Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.198
123.208.382
 
Tìm thấy ngày giờ sinh nhà thơ Cao Bá Quát
Xuân Cang

Môn toán Hà Lạc đã dần dần làm quen với bạn đọc nước ta. Xuất phát từ năm, tháng, ngày, giờ sinh của con người, có thể tìm ra số mệnh, vận hạn, từng chặng đường đời, từng năm, tháng, cho đến từng ngày của mỗi người.

 

Chúng tôi đã tiếp thu công trình của nhà nghiên cứu Học Năng và nhiều người khác, trải qua 15 năm ứng dụng, trắc nghiệm, lọc qua màn sương thời gian và tình trạng tam sao thất bản, khám phá được công thức đạt tới độ chính xác nhất định. Đến mức có thể căn cứ vào những phán đoán của Bát quái, vạch ra hành trạng từng người và báo trước một cách khái quát những thăng trầm trong cuộc sống.

 

Điều thú vị là trong những trường hợp còn thất lạc hoặc mù mờ về ngày, giờ sinh, thì có thể đối chiếu từ hành trạng mà tìm ngược về ngày, giờ sinh. Chúng tôi đã làm như thế với nhiều nhà văn như Tản Đà, Tô Hoài, Margueritte Yourcenar (Pháp) và giờ đây là Cao Bá Quát  (CBQ).

 

Với CBQ, nhiều tư liệu đáng tin cậy cho biết năm sinh là năm Mậu Thìn (1808) và năm nay là kỷ niệm 200 năm năm sinh của nhà thơ.

 

Về ngày sinh nhân có bài thơ kèm lời tựa coi ngày 9 tháng 9 năm Tân Sửu (1841) được thoát khỏi án tử hình, chỉ bị giam đợi lệnh (sau vụ cùng Phan Nhạ dùng muội đèn cứu các bài thi phạm lỗi) là ngày sinh kiếp mới của mình. Trong lời tựa có một câu nói bóng gió: Tháng ngày trôi qua, nay ngày ấy lại đến, cảm thấy đời mình, nếu có may mà không chết, cũng không còn là cái "ta" khi trước nữa rồi. Cùng một ngày (coi là ngày sinh) mà phân biệt cái "ta" hôm nay với cái "ta" khi trước, vậy không loại trừ chính ngày ấy là ngày sinh cái "ta" khi trước. Vậy có giả thuyết coi ngày 9-9 là ngày sinh của nhà thơ. Giả thuyết này còn được củng cố bởi hai ý nữa không tiện trình bày ở đây.

 

Về giờ sinh, trong ngày 9.9 năm Mậu Thìn ấy có 12 giờ Can Chi. Chúng tôi dùng máy tính và công thức Hà Lạc tìm ra 12 quẻ Dịch ứng với 12 giờ sinh ấy. Thì thấy hiện lên một quẻ Dịch mà chỉ có nó thôi, mới có một CBQ. Đó là vào giờ Tị (9 giờ đến 11 giờ đồng hồ trong ngày), người sinh vào giờ này trong ngày 9-9 năm Mậu Thìn thì sẽ có hệ can chi là năm Mậu Thìn, tháng Nhâm Tuất, ngày Nhâm Thân, giờ Âật Tị. Từ hệ Can Chi này theo công thức Hà Lạc tính ra được quẻ Dịch phản ánh số phận của nhà thơ, tên là Địa Thủy Sư, gọi tắt là quẻ Sư, nguyên đường chủ mệnh hào 5. Hậu vận từ năm 40 tuổi (1847) được quẻ Thuần Khảm.

 

Đối chiếu từng thời vận, từng năm chúng tôi thấy quẻ Dịch phán đoán thế nào, trong niên biểu CBQ xảy ra sự việc đúng như thế. Ví dụ năm 1841, theo công thức Hà Lạc, ông được quẻ Lôi Thủy Giải hào 4: Phải nghiêm chỉnh mà tuyệt giao (với kẻ tiểu nhân. Còn diễn biến có tính nhân quả là quẻ Trạch Thủy Khốn thì bảo: Gặp nguy khốn đấy. Tài nhỏ không cứu được khốn ngay lúc xảy ra, nhưng sau sẽ gặp nhau. Sự việc trong thực tế đã xảy ra đúng như thế: Đi chấm thi là sống giữa đám tiểu nhân, ông không nghiêm chỉnh tuyệt giao với chúng, lại hành động đầy tính khinh động và bất trắc (cùng Phan Nhạ dùng muội đèn chữa bài thi phạm quy), nên việc không thành.

