Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.152
123.225.424
 
Chủ nghĩa nữ tính
Khổng Ðức

Khoảng hậu bán thế kỷ 20, văn học Tây phương có một hiện tượng bộc phát là ra đời chủ nghĩa nữ tính. Cũng đúng thôi, bởi vì  phái nữ chiếm một nữa  dân số trên toàn cầu, văn học lâu nay ít nhắc đến họ là một thiếu sót lớn. Do đó từ hậu bán thế kỷ 20, bản thân  phái nữ  tự đúng lên đề xuất chủ nghĩa nữ tính và đã chiếm được một địa vị quan trọng .

 

Chủ nghĩa nữ tính (feminism) cũng gọi là  chủ nghĩa nữ quyền, vốn là danh từ do Nhật văn dịch ra Trung văn. Thật ra từ thế kỷ 18 do  phong trào tự do lớn mạnh, người ta đã đưa ra vấn đề  nam nữ bình đẳng và chủ nghĩa nữ tính tự do (Liberal feminism). Nhưng  mãi đến thế kỷ 20 chủ nghĩa nữ tính mới được tổ chức thành hai mặt trận qui mô: một là ở Âu châu đại lục mà nước thủ vai chính là nước Pháp, mặt trận thứ hai là Anh Mỹ, mà chủ yếu là ở Mỹ. Từ thập niên 60 trở đi, sau phong trào vận động giải phóng phự nữ ở Pháp, chủ nghĩa nữ tính được xã hội quan tâm đến một nhân vật nổi tiếng  là Simone De Beauvoir (1908-1986) với tác phẩm “ Giới tính thứ hai” (The Second sex-1949); được coi như là thánh kinh của chủ nghĩa nữ tính. Tiếp theo là  Helean Ciroux, Lucy Irigaray, Julia Kristeva là ba bình luận gia nổi tiếng gây thành ảnh hưởng lớn ở Âu Mỹ về chủ nghĩa nữ tính. Sau đó các nhà bình luận  của giới nữ  như tụ tập thành hội quần anh tung ra đủ sách báo thành một trận địa quốc tế bền vững. Giới tính thời hiện đại là tranh thủ quyền lực nữ tính như đặt nặng vấn đề khác tính trong chính trị, ca tụng bản chất nữ tính, hình tượng nữ tính, đề xướng văn hóa nữ tính, mô tả mỹ học nữ tính,, lý luận về cơ cấu giới tính , v…v….Tiến đến niên đại 80, chủ nghĩa nữ tính hướng về hậu hiện đại, nó kết hợp với chủ thuyết hậu hiện đại nhắm vào các hướng : xóa bỏ sự khác biệt giới tính,, lần theo dấu vết khác biệt của xã hội, tiến đến xu hướng bình diện và biên duyên, đưa cá nhân vào tự thân của giới tính, gấp rút đập tan các trung tâm chính, bải bỏ vai trò phu nhân cao quí mà hướng về đại chúng, coi trọng vấn đề tha hóa của phụ nữ, phê phán các trung tâm văn hóa Tây phương và mở rộng mối liên hệ với Đông phương và phụ nữ thế giới thứ ba. Chống đối trung tâm da trắng mà chú ý đến văn hóa văn học của phự nữ da đen. Trong tầng lớp mới lấy cái tâm bình thường  làm người bình thường , phản đối  hình nhi thượng học coi trọng giai cấp, tầng lớp, chủng tộc, dân tộc, địa lý, v..v…Coi sự khác biệt giới tính là  tự nhiên và hướng về xã hội hậu hiện đại và nền văn hóa tương đối, dựa vào  thuyết bản chất luận (essention) và giải cấu luận (de-construction) mà khai triển vượt qua bình luận văn học của thế kỷ.

 

Vì nữ tính từ xưa đến nay về chính trị bị áp bức, về xã hội bị chèn ép nhận chìm, về kinh tế thì cam chịu nghèo khổ, về văn hóa bị nam tính tước đoạt ( đàn bà con gái ít được đi học), tư tưởng tình cảm rơi vào trạng thái đè nén. Do đó nữ tính chủ nghĩa cần phải cố giữ các vai trò trong chính trị, xã hội, kinh tế, văn hóa. v..v…, tranh thủ quyền lực trong nhiều phương diện, phải có địa vị và ân huệ thực sự. Cho nên chủ nghĩa nữ tính phải đảm nhận sứ mệnh giải phóng  phụ nữ, suy tư khảo sát tiền đồ và vận mệnh  phụ nữ, phải có trách nhiệm và nhiệm vụ của vai trò một nửa dân số trên thế giới, cũng như trên mỗi quốc gia, nói năng phát biểu, tiến hành vai trò nữ tính đối với vấn đề  phê bình, hoạt động trong địa hạt        văn học, chính trị học, kinh tế, xã hội học….

