Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.095
123.231.287
 
Thử nhận diện: Chân Dung Nhà Văn - 02
Lê Xuân Quang

Xuân Sách vẽ chân dung số 2 bằng ngôn ngữ, bỗ bã nhưng toát lên vẻ kính phục:

 

Bỉ Vỏ một thời oanh liệt nhỉ

Sóng Gầm sông lấp mấy ai hay

Cơn Bão đến động rừng Yên Thế

Con Hổ gìa uống rượu giả vờ say.

 

Bỉ Vỏ (Tiểu thuyết), Sóng Gầm

(Tiểu thuyết), Cơn bão đã đến (Tiểu

thuyết) Nuí rừng Yên Thế (Tiểu

thuyết ) - là bốn trong số nhiều

sáng tác của người được được

mệnh danh là Nhà Văn từ ‘’bùn lầy

nước đọng đi lên’.

Đó chính là NGUYÊN HỒNG.

 

Ông tên thật là Nguyễn Nguyên Hồng, sinh ngày 5 tháng 11 năm 1918 (tại Nam Định, mất ngày 2 tháng 5 năm 1982) - trong một gia đình nghèo, mồ côi cha, từ nhỏ theo mẹ ra Hải Phòng kiếm sống.  Nguyên Hồng bắt đầu viết văn từ năm 1936 với truyện ngắn đầu tay tựa đề "Linh Hồn", đăng trên Tiểu thuyết thứ 7. Năm sau (1937), ông cho xuất bản tiểu thuyết Bỉ Vỏ - tác phẩm thực sự gây tiếng vang trên văn đàn Việt Nam thời bấy giờ. Bỉ Vỏ là bức tranh xã hội sinh động về thân phận những con người nhỏ bé dưới đáy cuộc đời như Tám Bính, Năm Sài Gòn ... Cho đến nay, Bỉ Vỏ và các nhân vật của cuốn sách vẫn được người đọc yêu qúy, tìm đọc.

 

Nguyên Hồng tham gia Cách mạng từ năm 1935, năm 1940 bị Pháp bắt tù… Cách mạng tháng 8/1945 nổ ra, cũng như nhiều Văn Nghệ  Sỹ đương thời, ông tham gia hăng hái. Toàn quốc kháng chiến, Nguyên Hồng đi kháng chiến chống Pháp. Hòa bình lập lại - Năm 1956, ồng cùng Nguyễn Công Hoan được giao trọng trách lãnh đạo tuần báo Văn của hội nhà Văn Việt Nam. Lẽ ra, nhiệm vụ là phải dùng diễn đàn của báo Văn ’’vạch mặt’’, phê phán nhóm Nhân Văn Giai Phẩm... Nguyên Hồng đã không hoàn thành nhiệm vụ, trái lại có phần nương nhẹ, nể nang, thậm chí ’’phụ hoạ’’. Báo Văn phải đình bản. Nguyên Hồng bị Kiểm điểm vì quan điểm mơ hồ trước cuộc ’’đấu tranh giai cấp’’ đang diễn ra gay gắt ’’một mất, một còn’’. Phần khác, cùng lúc ông lại viết một truyện ngắn cho đăng trên báo Văn mà nội dung cũng ‘’mơ hồ’’ trước kẻ thù - cái ác - biểu tượng là Con hổ. Thực ra - theo Tô Hoài - Truyện này Nguyên Hồng viết theo lời kể của cụ bà - mẹ mình. Câu chuyện chỉ mang đậm tinh nhân văn chứ không chứa hàm ý gì khác, hoặc hai mặt. Có thể tóm tắt : ''Một phường săn bắt được chú Hổ con vài tháng tuổi ở trong rừng,  đem về nuôi. Do còn bé, Hổ con được nuôi như nuôi chó. Con hổ lớn lên hiền như... chó thật. Hàng ngày nó sống hòa bình vơi gia súc dưới sự chỉ huy của con người. Nhưng vốn gốc giòng Hổ, mọi người biết nó rất hiền nhưng nhìn nó vẫn... sợ không dám gần. Người chủ đành đưa Hổ thả về rừng. Ít lâu sau ‘’Hổ ta’’ nhớ... người -  lại quay trở về...''.

