Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.147
123.225.944
 
Đọc lại 254 bài thơ Nôm Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi
Nguyễn Văn Hoa

Lời đầu  :Hiện nay thị trường sách có nhiều bản Quốc âm thi tập Nôm Nguyễn Trãi. Riêng thư viện gia đình chúng tôi có trong tay các bản của Trần Văn Giáp  - Phạm Trọng Điềm 1956  - Đào Duy Anh 1976  - Bùi Văn Nguyên 1994  - Vũ Văn Kính 1995 - nhóm Mai Quốc Liên 2000.

 

Giới hạn trong cuốn sách này( 2008 )“Đọc lại 254 bài thơ Nôm QÂTT Nguyễn Trãi ?,

nhằm so sánh một cách khách quan :

-  Cách chuyển từ Nôm ra quốc ngữ

-  Các chú thích từ và điển tích trong 254 bài ,

-  Đưa ra nhận  xét  cá nhân ,đưa ra cách đọc của mình , sau khi đã tham khảo các bản của các bậc Cao Minh trên và tra cứu tất cả các Tự điển chữ Nôm trong và ngoài nước. Những Từ điển dùng để tra chữ Nôm khi đọc lại 254 bài thơ Nôm QÂTT Nguyễn Trãi

 

1-  Từ điển chữ Nôm Viên Nghiên cứu Hán Nôm Hà Nội 2006

2-  Từ điển An nam – Lusitan- La Tinh ( Việt - Bồ -La) , nă m 1651 của  Alexandre De Rhodes  , phiên dịch  Nguyễn Thanh lãng  - Hoàng  Xuân Việt - Đỗ Quang Chính  ; Nhà xuất bản khoa học xã hội , 1991 ;

3-  Từ điển chữ Nôm  Yonosuke Takeuchi daigakusyorin 1988 ;

4-  Tự điển chữ Nôm Nguyễn Quang Xy – Vũ Văn Kính – Trung tâm học liệu , Sài Gòn 1971 ;

5-   Huỳnh Tịnh Paulus Của  Đại Nam quốc âm tự vị ( (ấn bản 1895-1896 ) Nhà xuất trẻ Sài Gòn 1998;

6-  Đại từ điển chữ Nôm Vũ Văn Kính , Sài Gòn  1999;

7-  Bảng tra chữ Nôm Viện Ngôn ngữ học , Hà Nội 1978( ký hiệu thư viên quốc gia VV 458/76);

8-  Dictionarium Anamitico – Latinum 1771-1773

9-  Dictionnaire Annamite – Francais của jean Bonét 1898;

10-Dictionaire Historique de  ideogrammess Vietnamien  của Paul Schneider;

v.v…

 

Hy vọng sẽ thu nhận được thêm rất nhiều góp ý quý báu của độc giả ham thích chữ Nôm trong và ngoài nước.  Nguyễn Văn Hoa

 

Bài 1

 

Câu 1 bài 1 QÂTT Nôm Nguyễn Trãi

 

1- Chuyển Nôm ra quốc ngữ

Trần Văn Giáp -Phạm Trọng Điềm TVG-PTĐ ) 1956  :

Góc thành Nam lều một gian .

Đào Duy Anh ĐDA 1976

Góc thành Nam lều một gian

 

Bùi Văn Nguyên BVN 1994

Góc thành Nam lều một gian

Vũ Văn Kính VVK 1995

Góc thành Nam lều một gian

 

2-  Chú thích

 

TVG-PTĐ

Nguyễn Trãi bị giặc Minh giam ở Đông Quan trước khi gặp Lê Lợi .

ĐDA : Nguyễn Trãi bị Lê Lợi ruồng bỏ ở Đông Quan .

BVN: Thành Nam ở Con Cuông Nghệ An . Trước khi gặp Lê Lợi .

 

3- Nhận xét :

 

Có hai cách hiểu:

Bài thơ này Nguyễn Trãi làm trước hoặc sau khi gặp Lê Lợi.

Có lẽ còn tồn nghi thời điểm ra đời của bài thơ này.

 

4- Kết luận :

Theo mặt chữ Nôm có thể đọc như sau

Góc thành Nam lều một gian.

 

Câu 2 bài 1 /254 QÂTT Nguyễn Trãi

 

TVG-PTĐ

No nước uống thiếu cơm ăn

ĐDA

No nước uống thiếu cơm ăn

BVN

No nước uống thiếu cơm ăn

VVK

No nước uống thiếu cơm ăn

MQL

No nước uống thiếu cơm ăn

 

Nhận xét : Các bản đều thống nhất

No nước uống thiếu cơm ăn

Còn phần chú thích

DDA

Bấy giờ không trọng dụng nữa nên có thể là nghèo .

BVN

Chỉ rõ cảnh rừng núi ở Con Cuông Nghệ An

 

3-Nhận xét :

BVN cho rằng  vì Nguyễn Trãi bị giam ở rừng núi Nghê An trước khi gặp Lê Lợi.

Còn DDA thì cho rằng Nguyễn Trãi bị Lê Lợi bỏ đói .

Và câu 2 bài thơ số 1 là

No nước uống thiếu cơm ăn .