 

Không kể bản thân vốn ở địa vị quí tộc như các bà Woolf, S.De Beauvoir, Kristeva vẫn vì văn học nữ tính da đen mà tranh thủ quyền lực cho các vị như Shoualter, Barbara Smith… Chủ nghĩa nữ tính kết hợp các chủ thuyết đang lưu hành như chủ nghĩa Marx, tinh thần phân tích, ngữ ngôn phân tích, chủ nghĩa tồn tại, thuyết giải cấu, v..v…đề xuất một hệ thống phong phú nhằm khai thác và kiến thiết  nữ tính với chủ trương  lý luận mang tính bao dung, hóa giải và sáng tạo. Tư tưởng truyền thống của chủ nghĩa nữ tính vốn bắt nguồn từ tư tưởng  nhân quyền của tây phương. Quyền lợi của nữ tính là do thiên phú, nó vốn mang tính thiên nhiên và tính vũ trụ, đương nhiên phải được tôn trọng, và trao cho  những quyền lợi địa vị, vinh dự thích đáng. Đến nổi Woolf phải tuyên bố :”Nếu một người nữ  nghĩ đến chuyện viết tiểu thuyết thì cũng phải cần đến tiền, mà còn phải cần có một căn phòng làm việc riêng”. S. De Beauvoir thì nói thẳng: “ Nữ nhân không phải sinh ra là như vậy, mà chính là do sự biến đổi sau khi ra đời mà thôi.” Gần đây chủ  nghĩa nữ tính có nhiều thay đổi lớn  từ bình đẳng đến sự khác biệt giới tính, không chỉ là do kết quả tự thân phái nữ  phát triển mà còn do trình độ tư tưởng  đương đại của Tây phương xâm nhập vào, như chủ nghĩa hậu cơ cấu của Foucault, tâm lý phân tích của Lacan, chủ nghĩa giải cấu của Derrida và các thứ tân chủ nghĩa Marx.

 

 

Điểm hạch tâm của  chủ nghĩa nữ tính là tính chính trị (sexual politics). Các nhà bình luận văn học chủ nghĩa nữ tính cho rằng  tiêu chuẩn chính trị là cao nhất, vì rằng quan hệ giới tính (sex) không chỉ là một thứ quan hệ tự nhiên mà còn là một thứ quan trọng, vì nó có  liên hệ đến lợi thế chính tri. Vấn đề tính giống (gender identity) là vấn đề chính trị, vấn đề chủng tộc; khác tính là vấn đề chính trị quốc tế, thế tất nó phải  cần đến các phương diện quyền thế, địa vị, tinh thần phản kháng và tinh thần chủng tộc,v..v…, tiến đến  đích chính trị, nhân loại học.

 

Nữ tính có đầy đủ ưu thế của thiên nhiên và đặc chất xã hội, có quyền phát biểu ý kiến đối với tính chính trị. Đó là tiền đề của phần bình luận liên quan đến việc phân tích tính chính trị của chủ nghĩa nữ tính. Theo Milton Kesslex va Hareld Bloom, Pagalya, trong tác phẩm “ Tính dụng cụ”(Sexual Personae) miêu tả các bộ phận thân thể của phái nữ với những đường cong, gần giống như cách tạo hình của thiên thể địa cầu, năng lượng thiên nhiên cũng có đầy đủ nơi thân hình người nữ thuận lợi lưu thông đi về.. So với nam nhân, nữ nhân có trực giác và ngộ tính, đối với hiện thực cũng mẫn nhuệ hơn; linh hồn và tinh thần  cũng hoàn mỹ hơn, có khả năng tự kiềm chế (Self-containment), lại tự mình giữ quân bình và hòa hài  Trái lại, cơ cấu sinh lý của nam nhân đầy khiếm khuyết, do đó cần phải đương đầu với thiên nhiên. Nam nhân không thể tự quân bình được mình, thân thể phải chịu những chướng ngại của thiên nhiên, nên phải hướng ngoại, đầu xạ phóng thích và  phát tiết. Do đó nam nhân cần phải hướng ngoại phát triển, thành người kiến thiết  nền văn minh nhân loại,  hoặc giả cũng có thể là kẻ phá hoại táo tợn; nếu họ không làm như thế thì sẽ bị nữ nhân nuốt trửng . Đối diện trước thiên nhiên, nam nhân có tâm lý sợ hải, vì vậy mà cần phải vận dụng nhiều lý tính để thích ứng , chinh phục  và cải tạo thiên nhiên. Cứ như sự nhận xét của chủ nghĩa nữ tính, so với nam nhân , nữ nhân có những ưu thế về thiên nhiên và nhân tính đặc biệt, thế nhưng tại sao lại cứ bị nam nhân áp bức chèn ép mà không nổi dậy chống lại ?

