Tôi sinh ra trên bờ sông Bạc Liêu, hơn nữa đời người nếm trải nhiều sương gió, đến khi đầu chớm pha sương vẫn quanh quẩn bên bờ sông này. Thế cho nên lòng tôi như con nước rong đầy, cứ chở nặng những kỷ niệm về con sông ấy. Vui có, buồn có và lẩn những niềm đau. Và hơn thế nữa trong lòng bao thế hệ người Bạc Liêu am hiểu lịch sử, đều nhìn nhận con sông nầy như một thứ nguồn cội của xóm làng đồng bái … Tất cả biến thành một nỗi niềm da diết, thúc dục tôi viết gì một cái gì đó về con sông quê mình.
Sông Bạc Liêu được cải tạo và đào bới thẳng thớm và sâu rộng như bây chỉ có từ năm 1915. trước nữa nó chỉ là con gạch nhỏ. Sách vở thì gọi là gạch Bạc Liêu còn người dân quê tôi thì gọi là sông cũ. Làng tôi có ông Tám Lượm, nếu ông cón sống thì giờ chắc hơn trăm tuổi. Thuở tôi còn bé thấy ông thường chỉ cho mọi người thấy các vị trí của con sông cũ. Theo định vị của ông Tám thì con sông Bạc Liêu rất ngoằn ngèo và nhỏ. Nó là chi lưu của cửa biển Mỹ Thanh. Có lẽ cuối nguồn của nó ở Hoà Bình (Vĩnh Lợi), chảy qua Cái Tràm - chợ Bạc Liêu - ngã ba Vàm Lẽo (giáp với tỉnh Sóc Trăng) rồi đổ ra cổ cò, một ngách chảy ra cửa biển Mỹ Thanh và nhánh còn lại chảy lên Bảy Xàu rồi hoà nhập với Sông Hậu.
Theo vị trí sông cũ ngày xưa thì sông Bạc Liêu mới đạt khoản trên 30km, vậy còn 40km nữa (tính trong địa giới tỉnh Bạc Liêu ngày nay) nằm ở đâu? Tham iện đều tiên của tỉnh Bạc Liêu thời Pháp thuộc là La mothe Decajjej đã làm một báo cáo tổng quát vào năm 1882 nên: "Giữa Bạc Liêu và Cà Mau là đồng cỏ bao la che kín chân trời, mùa nắng cỏ vẫn không chết, mùa mưa cỏ cao đến một mét rưởi. Trong đồng cỏ, ai muốn đi hướng nào thì đi, muổi mồng vô số kể. Mùa mưa xuồng nhỏ tha hồ di chuyển, nhưng ghe thì phải đi theo con đường cong queo, gọi là đường láng. Đường láng đầy cỏ, khi di chuyển phải có người phát cỏ cào sang hai bên. Chổ cỏ dầy mổi ngày di chuyển chỉ có một cây số. Mùa mưa từ Cà Mau đi Sóc Trăng mất 6 ngày, nhưng mùa hạn đi 10 ngày mới tới.
Nhà Văn Sơn Nam trong sách lịch sử khẩn hoang miền nam ghi: "con đường láng tức tức đường kéo ghe từ Bạc Liêu qua Cà Mau được Nhà Nước giúp đỡ dân bằng cách cấm nọc làm dấu hai bên đường, mỗi năm 2 lần, cắm vào đầu mùa và lúc dứt mùa mưa" …
Căn cứ vào các tài liệu lịch sử trên thì ta không thấy con sông nào nằm dọc nối liền Bạc Liêu - Cà Mau. Và chính vì thế con rạch Bạc Liêu xưa nối liền Sông Hậu chì chạy qua chợ Bạc Liêu một đoạn. Chỉ một đoạn thôi, nhưng con rạch nầy là đường thuỷ nội điạ độc đạo nối liền vùng đất Bạc Liêu với Sông Hậu, Sông Tiền và cả biển đông. Chính vì thế rạch Bạc Liêu đã làm được một nhiệm vụ vô cùng hiển hách là dẫn người Việt từ miệt Tiền Giang, người Hoa từ Sài Gòn Bến Nghé … về Bạc Liêu khai làng dựng ấp.