 

Câu 3 bài 1 QÂTT 254 bài thơ Nôm Nguyễn Trãi

 

1- Phần phiên âm :

TVG

Con đòi trốn dễ ai quyến

DDA

Con đòi trốn dường ai quyến

BVN :

Con đòi trồn dường ai quyến

VVK/MQL-Kiều Thu Hoạch

Con đòi trốn dường ai quyến

 

2- Chú thích :

TVG

Con đòi :Con đòi người ở gái

dễ ai khiến : có lẽ ngườI nào xui khiến nó

DDA

Theo mặt chữ  nôm phiên là dường , nghĩa là dường như có ai quyến rủ mất, xem thêm câu 2 bài 68 ( con cháu nhiều ngày chịu khó dường NVH )

BVN

Con đòi: con ở;

quyến: rủ rê lôi kéo (ý kiến của ông Kiều Thu Hoạch cho quyến là nhớ nghĩ đến chứ không phải là quyến rũ )

 

3- Nhận xét ;

TVG phiên âm là “dễ” còn các tác giả DDA-BVN-VVK-KTH đều phiên là “dường”.

Và cũng có cách hiểu chữ “ dường “ giữa KTH( nhớ nghĩ đến )  và ĐDA-BVN( quyến rũ , rủ rê lôi kéo ), rõ ràng có  khác nhau

 

Câu 4 bài 1 Thủ Vĩ Ngâm

 

1- Phiên âm nôm ra quốc ngữ :

TVG-PTĐ;

Bầy ngựa bầy thiếu kẻ chăn

DDA

Bà ngựa gầy thiếu kẻ chăn

BVN

Bà ngựa gầy thiếu kẻ chăn

VVK :

bầy ngựa gầy thiếu kẻ chăn

 

2- Chú thích:

ĐDA

Bà ngựa là con ngựa. Xưa người ta nói bà ngựa cũng như nói “ông voi “

BVN

Dị bản thì là bầy, còn bà chỉ một con cho Nguyễn Trãi dùng trong bầy ngựa , và bà chỉ giống cái thì cũng có nghĩa là ngựa cái . (Ý kiến KTH cho bà là con , bà ngựa tức con ngựa cái nói chung )

 

3-  Nhận xét :

 

Câu 4 bài 1 có 1 từ bầy - bà là có sự phiên âm khác nhau

Tra từ điển AR( TK 17 )  thì bà là từ cổ , bà ngựa là con ngựa ,

Do vậy để bà ngựa có lẽ đúng với từ mà Nguyễn Trãi dùng ở thế kỷ 16 .

 

Câu 5 QÂTT bài 1 Nôm Nguyễn Trãi

 

1- Phiên âm Nôm ra quốc ngữ

TVG-PTĐ

Ao bởi hẹp hòi khôn thả cá

DDA

Ao bởi hẹp hòi khôn thả cá

BVN :

Ao vợi hẹp hòi khôn thả cá

VVK

Ao bởi hẹp hòi khôn thả cá

-  nhóm MQL

-  khôn : tiếng cổ : khó

 

2- Chú Thích ; TVG-PTĐ

khôn : khó lòng, khó khăn

DDA :

Vì ao hẹp nên khó thả cá

BVN

Ao vợi theo dị bản ,ao vợi là ao cạn nước

Khôn biến âm của từ không hay dùng trong thời cổ .

3 Nhận xét :

Có khác nhau :

“bởi” và chữ “vợi “

Có giải thích chữ “ không ‘ là không hoặc khó .

- Theo Từ điển An Nam – Lusitan-la tinh (Alexandre de Rhodes nhóm Thanh lãng Hoàng xuân Việt Đỗ Quang Chính , Nhà xuất bản Khoa học xã hội 1991 ( ký hiệu thư viện viện KHXH Lý Thường Kiệt ,Hà Nôi Vv3579 )

 

- Trang 274 : khôn;khôn kháo; khôn ngoan;khôn dẹa, khôn mạc nói hết; - Trang 71 Bởi , dởI đâu : do nơi nào

-  Theo từ điển chữ Nôm Viện nghiên cứu Hán Nôm Nhóm Nguyễn Quang Hồng ,Trang 60 Chữ “bởi” : có 4 chữ “ bởi c2, F1 , f2 nghĩa trỏ nguyên nhân , trỏ nơi chốn,

-  Trang 1250 vợI nghĩa là giảm bớt đi

-  Trang 514 “Khôn” : , nghĩa là a1 không dạI ,; khó có thể , chẳng thể nào , có dẫn câu “ Ao bởI hẹp hòi khôn thả cá .

 

4- Kết luận :Như vậy câu 5 bài 1 đọc là

-  Ao bởi hẹp hòi khôn thả cá.

 

Câu 6 bài 1 QÂTT Nguyễn Trãi Nôm

 

1-  Phần chuyền Nôm ra quốc ngữ

TVG-PTĐ

Nhà quen xuế   xoá ngại nuôi vằn

ĐDA

Nhà quen xú xứa ngại nuôi vằn

BVN

Nhà quen thú thứ ngại nuôi vằn

VVK

Nhà quen thú thứa ngại nuôi vằn

 

2- Chú Thích :

TVG-PTĐ

xuế xoá :giản dị, qua loa, dễ dàng

Vằn : con chó vằn , ta thường gọi con vằn

DDA

Xú xứa hoặc thú thứa nghĩa là xuề xoà , xềnh xoàng

Vằn là : chó vằn , con chó

BVN :