 

Trong trường kỳ lịch sử, nữ tính không chỉ bị lệ thuộc, địa vị thấp kém sống trong sự nương tựa, trong xã hội cũng như trong thiên nhiên không bao giờ được phát huy, điều kiện kinh tế lại nghèo khó khốn đốn, trình độ văn hóa yếu kém, không hề được học tập dạy dỗ, vấn đề nữ tính về lâu về dài thành bệnh tật. Tất cả những sự kiện đó là điểm chủ yếu để cho chủ nghĩa nữ tính phê bình và dẫn đến điểm xuất phát đồng lớn tiếng đòi hỏi và duy trì nữ tính. Nữ tác giả Woolf trong tác phẩm “ một căn nhà cho chính mình” đã ghi lại những trạng thái tồn tại của nữ tính và phê bình nam nhân như sau :

 

Trạng huống của phái nữ trong thời Trung cổ, được nam nhân sùng bái như thần; Quan niệm đạo đức của phụ nữ yếu đuối hơn nam nhân,

Phụ nữ có chủ nghĩa lý tưởng, có tâm tế nhị tỉ mỉ hơn nam,

…Phụ nữ tác động đến hành xử của con người; Trong việc cúng tế thần linh phụ nữ phải hi sinh. Phần  óc não của phụ nữ nhỏ hơn nam. Phần hạ ý thức phụ nữ lại thâm sâu hơn nam. Phần trên thân thể của phụ nữ  ít lông. Về phương diện trí lực, thể lực phụ nữ thấp hơn nam . Phụ nữ rất thương mến nhi đồng; Phụ nữ sống thọ hơn nam giới. Phần cơ bắp của phụ nữ mềm yếu hơn; trong khi sức lực ái tình phụ nữ lại mạnh hơn. Phụ nữ chuộng danh vọng, sự giáo dục phụ nữ  đòi hỏi  cấp cao….

 

Phần vừa nêu là quan niệm phụ nữ của Shakespeare. Nếu tự thân nữ tính  đều không quan tâm đến vấn đề phụ nữ, những ưu thế, những sở trường  của nữ tính  không những không được ứng dụng , mà còn mãi mãi  vẫn bị nam tính chèn ép, kỳ thị. Chủ nghĩa nữ tính cần phải được tu chỉnh lại các quan niệm và phân tích các vấn  dề. Do đó chủ nghĩa nữ tính phải xem vấn đề giới tính khác biệt như là vấn đề chính trị và xã hội. Tại đại học Minezota, kế tiếp tân phê bình đại sư Allan Tate, trong tác phẩm “ Tính chính trị” Millett viết rằng : Nam nhân thường thường nắm được quyền thế, là vận dụng cái uy thế trên cơ thân của nữ nhân, nam tính xuyên qua tính chính trị chi phối nữ tính, cho nên văn hóa đương kim với giới tính khác biệt không có hình thái ý thức xử sự, nó đưa ra khái niệm quyền lực cơ bản, hạn chế nữ tính chỉ lẩn quẩn trong việc sinh đẻ và gia đình, qui định hành vi,tư thái, thái độ và tác phong của vai trò tính; đặc tính nữ tính bị khống chế, được coi như đó là thiên tính của nữ nhân. Nữ được an bần lạc đạo cùng tự duy trì giai cấp địa vị bị chi phối và đối xử; ca tụng cái đẹp của nữ nhân là kể như đưa nữ tính vào giai cấp bị chi phối cùng đặt nữ tính trong địa vị tôi tớ tốt hơn. Cho âm đạo của nữ tính là sản vật ô uế, vì phạm tội nên nên phải bị cắt thiến, khiến nữ nhân có ý tưởng  phạm tội tổ tông, để về mặt sinh lý, tâm lý biến nữ tính thành nô lệ cho nam tính. Thậm chí Eva Figes cho rằng : cơ cấu quyền thế thể hiện ngay trong tư thế giao hợp của tính; bản thân quan niệm phục tùng xảy ra từ phương thức làm tình nam ở trên và nữ ở dưới”. Còn Beauvoir thì viết: sự ưu thế của nam nhân là ở nơi “tính siêu việt”, là không hề bị ràng buộc gì cả, hưởng thụ tự do; trong khi nữ nhân bị đẩy vào “tính nội tại” nên phải chịu cấm đoán ràng buộc đủ thứ, cũng từ tính phục tùng công việc mà  sức sáng tạo trở thành yếu đuối.