 Nội dung chỉ có vậy .

 

Truyện đăng tải vào lúc xã hội miền Bắc đang có những biến động lớn: Cải cách ruộng đất có sai, Đảng phải tiến hành sửa sai. Nhóm Nhân Văn Giai Phẩm đang ’’khuấy động dư luận’’ - đòi Văn Nghệ Sĩ tự do trong sáng tác... Không khí của những buổi họp kiểm điểm được Tô Hoài nhớ lại, viết in trong tập hồi kí Cát Bụi Chân Ai :

 

''Tôi ngồi cạnh Nguyên Hồng.

Kiểm điểm Nguyên Hồng một buổi vẫn chưa xong. Một chồng báo Văn, như mọi hôm. Cả tổ với nhiều tổ khác tới viện trợ cũng không hỏi thêm Nguyên Hồng một câu nào nữa. Bây giờ mà động đến, lại phân tích, lại bổ xung, lại ''tôi xin góp'' - thì chắc lại như hôm qua, kôm kia, trông trước kia kià: Nguyên Hồng xoè bàn tay (úp) trên chồng báo vuốt vuốt, mếu máo nói, nước mắt như trút... Tôi thức đêm thức hôm... tôi bỏ hết sáng tác, ngày đêm tôi chỉ nghĩ đến tờ báo... bài này đề tài công nhân... bài về kháng chiến... bài về thống nhất... bài về sửa sai Cải cách ruộng đất... tôi không... tôi không... rồi chẳng mấy lúc Nguyên Hồng khoc hu hu... (CBCA trang 119)

… Nguyên Hồng bật khóc, khóc tức tưởi, khóc oà trong những buổi đấu tố triền miên đó. Ông tìm người này, người kia kiện cáo, thanh minh kể cả tìm tới ông Nguyễn Lương Bằng (được thời đó mệnh danh là Bao Công của Việt Nam). Kết qủa vẫn chẳng đi đến đâu…

 

‘’… Khi đưa cho Nguyên Hồng bài báo Tô Hoài viết đăng trên báo Nhân dân. Đọc xong , Nguyên Hồng buông tờ báo xuống. Rồi xua tay, nói như hét vào mặt tôi (Tô Hoài): Tiên sư thằng Câu Tiễn (1) ! Ông thì không. Nguyên Hồng thì không !

 

Nguyên Hồng qùy xuống trước tôi rồi cứ phủ phục thế, thút thít. Chị ấy bỏ chảo nem, chạy đến : Thầy nó làm sao ? Lại làm sao thế ?

 

Tôi đỡ Nguyên Hồng lên. Bà cụ có lẽ nặng tai, vẫn ngồi  rờ rẫm khâu ríu chỗ rách. Dưới sân, trẻ con đùa cười như nắc nẻ, lại cành cạch tiếng gĩã cua… như không có gì mới xẩy ra. Chúng tôi ngồi trở lại, yên lặng như từ nẫy vẫn thế.

Nguyên Hồng noi khẽ : Tao tính cả rồi. Trông đây này: Gian phòng vẫn bề bộn màn mùng như mọi khi... tôi gật gù, nhưng thật cũng chưa hiểu ra như thế nào.

- Tao về Nhã Nam.

- Về Nhã Nam ?

- Ừ, Nhã Nam. Đủ lắm rồi. Ông đ... chơi với chúng mày nữa...'' (CBCA trang 129).

 

Dường như không thể chịu đựng hơn, Nguyên Hồng xin về hưu ở tuổi ngoài 50 - một hiện tượng độc đáo trong giới cầm bút miền Bắc từ trước – (kể cả cho tới nay). Cũng có thể xem là đặc biệt có một không hai đối với hàng ngũ cán bộ đi theo Kháng chiên chống Pháp ở những năm đầu của thập niên sáu mươi của thế kỷ 20. Ông trở lại Nhã Nam - nơi hồi kháng chiến chống Pháp cơ quan văn Nghệ sơ tán - dựng nhà cùng vợ con sinh sống.

