Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.137
123.227.519
 
Đọc lại 254 bài thơ Nôm Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi -2
Nguyễn Văn Hoa

Bài 4 QÂTT Nôm Nguyễn Trãi

 

1-     Phiên âm :

TVG-PTĐ

Am trúc hiên mai ngày tháng qua

Thị phi nào đến cõi yên hà

Bữa ăn dù (BVN -VVK dầu) có dưa muối

Áo mặc nài chi gấm là

Nước dưỡng cho thanh trì( BVN- MQL  đìa )  thưởng nguyệt

Đất cày ngõ ải luống (ĐDA -BVN  lảnh) ương hoa

Trong khi hứng động bề(ĐDA- BVN –VVK  vừa )  đêm tuyết

Ngâm được câu thần dửng dửng( BVN –VVK dặng dặng MQL dắng dắng )  ca.

 

2-Chú thích :

TVG-PTĐ :

Yên hà : khói mây . Nói nơi sơn thuỷ chốn thôn quê tĩnh mịch mà các cao sĩ thủa xưa tìm đến ở ẩn , ngâm gió vịnh trăng.

Gấm là : Cũng như gấm vóc .Là , là một thứ the mỏng, là lượt.

Nài chi : cần gì

Trì: ao (âm hv ) tiếng cổ hay dùng ;

Ngõ: ngõ hầu , nghĩa là dễ dã ;

Câu thần: Dịch chữ ‘ thần cũ “ là câu thơ hay lắm , như có thần giúp sức .

ĐDA:

Nước dưỡng : Nghĩa là giữ nước ao cho trong để bóng trăng chiếu xuống cho đẹp mà thưởng ngoạn.

Ngõ ải : Ngõ hầu cho đất ải ra

Dặng dặng ca :dặng tiếng mà ngâm mà ca.

BVN

Thị phi : phải trái .

Yên hà :khói lam chiều , ráng mây đỏ , chỉ nơi ẩn sĩ lánh đời.

Nước ở dưỡng: Nước được  giữ gìn.

Đìa : chữ Nôm nghĩa là ao .

Đất cày … : cày rồi để cho ải , tức cho hấp thụ khí trời nắng mưa , sau đó mới trồng trọt.

Dặng dặng ca : hoặc dặng dõi , : văng vẳng , tiếng đàn hát vang dội.

VVK rảnh đọc là lảnh cũng được.

MQL :

thị phi : điều phải và điều trái.

Yên hà : khói và ráng . Cõi yên hà chỉ Nơi ở ẩn có ảnh đẹp.

Nài chi: cần chi, cần gì .

Là : the mỏng.

Nước dưỡng cho thanh: trữ dưỡng , chứa lấy ,. Nước chứa trong lu trong vại để cho trong.

Đìa ; ao, vũng.

Ải : gần mục nát.

Ngõ ải : gần được ải.

Luống đọc  bài 4-10-68.

Vừa : bề , vừa. . Ý nói hứng thơ đến thì vừa gặp tuyết xuống trong đêm .

Câu thần : câu thơ hay ( thần cú)

dắng dắng : cất tiếng , lên cao giọng

dắng dắng ca : Ý nói ngâm hoài không thôi trong một hồi lâu.

 

3-Nhận xét :

Phần phiên âm có một số từ khác sau , ví dụ

ĐDA :

Chữ 5 câu 6 phiên âm là “ lảnh”

Chữ 5 câu 7  ‘ vừa “

Chữ 5-6 câu 8 “ dặng dặng “.

 

1-  Kết luận:

Bài 4 có lẽ nên đọc là :

 

Am trúc hiên mai ngày tháng qua

Thị phi nào đến cõi yên hà

Bữa ăn  dầu có dưa muối

Áo mặc nài chi gấm là

Nước dưỡng cho thanh trì thưởng nguyệt

Đất cày ngõ ải luống ương hoa

Trong khi hứng động vừa  đêm tuyết

Ngâm được câu thần dắng dắng  ca.

 

Bài 5 QÂTT Nôm Nguyễn Trãi

 

1- Chuyển Nôm ra quốc ngữ

TVG-PTĐ

Giũ bao nhiêu bụi bụi lầm

Dơ(ĐDA –BVN –VVK -MQL giơ ) tay áo đến tùng lâm

Rừng nhiều cây rợp hoa chảy động

Đường ít người đi cỏ kíp( gấp )  xâm

Thơ đái(ĐDA dưới , MQL đới ) ) tục hiềm câu đái(ĐDA dưới )  tục

Chủ vô tâm ý (ĐDA ấy )  khách vô tâm

Trúc thông hiên vắng trong khi ấy

Năng mỗ (ĐDA mấy )  sơn tăng làm bạn ngâm

 

2- Chú thích :

TVG-PT Đ

Tùng lâm :Rừng rậm, để chỉ nơi tu hành đạo Phật .