 

Ông ở vào cái thế không cứu được khốn, sa vào vòng lao lý, nhưng ngay sau đó, ngày 7.9 năm ấy, được giảm xuống tội giam đợi lệnh, tuy vẫn còn bị tra tấn tàn ác nhưng từ đây thoát thết, sau sẽ gặp nhau. Mà là gặp nhau thật trong một bữa tiệc nhân ngày Trùng Cửu. Năm 1847 ông được quẻ Thuỷ Địa Tỉ, hào 2: Từ trong mà gần gũi với ngoài, giữ chính bền thì tốt. Được vị nguyên thủ xứng đáng, làm việc vừa chính vừa tốt. Năm này, CBQ được triệu vào kinh, bổ vào Hàn lâm viện. Vụ thất bại Mỹ Lương cũng phản ánh trong mệnh CBQ, năm này mệnh ông làm "con rồng ở ẩn". Tình thế xô đẩy bắt buộc phải nổ ra cuộc nổi dậy, ông không làm con rồng ở ẩn nên thất bại là không tránh khỏi.

 

Người thế nào thì thơ thế ấy. Người quẻ Sư hào 5 là người có khẩu khí nguyên thủ quốc gia. Chúng tôi đọc tập I Toàn tập Cao Bá Quát lọc ra tạm thấy có 60 bài mang dấu ấn quẻ Sư. Ví dụ: (lời dịch) Sớm lên đứng trên núi Hoành Sơn / Chiều xuống tắm ở dòng khe Bàn Thạch / Nhặt lấy mỗi nơi một viên đá / Cả non sông không đầy một vốc tay. Lại bóc tách ra cũng có đến hơn 50 bài thuộc về thời Thuần Khảm là một thời hiểm nạn, thơ thời này có cái nhìn từng trải, sắc sảo, ít sách vở hơn, nhiều trắc ẩn hơn, đau buồn, bản lĩnh trước hoạ nạn. Bãi cát dài, bãi cát dài, biết tính sao đây?/ Bước đường bằng phẳng thì mờ mịt, bước đường ghê sợ thì nhiều / Hãy nghe ta hát khúc ca "đường cùng".

 

Quê hương tôi, làng Sủi, xã Phú Thị, Gia Lâm, Hà Nội đồng thuận lấy ngày 9-9 năm Mậu Thìn làm ngày sinh Cao Bá Quát, và ngày đó năm nay đã diễn ra cuộc hội thảo về nhà thơ họ Cao tại Văn Miếu, Quốc Tử Giám, Hà Nội.

 

Theo LĐO

Xuân Cang
Số lần đọc: 2421
Ngày đăng: 13.10.2008
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Vào ngày 5 tháng 10 này ,Văn Chương Việt tưởng niệm Nhà thơ Yến Lan - Nhiều Tác Giả
Đọc “Gió lẻ…” (*) Nguyễn Ngọc Tư: Cảnh báo về sự dối trá - Cao Thoại Châu
Thư riêng của Nhà Thơ Yến Lan gởi một bạn văn… - Yến Lan
Chia Buồn - Nhiều Tác Giả
Gặp “ông chủ” Viet-studies - Nguyễn Thị Ngọc Hải
Thư ngỏ gửi ông Nguyễn Hòa : Tôi thất vọng về tư cách một người cầm bút - Lê Anh Hoài
ĐỌC SÁCH : Thơ Phan Vũ…tập thơ đầu đời của ông già 82 tuổi. - Trần Hữu Dũng
Vài nét về văn hóa Chămpa - Nguyễn Thị Hậu
Bình thơ Nguyễn Bính ,Thu Bồn ,Quang Dũng ,Nguyễn Khoa Điềm - Nguyễn Hoàn
Chúc mừng lễ thành hôn của Nguyễn Tý - Nhiều Tác Giả