Thuở nhỏ tôi thường nghe ông nội tôi cùng với mấy ông bạn già trong xóm nhậu rồi kể về thuở chân ướt chân ráo dựng nghiệp. Giọng kể của ai cũng chất chứa niềm tự hào về công cuộc nam chinh của mình. Đó là cái thuở Nguyễn Đình Chiểu viết :
Bến Nghé, cửa Tiền tan bọt nước
Đồng Nai tranh ngói nhóm màu mây.
Giặc Pháp gây loạn lạc khắp nơi ở miệt Tiền Giang, rồi địa chủ bốt lột … Thế là sống không nổi, ông nội tôi và lớp người mở đất đã bồng bế vợ con lên những chiếc ghe cui "hành phương nam", những mong tìm được một mảnh đất để khai phá, làm chủ, nhung phương nam cách đây hơn một trăm năm là nơi rừng sâu nước độc. Con rạch Bạc Liêu chảy qua chợ Bạc Liêu là cuối nguồn nên sông nhỏ chứ từ ngã ba Vàm Lẽo đổ về Sông Hậu là nơi "sông sâu nước chảy" và đầy cá dữ. Trong sách của các nhà khảo cứu lịch sử nổi tiếng như Sơn Nam, Dương Hồng Sển … nói rằng ngã ba Vàm Lẽo, Cổ Cò … là nơi Sấu nhiều vô kể, người ta đến đó câu sấu về chợ lớn dèo dưới nước bán. Và hơn thế nữa, lúc đó chưa có hệ thống thuỷ lợi, nghĩa là con người chưa chế ngự được tính hung dữ của các dòng sông … nên từ Sông Hậu về đến Bạc Liêu là bao nhiêu nguy hiểm gian nan rình rập bước chân người đi mở đất. Nổi tiếng nhất là ngã ba Vàm Lẽo, ngã ba Cổ Cò. Đứng xa 2-3 cây số đã nghe tiếng nước xoáy gào thét. Một vùng xoáy do áp lực của ba dòng nước gặp nhau tạo nên rộng mấy công đất và sâu hun hút như miệng một con mảnh thú. Thảy một cặp dừa khô xuống, nước xoáy nuốt chửng và khoản một tiềng đồng hồ sau nó mới nhã ra và cách đó hàng cây số. Dân thường hể đến các vàm sông phải đậu lại khấn bái thuỷ thần một cặp vịt rồi chờ nước những lớn mới dám vượt ngã ba. Sách củ vẫn còn ghi lại nhiều cái chết thảm khóc ở những đoạn sông này, gây ra bao nổi kinh hoàng cho những người miệt Tiền Giang xuôi về Bạc Liêu mở đất.
Đất Bạc Liêu thuở đó ngoài những giồng cát cao do người Hoa mở trước khi giồng nhãn, giồng giữa, và những gò đất do người Khơ me Nam bộ ở như Sóc Đồn … thì đa phần còn lại là hoang du mênh mông, ai muốn khai pá bao nhiêu tuỳ thích. Thế nhưng đó là vùng đất khó làm ăn vì chưa có hệ thống thuỷ lợi và đầy "sương lam chướng khí". Từ ngã ba Vàm Lẽo vào đi một hai dậm đã thấy ven bờ sông bịt bùng rừng sâu, người đo trước treo một cái áo đen để chi cho người đi sau biết rằng nơi đây cọp vừa ăn thịt người! Phía bắc của rạch Bạc Liêu thì "đồng cỏ bao la che kín chân trời" và là đất của : "xứ nào ghê cho bằng xứ cạnh điền, muỗi kêu sư sáu thổi đĩa lội lềnh tợ bánh canh" đất ngập úng, cầm thuỷ lưu niên, phèn xì lên vàng oáng. Lại không có hệ thống thuỷ lợi tiêu túng. Thế cho nên dân khẩn hoang chọn các vàm sông thuận tiện cho việc sổ nước và di chuyển khai khẩn.