Thú thứa dị bản thuế thoá , đều có nghĩa xuề xoà , giản dị

Vằn : từng vết loang lổ xen nhau, , chó vằn cũng gọi chó vện

Nhóm MQL

Vằn : chỉ con chó , con vằn , con vện

 

3-  Nhận xét :

Có sự khác nhau

xuế xoá- xú xứa -thú thứa

Tra AR

Trang 78 có chữ thú : thú , cầm thú , muông thú, ; thú , thói, thú làng, thú chợ,

thứa , khách thứa , khách khứa, người  ngoài, người lạ, cùng một nghĩa

Theo tự điển Viện nghiên cứu Hán Nôm ,Trang 1110 có hai chữ thú , A1 là thú : loại  động vật có vú bậc cao sống hoang dã , thú cũng A1 có nghĩa điều làm cho người ta vui trong thú thứa , xú xứa , xuế xoá : giản dị , đơn giản và có trích Nhà quen thú thứa ngại nuôi vằn .

 

4-  Kết luận

Xin đọc là

Nhà quen thú thứa ngại nuôi vằn

 

Bài 2

 

Câu 1 bài 2 QÂTT Nôm Nguyễn Trãi

 

1- Phiên âm từ Nôm ra quốc ngữ

 

Trần Văn Giáp Phạm Trọng ĐIềm 1956

Thương Chu bạn cũ các chư đôi

Đào Duy Anh 1976

Thương Chu bạn cũ các chưa đôi

Bùi Văn Nguyên 1994:

Thương Chu bạn cũ các chưa đôi

Vũ Văn Kính 1995 :

Thương Chu bạn cũ các chưa đôi

Nhóm Mai Quốc Liên 2000

Thương Chu bạn cũ gác chưa đôi

2- Chú Thích

 

TVG-PTĐ

Thương Chu : hai thời đại Trung Quốc cùng với hạ thông Thương gọi là Tam Vương , kế tiếp đời Đường Ngu , giai đoạn nguyên thuỷ chuyển sang nô lệ manh nha .

DDA :

Các chưa đôi : khó hiểu

Nguyễn Trãi gọi bạn cũ đời Thương Chu thì chỉ có thể là Y Doãn( Thương )  và Chu Công ( Chu ) , cũng như chính NT giúp dựng nghiệp nhà Lê , Y Doãn – Chu Công cả hai đều làm nên sự nghiệp rồi mà còn giữ quyền vị suốt đời chứ không như mình sau khi đã thành công ( thửa việc rôi ) lại phải lánh về để hưởng an nhàn cho nên tự xét mình chưa có thể tự cho mình chưa sánh được với bạn đời xưa . Vậy các chưa đôi nghĩa là đều là chưa sánh đôi với được.

bản B Đường Ngu bạn cũ lẫn chưa đôi . ( Chữ “các” và chữ ”lẫn “ dễ lộn với nhau ).

BVN :

Thương Chu , Chu thay thế Hạ, , đến Ân Thương, , có phần suy thoái , nhân đó nhà Chu đã xảo quyệt dùng vũ lực , lật đổ nhà Thương để giành ngôi công chủ .

Ở đây NT kín đáo nói nhà Minh đã lật đổ nhà Hồ để cướp nước ta .

Do đó bạn cũ của NT đời Hồ , lúc này có ngườI làm việc với nhà Minh , như ngày xưa bề tôi nhà Thương , có kẻ chạy theo nhà Chu . NT nói “ các chư đôi” là nói không thể theo bạn cũ , kiểu bợ đỡ giặc Minh, mà phải đi ẩn chớ thôi , đó là ý tiếp cận thửa đề câu thứ 2 .

MQQL :

Nhà Thương 1000-11000 TCN

Nhà Chu 11000-256 TCN ( Tây Chu 1100-771 TCN và Đông Chu 771-256 TCN

Gác chưa đôi : gác lại , chưa đôi co .

Nhóm MQL viết: TVG-PTĐ phiên là các chư đôi và chú “chưa hiểu rõ “ chỉ theo đúng nguyên văn phiên ra. ĐDA phiên là các chưa đôi và chú : “ chưa hiểu rõ “ , rồi cho là “đều chưa sánh đôi với được “ Bùi văn Nguyễn cũng phiên là các chưa đôi và hiểu là “ không thể theo bạn cũ , kiểu bợ đỡ giăc Minh , mà phải đi ở ẩn chớ thôi “.

Kiều Thu Hoạch ( tài liệu chép tay ) : các chư đôi , chư tiếng Hán là Các , chỉ là tiếng đệm , Các chư đôi là nói ‘ mỗi người mỗi nơi , chỉ bạn bạ đồng tâm đồng chí cùng .

P. Schneider đã phiên là Thương Chuyện cũ và đã liên hệ với bài 58 QÂTT . Sự liên hệ ấy sai.

VVK phiên “ các chưa và đã hiểu là “đều chưa nhiều , đôi là nhồi , đầy ( trang 10 )

 

3-Nhận xét :

Câu này có phiên âm khác nhau

các/gác

Chư /chưa

Và có cách giải thích khác nhau , Bùi Văn Nguyên suy luận Minh Hồ , người khác thì Y Doãn Chu Công .