 

Trong Chân Dung Nhà Văn, Xuân Sách  đã nhắc đến Con Hổ ‘’gìa’’ - bố của Hổ ‘’bé’’ mà ông lấy làm vật hình tượng - tải đi tư tưởng trong truyện ngắn kia. Hổ ‘’con’’ của Nguyên Hồng do Người nuôi lớn lên, được sống hòa bình với những con vật khác. Nhưng vì là... Hổ, nên không được Người chấp nhận. ‘’Cậu’’ bị xua đuổi vào rừng... nhưng đã quen cuộc sống bình lặng, ’’Cậu’’ ta không chịu được môi trường sống của đồng loại hoang dã, lộn trở về với... Người! Nhưng lại vẫn bị Người xua đi !

 

Khác với Hổ con của Nguyên Hồng, Hổ ‘’thanh niên‘’ - của Thế Lữ - bị bắt nhốt làm cảnh, ''buồn’’ lặng lẽ trút tàn hơi, gầm lên : ''Hỡi rừng xanh kiêu hãnh của ta ơi'' (2) !

 

Còn ông bố chúng nó – ‘’Hổ gìa’’ thì… khóc òa, khóc tức tưởi rồi vùi mình trong những cơn say sưa thực và cả ''gỉa vờ say'' - để quên hết nỗi buồn rồi quyết định đi... ở ẩn. Cuộc về hưu non, thực chất là trốn chạy, làm chúng ta nhớ tới chuyện Giới Tử Thôi thời Đông chu liệt quốc bên Trung Hoa cách đây hơn 2000 năm, câu chuyện có thể tóm tắt:

 

Giới Tử Thôi là trung thần nhà Tấn, theo Tấn Văn Công Trùng Nhĩ tòng vong (đi trốn, lánh nạn cùng chủ).  Khi Tấn Văn Công đói, Giới Tử Thôi đã cắt thịt đùi mình cho chủ ăn. Lúc trở về lên ngôi vua, Tấn Văn Công ban thưởng cho mọi người nhưng lại quên Giơi Tử Thôi. Có người biết chuyện trách, Tấn Văn Công hối hận cho người đi tìm...

Giới Tử Thôi buồn, chán cho thế sự tình người - cõng mẹ gìa đi vào rừng sâu ở ẩn... Trùng Nhĩ thân chinh đến cửa rừng gọi, sai quân lính đi tìm, Giới Tử Thôi nhất quyềt không ra. Một công thần mách: Đại vương cứ cho đốt rừng, Giời Tử Thôi rất có hiếu với mẹ, sợ mẹ nguy hiểm nhất định sẽ trở ra.

Tấn Văn Công làm theo.

 

Giới Tử Thôi thực sự lo cho mẹ, quyết định cõng mẹ trở ra gặp Trùng Nhĩ đang đứng đợi ở cửa rừng. Mẹ thương con không chịu để con chịu nhục quyết định cùng chịu chết cháy chứ không về theo lời kêu gọi cũa Tân Văn Công - Đông Chu Liệt Quốc, Hồi 36.(3)!

 

Nguyên Hồng có một đặc điểm: Hay xúc động, dễ khóc!

 

Sau này, nhiều người từng quen biết Nguyên Hồng kể lại những tình huống ông… khóc! Mỗi khi đối tượng mà ông quen biết, nghe kể… gặp những trắc trở, ông khóc thay cho họ. Từ khi lùi về ẩn dật ở Nhã Nam - Yên Thế, tâm tính Nguyên Hồng như biến đổi...

 

Vũ Thư Hiên kể lại : Một lần gặp Nguyên Hồng trên đường phố Hà Nội, ông định tới bắt tay - chào tác giả Bỉ Vỏ. Đột nhiên khi nhìn thấy bạn văn, Nguyên Hồng làm một động tác kỳ lạ : Lùi lại, tạt vào vệ cỏ bên đường, chắp hai tay trước ngực, vái... vái - như động tác của các nhà quân tử xưa, kính trọng nhau khi gặp mặt - thay cho câu nói, tiếng chào đáp lại thịnh tình của Vũ ’’tiên sinh’’ rồi - vội vã bỏ đi...