Còn ở phía nam sông Bạc Liêu thì toàn rừng mắm già, mỗi cây lớn một ôm không giáp. Thuở đó biển hãy cón gần, đêm neo ghe trân rạch Bạc Liêu nằm vẫn nghe tiếng thét rào của biển. Vùng đất phía Nam có lợi thế là cá mấm vô số kể và còn chứa đựng những tiềm năng của biển. Ba tôi kể rằng: hồi ông nội tôi bồng bế gia đình vào ông mới 5 tuổi, ông nội tôi cất cái chòi cao liêu miêu trên trảng ba cây mấm cho các con ở, để ông yên tâm dọn rừng phá ruộng. Bởi vì cọp và heo rừng vẫn còn đầy dưới đất, sở dĩ ông nội tôi chọn phía nam sông Bạc Liêu là vì lúc ở Gò Công nội tôi đã biết nghề đóng đáy … kết thúc câu chuyện bây giờ ba tôi cũng nghe nói câu đại ý. Nếu không có sông Bạc Liêu không biết gia đình đã lưu lạc phương nào! Còn tôi thì thấy xóm làng phì nhiêu quê mình thật sâu dài công đức ông cha.
Năm 1982, Nhà Nước phát hành lập tỉnh Bạc Liêu, thì cũng trong năm đó quan chủ tỉnh là Lamothe Decajjiei đã đề nghị với thống đốc Nam Kỳ: "trong hiện tại Bạc Liêu chưa ra gì nhưng tương lai sẽ trở thành một thành phố lớn nhất Nam Kỳ, sau Sài Gòn". Giải pháp phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bạc Liêu do ông này đề đạt là: "chỉ cần đào một con kênh nối liền Bạc Liêu - Cà Mau rồi lấy đất đó mà đấp lộ … ". Đề nghị trên lập tức được chấp nhận. Thế là Bạc Liêu bước vào công cuộc đào kênh, đấp lộ từ năm 1885 đến năm 1915. với con sông dài 72km. Đây có thể nói là một công cuộc trường chinh đào sông đấp lộ bởi thời gian kéo dài đến hơn 30 năm của nó, và cũng bởi nó lấy đi biết bao mồ hôi nước mắt của người Bạc Liêu. Nhà Nước Pháp thuộc bộc lộ một ý đồ rất rõ: Thực hiện xong hệ thống đào kênh Cà Mau - Bạc Liêu là thuỷ lợi để tiêu thoát nước cho một vùng đất cầm thuỷ vô cùng rộng lớn, giao thông đi lại dể dàng hơn … vì thế dân sẽ đổ xô vào đây khai phá nhanh hơn và từ đó mẫu quốc sẽ được hưởng lợi từ thu thuế điền, bán đấu giá đất …
Thế nhưng mặc dù ý đồ như thế nhưng mà nước Pháp lại ngại xuất tiền công quỹ, họ triển khai đào sông Bạc Liêu bằng cách cho xáng đào sen kẻ với bắt dân xứ bảng làm sâu đào. Hể kênh, lộ ngang tổng nào thì tổng ấy làm. Theo quy định của Pháp thời đó mỗi dân đình chỉ làm nghĩa vụ 2 ngày sau một năm, thế nhưng khi đào kênh Bạc Liêu chính quyền giao cho họ một khối lương mà 2 tháng làm còn chưa xong. Dân ở làng Hoà Bình, Vĩnh Mỹ … kéo lên toà bố đấu tranh đòi giảm công xu, viên phó thanh biện đề nghị bỏ tù họ 10 ngày và phạt 10 đồng tiền vạ. Năm 1895 mùa màng tỉnh Bạc Liêu thất bát nặng nề vì mưa nhiều và đại hạn kéo dài, huê lợi chỉ còn thu 1/10. cai tổng làng Thạch Hưng báo cáo với thống đốc Nam Kỳ: bây giờ dân không biết đi đâu hết, vì nội tổng của tôi không cò lúa, nó đi kiếm ăn đở đói, vậy mà tham biện chú tỉnh lãi huênh hoang rằng: "đã huy động đến 11.484 dân bộ làm sâu đào kênh Bạc Liêu-Cà Mau: trên 46.498 người dân của toàn tỉnh lúc bấy giờ (theo Sơn Nam). Chỉ bấy nhiêu đó ta cũng thấy được sông Bạc Liêu có được từ mồ hôi nước mắt của người Bạc Liêu.