 

4-   Kết Luận

Câu 1 bài 2 nên phiên âm như sau

Thương chu bạn cũ các chư thôi

 

Câu 2 bài 2 QÂTT Nôm Nguyễn Trãi

 

1- Phiên âm Nôm ra Quốc ngữ

Trần văn Giáp Phạm Trọng Điềm

Sá lánh thân nhàn thủa việc rôi

Đào Duy Anh

Sá lánh thân nhàn thuở việc rồi

Bùi Văn Nguyên

Sá lánh thân nhàn thuở việc rồi

Vũ Văn Kính

Xa lánh thân nhàn thuở việc rồi

Mai Quốc Liên

Xá lánh thân nhàn thuở vi ệc rồi

 

2- Chú thích :

Đào Duy Anh

Sá : Từ sá chúng tôi thấy thường dùng theo nhiều nghĩa ; khẳng định như sá lánh (đành nên lánh ); Phủ định : sá chi là chẳng kể chi , sá quản là chẳng quản , lại có nghĩa là vấn từ như câu 4 bài 32 ( nước non nguyệt hiện sá thôi chèo ).

Mai Quốc Liên :

Phiên âm khác VVK Xa lánh

Xá lánh : chữ xá có nghĩa là hãy , nên , phải , Tự điển Genibrei đã dịch là xá kíp hôì trào cho mau; xá giữ .

Rồi : rảnh rỗi , nghỉ ngơi . Ngày rỗi , rỗi tay , ăn nhưng ngồi rồi, Rỗi rảnh .

Câu này ý nói : Hãy lánh cho thân nhàn lúc đã rỗi rãi .

 

3- Nhận xét :

câu 2 b ài 2 :

chỉ có chữ 1 câu 2 bài 2 phiên âm có khác nhau

sá/xa/xá

Riêng Bùi Văn Nguyên không có chú thích gì .

Vũ Văn Kính thì phiên âm là xa lánh , còn tác giả khác đều phiên âm là :xá/ sá lánh  Tra từ điển AR ( TK 17 ) trang 668 thì thấy sá , đi đàng sá , đi đàng đi sá ,

xá , phố xá , xá  xét  .

Tự điển chữ Nôm Viện NCHN trang 986 có :

sá C2 nên cần phải ( sá lánh thân nhàn thuở việc rồi NT )

  trang 1261 C2 nên cần phải , hãy ( cổ )( Có thân thì xá cốc  chưng nhàn NT 14 a )

 

4- Kết luận

câu 2 bài 2 nên đọc là

Sá lánh thân nhân thủa  việc rồi .

 

Câu 3 bài 2 QÂTT Nôm Nguyễn Trãi

 

1- Phiên âm Nôm ra quốc ngữ :

TVG-PTĐ

Gội tục trà thường pha nước tuyết

ĐDA

Cởi tục chè thường pha nước tuyết

BVN : Cởi tục trà thường pha nước tuyết

VVK

Gội tục trà thường pha nước tuyết

MQL :

Cởi tục trà thường pha nước tuyết

2- Chú thích :

TVG-PTĐ

Gội tục : trút sạch tục luỵ , bụi trần .

ĐDA:

Cởi, ĐDA cho rằng chữ Nôm là cội ,chắc là  viết lộn bộ “mộc “với “thủ”  , đọc là cổi hay cởi .

BVN:

Cởi tục : cởi là trút bỏ .

MQL : chú thích TVG : Gội tục ; ĐDA cởi tục chè thường …

3- Nhận xét :

câu 3 bài 2 có một chữ phiên âm khác nhau

“Gội /”cởi”/cổi

Tra từ điển AR trang 297

Gội đầu,

Tự điển chữ Nôm Viện NCHN

Trang 206 –207 có 6 chữ “cởi “

C2 bộ cải ; F1 bộ khẩu + cải; F1 bộ thủ + cối : cởi (cổi);

F1 mịch + cối ; F1 bộ Y + cối .

Trang 448 : gội dùng nước giũ sạch tóc ,thấm đượm

 

4- Kết luận

Câu 3 bài 2 có lẽ đọc là

Cởi tục trà thường pha nước tuyết ./.

 

Câu 4 bài 2 QÂTT Nôm Nguyễn Trãi

 

1- Phiêm âm Nôm ra quốc ngữ

TVG-PTĐ

Tầm thanh trong vắt tiễn trà mai

ĐDA

Tìm thanh trong vắt tịn chè mai

BVN :

Tầm thanh trong vắt tiễn chè mai

VVK

Tìm thanh trong vắt tạn chè mai

 

2- Chú thích :

TVG-PTĐ

Tầm thanh : Tìm nơi trong sạch , ý nói là trần thế

DDA

Tịn :

chữ này trong truyện Kiều , Hoa tiên ký phiên là tận .Nên phiên là “tịn”, tức là hết ( cũng như tận ) Ở nông thôn Thanh nghệ Tĩnh ngườI ta thường nói tịn (đến tịn nơi ) chứ không nói tận.Tịn chè mai tức là hết chè hồng mai cho nên phải uống nước tuyết , nhưng đó là muốn tìm cái thanh cao .