Đái tục: Đái : đeo , mang theo; tục :thông thường , không cầu kỳ . Ý nói bài thơ là đầu bài thông thường , nên câu thơ cũng mang theo những giọng thông thường , thông tục.

Vô tâm : khoáng đạt ,không để ý đến danh lợi.

Ỷ : nương tựa , ký thác .

Khách : Trỏ vào hoa quả ở hai câu trên

Năng : Quen biết , và đồng ý với nhau.

Mỗ : tiếng chỉ trống không , sơn tăng nào đó .

Sơn tăng : nhà sư tu ở nơi chùa gần rừng núi xa thị thành .

ĐDA

Tùng lâm: rừng tùng, (nơi tăng đồ ở, nhưng không phải nghĩa ở đây ).

Hoa chầy động:Rừng nhiều cây rợp che nắng gió cho nên hoa có bị nắng gió đụng đến thì cũng chậm ( chầy ) hơn ở nơi khác.

Thơ dưới tục: Thơ mang nềm tục cho nên sợ rằng thơ của mình có những câu tục.

Chủ vô tâm: chỉ mình là người không để tâm đến danh lợi nữa.

Khách vô tâm: chỉ cảnh vật ở ngoài mình . Mình vô tâm cho nên thấy cảnh vật cũng vô tâm.

BVN Tùng lâm: rừng rậm , Xưa Côn Sơn đến núi  Phượng Hoàng là khu rừng rậm; Tùng Lâm còn có nghĩa là nơi tu Phật .

Đái tục : mang nặng mùi trần tục .

Vô tâm … có nghĩa như hư tâm theo triết lý nhà Phật, tức thoát cảnh danh lợi ở đời .

Năng mỗ sơn tăng …

Năng hay biết, mỗ là ta , sơn tăng là thầy chùa nói chung có khi chưa đạt danh hiệu hoà thượng .

Mỗ : ĐDA dịch là mấy .

MQL :

Tùng lâm : rừng tùng, ( thông ) ở Côn Sơn , nơi Nguyễn Trãi về ở ẩn .

Chầy động : Chậm , muộn

Đới : đeo , mang theo .

Đới tục : mang tính cách thông tục , không có ý tứ cao siêu.

ỷ đối vớ hiềm .

Năng mỗ sơn tăng : có thể gặp được vị sơn tăng nào ( làm bạn ngâm thơ).

 

3- Nhận xét :

Phiên âm các bản chỉ khác nhau chữ : dơ- giơ và mỗ /mấy.

 

4- Kết luận :

Bài 5 có lẽ nên đọc như sau :

 

Giũ bao nhiêu bụi bụi lầm

Giơ tay áo đến tùng lâm

Rừng nhiều cây rợp hoa chảy động

Đường ít người đi cỏ kíp xâm

Thơ đới tục hiềm câu đới tục

Chủ vô tâm ấy khách vô tâm

Trúc thông hiên vắng trong khi ấy

Năng mỗ sơn tăng làm bạn ngâm

 

Bài số 6 QÂTT Nôm Nguyễn Trãi

 

1-Chuyển Nôm ra quốc ngữ:

TVG-PTĐ

Làm người chẳng có đức cùng tài

Đi nghỉ (ĐDA so nghĩ )đều thì kém hết hai

Hiểm hóc cửa quyền chăng lọt lẩn (ĐDA lọt lẫn ) ( BVN dụt lặn) ( VVK lọt lấn ) (MQL đụt lặn )

Thanh nhàn án sách hãy đeo đai

Dễ hay ruột biển (ĐDA –VVK- MQL bể )  sâu cạn

Khôn biết lòng người ngắn (ĐDA -VVK vắn) dài

Sự thế dữ lành ai hỏi đến

Bảo rằng ông đã điếc hai tai

 

1-Chú thích:

TVG-PTĐ

Đi nghỉ: Hành ,chỉ  : Hành ra làm quan giúp việc đời , chỉ ở nhà ẩn dật không ra làm quan .

Cửa quyền: Tức quyền môn , nơi có thế lực uy quyền .

Lọt lẩn: Luồn lọt, lẩn lút , lẩn quất .

Dễ hay : nào ai bết được

Khôn : khó lòng ( xem bài 1).

