bắc
Bậu cửa nhà mình - Quỳnh Linh
Cùng một tác giả
Hành trình Katê (dân tộc học)
Muộn (thơ)
Tạ ơn (thơ)
La cà tết kinh (tạp văn)