BVN :

Tầm thanh trong vắt tức rất trong , không có vẩn đục

Tiễn :chữ Hán nghĩa là thích hợp, thích ứng

 

3-Nhân xét :

Câu 4 bài 2 có sự phiên âm khác nhau

Chữ

tầm/ tìm

tiễn/tạn/tịn

Tra từ điển AR - Trang 720 - tận , hết , tận thế , hết thế,

Tra tự điển chữ Nôm Viện NCHN -Trang 1053-1054 có 2 chữ -Tầm : Tầm bằng 5 thước ta, , khoảng , lúc , độ , chừng ; tầm xuân loài cây , tầm phào ,Trang 1126 có 1 chữ tìm A2 ( HV tầm ) Cốt gắp cái đã mất hoặc hướng dẫn cái mong muốn ( Lều tiện Nhan Uyên tìm tới đỗ NT 21 b ).

 

4- Kết luận

Câu 4 bài 2 có lẽ đọc là Tầm thanh trong vắt tận chè mai - Câu 5 bài 2 QÂTT Nôm Nguyễn Trãi

 

1- Phiên âm Nôm ra quốc ngữ

TVG-PTĐ

Chim kêu hoa nở ngày xuân tĩnh

ĐDA

Chim kêu hoa nở ngày xuân tĩnh

BVN

Chim kêu hoa nở ngày xuân tĩnh

VVK

Chim kêu hoa nở ngày xuân tĩnh

MQL

Chim kêu hoa nở ngày xuân tạnh

 

2-Chú thích :

Các tác giả đều không có chú thích câu 5 bài 2 QÂTT Nôm Nguyễn Trãi

 

3- Nhận xét:

Các tác giả đều phiên âm nôm ra quốc văn khá giống nhau

Chim kêu hoa nở ngày xuân tĩnh

Riêng MQL thì phiên âm là

Chim kêu hoa nở ngày xuân tạnh

 

Tra từ điển chữ Nôm Viện NCHN

Trang1047 có 2 chữ tạnh ( loại chữ C2 hv tịnh ) và A2 hv tình ( nhật + thanh ) , Nghĩa là dứt mưa , trời trong sáng ,

Trang 1127 có chữ tịnh ( cổ tĩnh ) A1 ( hv tịnh ) . Không thấy chữ tĩnh ( tinh + dẫu ngã );

 

4- Kết luận

Có lẽ bản MQL đọc là chính xác

Chim kêu hoa nở ngày xuân tạnh.

 

Câu 7 bài 2 QÂTT Nôm Nguyễn Trãi

 

1-Chuyển Nôm ra quốc ngữ :

TVG-PTĐ

Vui có một niềm chăng nỡ trễ

ĐDA

Bui có một niềm chăng nỡ trễ

BVN

Bui có một niềm chăng nỡ trễ

VVK

Vui có một niềm chăng nỡ trễ

MQL

Bui có một niềm chăng nỡ trễ

2- Chú thích:

TVG-PTĐ

Chăng nỡ trễ : Không nỡ chểnh mảng trong lòng

DDA

Bui : Duy chỉ , chỉ có . Ngày xưa học duy là bui. Nguyễn Trãi hay dùng từ này . Chăng nỡ trể : Không nỡ trễ nải, chểnh mảng 

MQL

Bui : Chỉ có , Bui là tiếng cổ dùng để dịch chữ Hán Duy ,Chăng nỡ trễ : không thể để trễ lâu hơn nữa được nghĩa là phải lo làm tròn ngay đạo làm con và đạo làm tôi .

 

3-  Nhận xét :

Câu 7 bài 2 có chữ 1 câu 8 bài 2 phiên âm có khác nhau

Vui/bui

Tra từ điển chữ Nôm Viện NCHN  trang 69 có chữ C2  Bui  ( hv bôi) âm cổ của chữ Hán là Duy , chỉ có chỉ còn (Bui một tấc lòng ưu ái cũ NT 19 b );

Trang 12 52 có chữ C2 ( hv bôi) VUI : tâm trạng thích thú , phấn khởi

F1 Vui ( tâm + bôi ) nghĩa như trên .

F1 Vui ( khẩu + bôi ) nghĩa như trên ;

Tôi đã nhìn mặt chữ Nôm thì là có thể đọc bui hoặc vui.

 

4-Kết luận :

Câu 7 bài 2 QÂTT Nôm Nguyễn Trãi có thể đọc là

Bui có một niềm chăng nỡ trễ ./.

 

Câu 8 bài 2 QÂTT Nôm Nguyễn Trãi

 

1- Chuyển từ Nôm ra quốc ngữ

TVG-PTĐ

Đạo làm con mấy đạo làm tôi

ĐDA

Đạo làm con liễn đạo làm tôi

BVN

Đạo làm con lẫn đạo làm tôi

VVK

Đạo làm con mến đạo làm tôi

MQL

Đạo làm con lẫn đạo làm tôi

 

2-Chú thích :

ĐDA:

Chữ Nôm đọc là miễn /liễn.

VVK

Mến là kính mến , yêu mến

MQL

Chữ Nôm là miễn,ghi âm cổ mliễn và có thể đọc là liễn -lẫn như trong bài này. (và  bài 12,24,48,64,69).

 

3- Nhận xét

Câu 8 bài 2 có m ột chữ phiên âm khác nhau

miễn/liễn/lẫn/mến 

tra từ điển chữ Nôm Viện NCHN

trang 685 chữ miễn ( hv miễn ) : cốt , chỉ cần , , với cả, cùng , lẫn , (âm cổ - đạo làm con miễn đạo làm tôi NT 4b).