 

Từ 1946 - đến khi chết 1985 - 40 năm, Nguyên Hồng viết nhiều, điển hình là bộ tiểu thuyết Sóng Gầm, bộ trường thiên tiểu thuyết Cửa Biển, và rất nhiều tác phẩm khác. Nhưng các tác phẩm này không được độc gỉa yêu thích bằng Bỉ VỏNhững ngày thơ ấu - xuất bản trước 1945. Người ta nhớ mãi câu: Anh đây công tử không Vòm/ Ngày mai Kẹn rệp biết Mòm vào đâu.

 

Các từ: Vòm (nhà), Kẹn rệp (túng thiếu, đói), Mòm (ăn) - được nhân vật Bỉ Vỏ nói, từ hơn 70 năm trước - bây giờ giới trẻ ’’bặm trợn’’ - vẫn dùng...

 

2.9.08

 

xxx

 

(1) . Câu Tiễn là vua nước Việt, thua trận, bi vua nước Ngô là Phù Sai bắt đem về nước Ngô - cầm tù. Vì quyết tâm trả mối thù… Câu Tiễn nghe theo lời quân sư Phạm Lãi, chịu nín nhịn, chờ thời. Trong đó phải kể tới chi tiết: Để lấy lòng Phù Sai, Câu Tiễn đã ‘’nếm phân’’ của Phù sai, nhằm chứng minh rằng mình đã hết lòng với vua Ngô, không có ý làm phản…

Phù Sai mất cảnh gíac không nghe lời can gían của quân sư Ngũ Tử Tư - tha chết cho vợ chồng Câu Tiễn. Nhờ đó Câu Tiễn đã trở về nước phục vị lặng lẽ chuẩn bị lực lưọng rồi khi đủ sức, Câu Tiễn mang quân tiêu diệt Phù Sai, chiếm lại nước Ngô…

(2). Câu này theo các bản đang lưu hành đã được Thế  Lữ sửa lại.

Bản Nhớ Rừng được Hoài Thanh đưa vào cuốn Thi Nhân Việt Nam xuất bản năm 1941, tái bản năm 1977, nguyên văn như sau : ''Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi''.

(3). Mặc dù đã hàng nghìn năm, dân TQ vẫn ghi nhận sự tích này trong đời thường: Để kỉ niệm ngày GTT chết cháy, hàng năm, vào ngày đó người ta có tục kiêng lửa gọi tết Hàn Thực (ăn đồ lạnh) không nấu nướng.

Lê Xuân Quang
Số lần đọc: 4538
Ngày đăng: 12.10.2008
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Nhớ về người cha là thi sĩ - Lâm Bích Thủy
Thử nhận diện . Chân Dung Nhà Văn 85 - Lê Xuân Quang
Người đàn bà viết văn để trả nợ áo cơm - PHƯƠNG TRÀ
Phan Thanh Giản đã được giải oan sau 150 năm - Ngô Minh
Nhớ một gã giang hồ từ tâm - Trọng Thịnh
Những đóng góp về thiên văn và toán học của thượng thư Nguyễn Hữu Thận - Nguyễn Hùng
Vàng Lạnh Câu Thơ - Nguyễn Lệ Uyên
Vũ Hữu Định, người lang thang với thơ trên đôi dép cỏ. - Nguyễn Lệ Uyên
Võ Hồng, Nhân cách và chữ nghĩa - Nguyễn Lệ Uyên
Thử nhận diện: Chân Dung Nhà Văn - 49 - Lê Xuân Quang
Cùng một tác giả
Đại ca Tẩn (truyện ngắn)
Ma Cà Rồng (1) (truyện ngắn)
Ẩn số cuộc đời-1 (truyện ngắn)
Chí Tây ! (truyện ngắn)
Kẻ phá thối (truyện ngắn)
Lái gà (truyện ngắn)
Cá độ (truyện ngắn)
Cò.. Cưa... Cứa ! (truyện ngắn)
Quê hương ! (truyện ngắn)
Gánh xiếc chó (truyện ngắn)
Voi nổi giận ! -1 (điện ảnh)
Voi nổi giận ! -2 (điện ảnh)
Lái lợn (truyện ngắn)
Mối tình ma-1 (điện ảnh)
Mối tình ma-2 (điện ảnh)
Cha và...Con (truyện ngắn)
Báo hiếu cha (truyện ngắn)
Ngộ sát (truyện ngắn)
Tài năng trẻ (truyện ngắn)
Oan oan tương báo ! (điện ảnh)