 

Căn cứ vào giả thiết truyền thống, nam tính phát huy tính dương cương; nữ tính  biểu hiện  qui phạm mỹ học thuộc đạo âm nhu. Các nhà phê bình nữ tính cho rằng  phong cách lý luận mỹ học tiên nghiệm là một thứ mỹ học thuộc tính chính trị, thứ mỹ học ấy là mỹ học của nam tính. Tác gia nam tính tự mình phô trương  cá tính và biểu dương tính phóng túng; đẩy nữ tính vào địa vị bị chi phối, hình thành  một thứ lý luận  nam tính dương tính là chủ và kể như nữ tính  thuộc âm tính là thứ yếu, coi nữ tính như là trò chơi và bị ngược đải. Beauvoir và Millett đều phê bình tiểu thuyết gia Lawrence mô tả tình yêu với khuynh hướng chính trị, ông này coi giới  tính đồng đẳng  với dương vật; trong tác phẩm “ Người tình của phu nhân Chatterley (Lady Chatterley’s lover”Mellors coi Constance như là vật săn được, mặc cho nàng vuốt ve âu yếm dương vật  và sùng bái tôn thờ dung nhan của hắn; đó là sự biến tướng biểu hiện sự ưu việt  của nam tính như một thứ tôn giáo thần bí. Dụng  ý của tác giả chẳng qua là một lần nữa chứng minh nữ tính cố hữu là phải bị ngược đải. Nhưng  cái dương vật mà Lawrence sùng bái là thái dương là cạn cợt, thiên tính thần thánh của Mellors chỉ  là cơ quan sinh thực thô lổ. Lacan cho rằng  đó là một thứ siêu năng, còn Derrida  thì coi đó là một thứ hình nhi thương học của Tây phương, trung tâm của một nền thống trị phụ quyền và giá trị của nam tính. Đề xướng đặc quyền nam tính không ngoài mục đích hạ thấp thành tựu nữ tính để nam tính  thung dung tự do và chiếm hữu nữ tính.

 

Thế nhưng sự việc đã thay đổi từ  thập niên 80 trở đi , chủ nghĩa nữ tính  đã dần dần chiếm lại được ưu thế. Phụ nữ da đen cũng như phụ nữ đông phương, nói chung là phụ nữ trên toàn thế giới, kể cả những phụ nữ thuộc các chủng tộc thiểu số đã tự tạo cho mình có một chỗ đứng  vững vàng, tuy rằng vẫn chưa hết những điểm kỳ thị và chèn ép….

 

Dịch từ lich sử Tây phương hiện đại

Khổng Ðức
Số lần đọc: 5807
Ngày đăng: 14.08.2008
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Dấu ấn hậu hiện đại trong Cánh đồng bất tận - Hoàng Đăng Khoa
Người đua diều của Khaled Hosseini - Lê Thu Trang
Viết ngắn 13. Thơ và diễn đàn - Inrasara
Thơ rất thiêng - Bùi Minh Quốc
Thử khai mở kiến trúc hậu hiện đại trong tiểu thuyết thoạt kỳ thuỷ* của Nguyễn Bình Phương - Hoàng Đăng Khoa
Lối ra nào cho tam nông nước ta hiện nay? - Vũ Ngọc Tiến
Giọng điệu anh hùng ca trong tiểu thuyết “người người lớp lớp” của Trần Dần - Phạm Ngọc Hiền
Nhà văn Nguyễn Quang Sáng không như tôi hình dung - Phan Hoàng
Bắt gặp những ý niệm nghệ thuật của họa sĩ Lê Bá Đảng - Nguyễn Hoàn
Hà nội mở rộng và thách thức mới về tam nông - Vũ Ngọc Tiến
Cùng một tác giả
Nhân đọc bài (tạp văn)
Bức thư rơi… (truyện ngắn)
Thi Tính Tự Do (tiểu luận)
Khí hạo nhiên (tiểu luận)
Thần tứ (tiểu luận)
Thế giới thơ… (tiểu luận)
Mỹ học tiếp thụ (nghệ thuật)
Con tim nhà thơ… (nghệ thuật)