 

4- Kết luận :

Câu 8 bài 2 QÂTT Nôm Nguyễn  Trãi  nên đọc là

Đạo làm con miễn đạo làm tôi.

 

Bài 3

 

Câu 1 bài 3 QÂTT Nôm Nguyễn Trãi

 

1- Chuyển Nôm ra quốc ngữ

TVG-PTĐ

Lão thiếu chưa nên tiết trượng phu

ĐDA

Lểu thểu chưa nên tiết trượng phu

BVN :

Lểu thểu chưa nên tiết trượng phu

VVK

Lểu thểu chưa nên tiết trượng phu

MQL

Lảo thảo chưa nên tiết trượng phu

2-Chú thích :

TVG-PTĐ

Trượng phu : Người có tiết tháo , chỉ làm những việc gì hợp nghĩa ;dù nghèo hèn cũng không đổi lòng, giàu sang cũng không làm mê nổi, vũ lực cũng không thể khuất phục được ( Mạnh Tử ) ;

ĐDA

Lểu thểu : Chữ nôm là lão thiếu , chúng tôi cho rằng chữ này cũng là một với chữ liếu thiếu ở câu 4 bài 61 sau này( say lểu thểu đứng đường thông trang 416 ), phải phiên là lểu thểu – nghĩa là có vẻ xềnh xoàng lếch thếch , không trang trọng như kẻ trượng phu.  

BVN

Lểu thểu : có nghĩa như thất thểu , tức chí chưa định . Bản B lại ghi là dẫu dãi ;Trượng phu : theo sách Mạnh Tử , kẻ trượng phu là người có chí khí cao , không ngại nghèo hèn , không tham giàu sang , không sợ uy vũ .

VVK :

bản a lão thiểu ;

MQL : câu 1 lão thiếu chưa nên ( TVG)

Lểu thểu ; ĐDA-VVK

Lảo thảo  hãi chữ lão thiếu có thể phiên âm là lảo thảo . genibrei có từ lảo thảo . DNQÂTV có giải thích Lảo thảo là bộ sơ sài , không chú ý . Chữ thiếu ( thiếu , thiểu ) có thể phiên âm là thảo cũng như hiếu  ( hiếu sắc) ,có thể đọc là háo sắc , kiểu thơm là cảo thơm , triều là trào , điều là đào.

 

3- Nhận xét :

Câu 1 bài 3 hai chữ đầu có sự phiên âm khác nhau :

Lão thiếu / lểu thểu / lảo thảo .

Tra từ điển AR trang 400 –401 có chữ lão , đức lão , , lão tai, lão lay;

Từ điển chữ Nôm Viện NCHN trang 574 có chữ Lão ( A1 hv lão : già , tuổi cao , tiếng xứng hoặc gọi người già ;

Trang 1092 có chữ thiếu ( A1 hv thiếu ,: ít không đủ mức cần thiết ;

Trang 604 có từ lểu ( hv liễu ) : trong lểu thểu ,dáng lảo đảo : Say lểu thểu đứng đường thông ( NT 23 a) ;

Trang 1069 có 2 chữ Thảo :

C1 hv thảo : viết , biên soạn, trong thảo nào , hèn chi chẳng trách ;

C1 hv thảo : hiếu thuận, viết chữ , biên soạn , trong thảo nào , chả trách , hèn chi.

 

5- Kết luận :

Câu 1 bài 3 có lẽ nên đọc

Lão thiếu chưa nên tiết trượng phu ./.

Câu 2 bài 3 QÂTT Nôm Nguyễn Trãi

1-Chuyển Nôm ra

quốc ngữ

TVG- PT Đ

Miễn là phỏng dáng đạo tiên nho

ĐDA

Miễn là phỏng dạng đạo tiên nho

BVN

Miễn là phỏng dáng đạo tiên nho

VVK

Miễn là phóng dạng đạo tiên nho

MQL

Miễn là phỏng dạng đạo tiên nho

 

2-Chú thích 

ĐDA

Phỏng dạng : phảng phất như , phưởng phất theo . Xem chú 6 bài 76 (: phỏng dạng : phưởng phất như là . Câu này có nghĩa là Tai thường phưởng phất nghe như có ai đọc câu thơ của Đỗ Phủ như sau: ( trang 733)

VVK

Phóng dạng , bản a phóng dáng

MQL câu 2… dáng đạo tiên nhu (ĐDA P.8)?

 

2- Nhận xét :

Có hai chữ phiên âm khác nhau :

phóng dạng / phỏng dạng

Tra từ điển Chữ Nôm Viện NCHN trang 892 có 3 chữ phóng

C1 hv phóng : áng chừng , hầu như ;

A2 hv phỏng : bắt chước theo , hoà theo, khoảng chừng , áng chừng , hẳn là , ví bằng  , giả  dụ 

Trang 892 cũng có chữ Phóng A1 hv phóng : tung ra , buông ra .

Trang 235 có chữ dáng C2 hv dạng : dạng  loại  , hạng  ( Quan cao nào  đến  dạng  người  này  NT 46 b ) , hình thù , vẻ bề ngoài ,( tai thường phỏng dáng câu ai đọc NT 27 b  ;  Ở bầu thì dáng ắt nên tròn NT 50 a );

Trang 230 dáng A2 hv dạng : hình dạng, dạng  vẻ , điệu bộ

Trang 230 có chữ

Dạng  F1 ( nhân + dạng ) : hình bóng , dấu vết

Dạng A1 hv dạng : dáng vẻ , hình nét ( Chữ học ngày xưa quên hết dạng NT 29 b ).