Năm 1915 thì công trình đào sông đấp lộ Bạc Liêu-Cà Mau hoàn chỉnh, cũng trong năm nầy đào xong kênh Quan Lộ-Phụng Hiệp và Bạc Liêu-Cà Mau cùng nối liền đất Bạc Liêu với Sông Hậu, thế nhưng xét từ góc độ khu vực tỉnh Bạc Liêu thì sông Bạc Liêu chiếm vị trí cực kỳ quan trọng hơn, bởi mấy lẽ như sau: sông Bạc Liêu chảy qua thủ phủ tỉnh Bạc Liêu và nằm liền về với quốc lộ 1A, rất thuận lợi cho việc tập kết nông sàn về trung tâm để đưa đi Sài Gòn; xét về mặt thuỷ lợi, vị trí của kênh xáng Bạc Liêu như một trục sương máu, nó chi phối toàn bộ các trục kênh: Cầu Sập - Ngang Dừa - Phước Long - Số 2, Hộ Phòng - Chủ Trí, Láng Trăm … để thoát nước cho vùng đất cầm thuỷ rộng lớn, phía bác quốc lộ 1A ngày nay hãy còn hoang du. Có thể nói rằng khi kênh đào Bạc Liêu và các trục kênh nêu trên hoàn thành thì cũng là lúc bắt đầu một cuộc cách mạng lớn về nông nghiệp của Bạc Liêu - một vùng đất phèn úng lâu đời đã được giải phóng.
Hơn nữa kênh xáng Bạc Liêu là con đường truyền thống của dân miệt Tiền Giang về Bạc Liêu khai phá. Thế cho nên hoàn thành kênh đào Bạc Liêu là tạo sự thông thương chủ yếu cho lực lượng đi mở đất. Từ đó dân miệt Tiền Giang ùn ùn đến Bạc Liêu Lập nhiệp. Đó là những đêm trăng rãi đầy sông, đom đóm lập loè trên ngọn bầng ven sông, tiềng vạt ăn đêm cất lên một nổi sầu ly xứ, những mảnh đời tha phương cầu thực trôi nổi trên những chiếc xuồng muôi kèm, đậu ở ngã ba Vàm Lẽo đợi nước. Họ cất lên điệu hò than thuở cho số phận của mình. Người ở trên bờ cám cảnh đời long đong của kẻ đến sau kéo nhau ra bờ sông hò đối đáp. Đêm càng về khuya hai phường hò trên bờ, dưới sông càng đông. Người ta rất dể cảm thông với nhau bởi người mới kẻ cũ đều có chung bản quán miệt Tiền Giang, cũng cùng số phận tha phương cầu thực. Thế nên sau một đêm hò đối đáp là nên tình huynh đệ, người cơ nhở tìm được bến đậu. Cứ thế xóm làng Bạc Liêu hình thành. Những chợ: Trưởng Toà, Bàu Sàng, Chù Trí, Số 2 … là chợ của những người đi khẩn hoan lập nên.
Nhân lực đổ về, đất đai dược giải phóng nền kinh tến Bạc Liêu phát triển vượt bậc. Đỉnh điểm là từ năm 1900 trở về sau. Chợ Bạc Liêu ngày càng phồn thịnh, các điền chủ như: Trần Trinh Trạch, Bá hộ Bì … cất chành lúa, xây dựng nhà máy lửa (nhà máy xây xác) rồi mua sấm từng đoàn ghe chày để trở lúa về Sài Gòn Chợ Lớn. Hồi đầu ghe chày chạy bằng sức người, nghĩa là dân đinh đạp gai gốc trên bờ để vằn lưng kéo ghe ở dưới sông. Mãi sau này mới có động cơ máy nổ và đó cũng chính lúc ánh sáng văn minh tạo ra một dấu ấn thật sâu trong lòng người. Mãi mấy chục năm sau, những người đi năm châu 4 biển vẫn còn nghe hoài vọng tiếng còi tàu Lê An vang dài trên bờ sông Bạc Liêu.
Làng tôi cũng được hình thành từ cái dòng chảy của người khẩn hoang từ sông Hậu xuôi dòng sông Bạc Liêu về đây. Ong nội tôi xưa làm nghề đóng đáy và làm ruộng. Đến đời ba tôi là nguồn sống chủ yếu của gia đình cũng là sông rạch. Hồi đó chiến tranh bom cày, đạn sới các bờ ao bao ngạn nên nước mặn tràn vào ruộng không thể trồng lúa được, đêm đêm ba má tôi đi đóng đáy trên sông rạch Bạc Liêu hoặc dùng đăng tre bao ví các nhán sông rạch khi nước lớn và khi nước ròng thì bắt cá. Còn ban ngày thì chất chà dưới bến sông. Ơ quê tôi nhà nào cũng chất vài đóng chà ở các bến sông. Chà chất dầy đặc người nơi khác đặt cho xóm tôi cái tên mới là xóm chà. Chà chất nữa tháng thì dở một lần. Khi dở chà thì bà con lối xóm dạn dần đổi công với nhau. Tiếng í ới vang động một khúc sông.