 

3-  Kết luận

Câu 2 bài 3 QÂTT Nôm Nguyễn  Trãi 

có lẽ đọc là

Miễn    phỏng dạng  đạo tiên nho

 

Câu 3 bài 3 QÂTT Nôm Nguyễn Trãi

 

1-Chuyển Nôm ra Quốc ngữ :

TVG-PTĐ

Trà mai đêm nguyệt dậy xem bóng

ĐDA

Chè mai đêm nguyệt dậy xem bóng

BVN

Trà mai đêm nguyệt dậy xem bóng

VVK

Trà mai đêm nguyệt dậy xem bóng

MQL

Chè mai đêm nguyệt dậy xem bóng

2- Chú thích :

TVG-PTĐ

Trà mai : gỗ cây lão mai dùng làm trà pha nước uống, ngồi thưởng trăng

ĐDA

Chè mai :chè hồng mai

VVK : bản b chè

MQL

Chè mai; chè hồng mai, chè nấu bằng vỏ cây hồng mai .

 

3-Nhận xét :

Phiên âm chỉ khác nhau

trà/chè

Tra từ điển AR

Trang 100 thấy có chữ chè , , trang 101: chè , bình chè,  bánh chè gươm, chè, nước chè ,

Tra tự điển chữ Nôm Viện NCHN

Trang 130 có chữ  chè A1 : cây có búp non pha làm thức uống ( Cõi tục chè thường pha nước tuyết NT 4 b ) ;

Còn có nghĩa món ăn ngọt nấu bằng đường mật

Trong quýt chè : chích choè , tên một loại chim nhỏ  hay hót; 

C2 với nghĩa khác  hv trà

Trang 1138 c ó chữ Trà

loại chữ A1 hoặc C1 hv trà .

Lá chè   đã sao, qua chế biến để pha nước uống;

Loại cỏ có hoa trắng ;

Bừa, ào ( bất kể thiệt hơn )

Đơn vị cư dân ở nông thôn xưa

Còn có chữ trà  C1 ( hv trà ) F1 ( bộ thủ + trà );

Còn có chữ F1 ( túc + trà ).

 

4-Kết Luận :

Câu 3 bài 3 có thể đọc như sau

Chè mai đêm nguyệt dậy xem bóng ./.

 

Câu 4 bài 3 QÂTT Nôm Nguyễn Trãi

 

1- Chuyển Nôm ra quốc ngữ

TVG-PTĐ

Phiến sách ngày xuân ngồi chấm câu

ĐDA

Phiến sách ngày xuân ngồi chấm câu

BVN

Phiến sách ngày xuân ngồi chấm câu

VVK

Phiến sách ngày xuân ngồi chấm câu

MQL

Phiến sách ngày xuân ngồi chấm câu

2-Chú thích

TVG-PTĐ

Phiến sách hay phiên sách : chữ cổ , nghĩa cũng như quyển sách , pho sách. Sách cổ không chấm câu , khi nói chấm câu tức là học tập.

ĐDA

Phiến sách : quyển sách

MQL

Chấm câu : Sách chữ Hán xưa không có chấm câu , người đọc phải tự phân câu ( phân cú đoạn ) lấy .

 

3- Nhận xét :

4- Sự phiên âm  hầu như nhất trí với nhau .

Riêng TVG-PTĐ có chú thêm Phiến sách hay phiên sách .

Tra AR trang 601 pho , một pho sách ,Tra từ điển chữ Nôm Viện NCHN trang 886 có chữ phên đúng mặt chữ Nôm câu 4 bài 3  ( hv phiến ) tấm đan bằng tre , nứa , lá để che quanh nhà .

 

5- Kết luận :

Câu 4 bài 3 có lẽ đọc là

Phiến sách ngày xuân ngồi chấm câu ./.

 

Câu 5 bài 3 QÂTT Nôm Nguyễn Trãi

 

1- Chuyển Nôm sang quốc ngữ

TVG-PTĐ

Dưới công danh đeo khổ nhục

ĐDA

Dưới công danh đeo khổ nhục

BVN

Dưới công danh đeo khổ nhục

VVK

Dưới công danh đeo khổ nhục

MQL

Dưới công danh đeo khổ nhục

 

2- Chú thích

ĐDA

bản b : đeo hoạ dữ

 

3-Nhận xét : các bản đều phiên âm giống nhau .

4-Kết luận :

Xem mặt chữ Nôm , câu này có thể đoc như sau

Dưới công danh đeo khổ nhục

 

Câu 6 bài 3

1-Chuyển Nôm ra quốc ngữ

TVG-PTĐ

Trong dầy dãi có phong lưu

ĐDA

Trong dại dột có phong lưu

VVK

Trong dại dột có phong lưu

MQL

Trong dại dột có phong lưu

2- Chú thích :

ĐDA

Câu này nghĩa là trong cái dại dột của người ẩn dật vốn có phong lưu ở đấy .

BVN

Trong dại dột có phong lưu

VVK

bản a : dầy dãi

MQL : bản TVG ; dầy dãi .

 

3-Nhận xét :

Câu này có sự khác nhau ở

dầy dãi / dại dột

Tra từ điển AR

Trang 155 có từ dại ,  nên cuồng dại, dại dọt, dại gái , dại , con chó dại

Trang 178 có từ dột,, dại dột 

Tra từ điển chữ Nôm Viện NCHN

Trang 232 có chữ dại  C2 ( hv duệ ) : không khôn , ngây thơ, ngây ngô, điên , mắc bệnh điên , hoang dã , phên che ,

Có trích : “Trong dại dột có phong lưu” NT 4 b.

F1 ( khẩu + duệ ) : khờ khạo, ngây thơ,

F1 ( tâm + duệ ) nghĩa như trên ,

F1 ( nạch + duệ ) : không khôn , ngây thơ , hư nết , ngây , điên , mất hồn ,

F2 ( ngai + duệ ) nghĩa như trên .

Trang 279  có chữ dột ( ( hv đột ) , trong dại dột , nước mưa thấm qua mái nhà ;

F1 ( Thuỷ + đột ) : Nước thấm qua mái nhà , buồn rầu ủ đột ;F1 ( tân + đột : Buồn bã , sầu não .

C2 ( hv duyệt ) có trích “Trong dại dột có phong lưu “ NT 4b ;

 

4- Kết luận :

Câu 6 bài 3 có lẽ nên đọc là

Trong dại dột có phong lưu ./.

 

Câu 7+8 bài 3 QÂTT Nôm Nguyễn Trãi

 

1-Chuyển từ Nôm ra quốc ngữ :

TVG-PTĐ

Mấy người ngày nọ thi đỗ

Lá ngô đồng thủa mạt thu

ĐDA

Mấy người ngày nọ thi đỗ

Lá ngô đồng thuở mạt thu

BVN

Mấy người ngày nọ thi đỗ

Lá ngô đồng thủa mạt thu

VVK

Mấy người ngày nọ thi đỗ

Lá ngô đồng thuở mạt thu

MQL

Mấy người ngày nọ thi đỗ

Lá ngô đồng thuở mạt thu

 

2-Chú thích

TVG-PTĐ

Mấy người ngày nọ thi đỗ : Những người thi đỗ thái học sinh , tức là tiến sỹ cùng một khoa với tác giả , Ức Trai tiên sinh đỗ khoa thái học sinh năm Thành Nguyên thức nhất ( 1400 ) . Khoa ấy tất cả 30 người trúng cử .

Ngô đồng : Một thứ cây cứ đến mùa thu thì lá rụng . Mạt thu : Cuối mùa thu , lúc  đó là ngô đồng rụng gần hết lá , chỉ còn lơ thơ , ý câu này là nói lúc tác giả làm bài thơ này, các bạn đồng khoa đã chết gần hết.

ĐDA

Thi đỗ : Có lẽ ở đây là nhắc những người cùng thi đỗ Thái học sinh với Nguyễn Trãi trong khoa thi năm Thành nguyên thứ 1 ( 1400) , khoá ấy có 30 người .

Cuối mùa thu lá ngô đồng đã rụng gần hết , chỉ về thưa thớt , người người đã chết .

BVN

Mấy người …thi đỗ :Nguyễn Trãi nói đến những người đồng khoa năm Canh Thìn (1400 thời Hồ Quý Ly , như Nguyễn Hành người cùng họ , Lý Tử Tấn người cùng huyện Thượng Phúc ( trấn Sơn tây ) đều cùng với Nguyễn Trãi theo khởi nghĩa Lam Sơn còn Vũ Mộng Nguyên , Bùi Ưng Dầu thì đi ẩn , mãi về sau mới theo.

Ngô đồng : Cũng gọi là cây vông , thuộc họ thầu dầu , hoa đỏ , cuối mùa tHáng đông thì rụng lá . Đây nói , bạn cũ cũng tan tác hết rồi . Không nhầm với một loại ngô đồng khác thân to, gỗ nhẹ , dùng làm đàn .

MQL :

Mạt thu : cuối thu, tiết cuối thu .

3-Nhận xét :

Câu 7-8 bài 3 chỉ có khác nhau

thủa /thuở

4-Kết luận

Câu 7-8 bài 3 có lẽ đọc là

Mấy người bạn cũ thi đỗ

Lá ngô đồng thủa mạt thu ..

 

Còn tiếp

 

Nguyễn Văn Hoa
Số lần đọc: 4983
Ngày đăng: 21.10.2008
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Thiền, Thơ trong thi ca - Võ Công Liêm
Có một thứ văn học Lạnh - Cao Hành Kiện
Góp chuyện hậu hiện đại* - Trịnh Lữ
Văn chương Việt hiện thời – Cớ gì phải gặt lúa non? - Nguyệt Huỳnh
Vấn đề Giáo dục truyền thông - Nguyễn Hữu An
Giải Nobel văn chương cho Việt Nam, tại sao chưa? - Inrasara
Những độc đáo của Màu thời gian - Nguyễn Mạnh Hà
Đối thoại Truyền Tin - Nguyễn Hữu An
Nhóm thơ Bình Định - Lâm Bích Thủy
Yến Lan với bến My Lăng - Khổng Ðức
Cùng một tác giả
Bàn thiên Nam bộ (dân tộc học)
Vườn ổi ngự (truyện ngắn)
Tấm thiếp cưới (truyện ngắn)
Xóm NB ở cây số 6 (truyện ngắn)