Người xưa có câu "Bạc Liêu là xứ quê mùa, dưới sông cá chốt trên bờ Triều Châu". Cá ở sông Bạc Liêu là nhiều vô kể thải cục cơm xuống giữa dòng nước là cá chốt nổi đầu chu vi cở chiếc điệm. Vào những đêm 30 tết, ba tôi đổ một dục đáy là nữa xuồng tam bảng cá kèo. Hồi đó bán rẻ như cho, phải đào hầm mà rộng, chờ nước kém đem bán. Đăng một xèo rạch có khi chở khẳm xuồng tam bảng cá. Nào cá ngát, cá lăn, cá trẻm … có con nặng 5-7 ký.
Cứ thế, 10 năm, 20 năm và một trăm năm đi qua, sông Bạc Liêu đã nuôi nấng những kiếp đời ngự trụ trên đôi triền sông của nó. Người quê tôi hiền như con nước những lớn. Mở mất chào đời là đã thấy quê hương mình bát ngát như một dòng sông. Tiếng mẹ ru hời lan dài trên sông ruộng và ngọn gió mát buổi trưa hè đã đưa họ vào những giấc ngủ đầy mộng đẹp. 5-6 tuổi nhẩy ùm xuống sông áp lồng ngực căn đầy trên những ngọn sống, khi đó cái hồn sông nước quê hương nó nhập vào hồn người. Thế cho nên dòng sông không chỉ nuôi nấng thể xác mà còn nuôi dưỡng tâm hồn những cư dân sông nước.
Còn tôi khi đầu óc chật cứng những bon chen đô thị là tôi hay về quê rủ bạn bè cũ, mang đàn, mang rượu xuống chiếc tam bản để thả trôi theo dòng nước … sông Bạc Liêu tính từ chợ Bạc Liêu ra ngã ba Vàm Lẽo là vẫn con giử nguyên sơ của nó. Đôi bờ sông xanh rì 2 hàng bầng, mấm chen lẫn với là dừa nước. Xưa, chúa Nguyễn đã từng xuôi ngược nơi này thấy người địa phương ăn trái bầng với mấm sống, chúa nếm thử và khen ngon rồi đặt tên câ bầng là thuỷ liễu, hàng thuỷ liễu tô điểm cho dòng sông bằng cách rắc đầy hoa trắng khi nước lớn đầy và khi đêm xuống, đơm đớm lập loè ngọn thuỷ liễu trở nên lung linh huyền ảo.
Thường chùng tôi bắt đầu một cuộc chơi sông khi chiều buông xuống và mây tím trôi lãng đảng. Chiều trên sông Bạc Liêu rất lạ, sáng chiếu nhộm tím thẳm cả dòng sông trông buồn đến ưu uất. Chúng tôi cứ thả thuyền trôi lênh đênh theo con nước ròng về phía ngã ban Vàm Lẽo. Thuyền lênh đênh qua nhiều voi nhiều vịnh, bạn bè tôi bù khú trong một không gian đầy thú vị. Rồi màn đêm chụp xuống trăng trải đầy mặt sông. Có cảm giác rằng đêm trên sông Bạc Liêu sâu hun hút và rồi từ trong rặb lá dừa nước soi bóng ven sông tiếng bím bịp cất lên gọi nước lớn, báo hiệu cho chúng tôi đã đến lúc cho thuyền trôi trở về. Tiếng bìm bịp trong đêm, trên sông Bạc Liêu cũng rất lạ, nó cứ rền rền âm âm vang dài trên sông như một thứ tiếng từ cỏi nào xa xôi vọng lại. Mỗi lần nghe tiếng bìm biệp như thế là tôi sửng sờ cứ ngở hồn sông nước lẫn khuất đâu đây, cứ ngở tiếng hò xưa của người đi mở đất. Dòng sông này đã trải qua biết bao số phận, biết bao đồi người. Nhiều mảnh đời đã gắn bó với sông nước giờ đã ra đi, chỉ còn lại dòng sông như một nhân chứng. Nhìn sông Bạc Liêu là tôi nhình ra nguồn cọi của làng xóm quên mình.