ĐDA

So Nghĩ : Bản a chép là: đi nghỉ , Bản b so nghĩ . Vốn chữ So bản A đã lầm thành chữ Đi , vì hai chữ ấy tự dạng rất gần nhau.

Xét nghĩa thì nếu là Đi Nghỉ mà giải là Hành Chỉ thì câu ấy có nghĩa là Nguyễn Trãi cho rằng mình đã vụng đi ( ra làm quan ) mà lại vụng cả nghỉ ( về ẩn ). Nhưng thực ra thì nếu có cho mình là kém vụng thì kém vụng đi là phải , chứ không kém vụng về nghỉ được, cho nên nếu hiểu Đi Nghỉ ( tức là hành chỉ thì nghĩa câu ấy chưa ổn , mà xem kết cấu của bài thơ thì câu ấy lại chẳng dính dáng gì với ý nghĩa của câu trên . Nhưng nếu là So Nghĩ thì nghĩa cả hai câu 1 và 2 rõ ràng và ăn khớp nhau lắm. Nguyễn Trãi cho rằng về đạo làm người thì mình chẳng có đức cũng chẳng có tài, so với thiên hạ thì nghĩ về cả hai mặt ấy ( tài và đức ) mình đều kém cả.

Lọt lẫn: Chữ Nôm là đột phiên là lọt . Lọt có khi viết như giọt, đột đọc theo âm l và âm gi.

Đeo đai: đeo đẳng .

BVN :

Đi nghỉ : dịch chữ hành và chỉ .Hành : đi và làm . Nghỉ ( chỉ ) hay ẩn ( tàng ) . ở đây Nguyễn Trãi nói khiêm tốn : đức tài  đều kém , đồng thời có tâm sự về bọn cơ hội “ giá áo túi cơm “ , chúng gây nhiễu khiến vua không phân biệt được ai giỏi , ai kém .

Đụt lặn : náu trốn ,núp trốn , ẩn náu.

MQL :

Chữ 1-2 câu 2 : ĐDA : so nghỉ ;

Đi nghỉ : hành chỉ ; Hành : ra làm quan , giúp việc đời , chỉ : ở nhà , ẩn dật không ra làm quan ( TVG ) . ĐDA : so nghĩ .

Nhưng nếu như vậy thế thì câu thơ lặp lại ý và cả hai câu chỉ nói về kém đức tài . Ở đây là nói: đức tài hành chỉ , 4 điều ấy hoặc chẳng có , hoặc đều kém ( hành : xuất ) cũng kém mà chỉ (ẩn : tàng ) cũng kém . đây là một cách nói , bề ngoài thì khiêm nhường theo lối nhà nho , nhưng cũng chan bi phẫn . Xem các câu tiếp theo thì thấy rõ mạch văn nhất quán, và bài thơ “ nhất khí quán hạ “ , sự từ chối cửa quyền , sự kiên trì bản lĩnh , sự chua xót về thế sự , nhân tâm, và cuối cùng : quyết liệt dữ dội không cần nghe không cần biết ( vì đã quá biết rồi ).

Dụt lặn: TVG- ĐDA-BVN lọt lẫn , luồn lọt, lẩn lút , lẩn quất . bản góp ý của Kiều Thu Hoạch cho Bùi Văn Nguyên viết : “ không thể phiên lọt lẫn (ân Hán (đột lận ) cần phiên âm đúng là đụt lặn , nghĩa là núp trốn , ẩn trốn , nếu nói hình ượng là ngụp lặn hoặc từ điển Việt Pháp đều có giải thích đụt , người miền nam nói đụt mưa . Nói về mặt trời mọc lặn chữ Nôm thường viết.Chúng tôi tán thành phiên đụt lặn , Nghĩa cả câu chẳng ngụp lặn vào chốn cửa quyền hiểm hóc “.

 

3-Nhận xét :

Câu hai bài 6 có hai chữ phiên âm còn khác nhau

Đi nghỉ / so nghĩ

Nhìn mặt chữ Nôm thì là Đi nghỉ

Và Chữ 6-7 câu 3 có sự khác nhau khi phiên âm hai chữ

đột lận thành

Dụt lặn/lọt lẫn / luồn lọt/ lẩn lút/ lẩn quất.

Tra từ điển chứ Nôm trang 364 có chữ đột A1 hv đột : xông vào, dấn vào; khâu từng mũi chỉ; tên một loại bánh nhân đường ,

Trang 589 có chữ lận A1 hc lận: gian dối , lừa gạt; trong lận đận vất vả chật vật trắc trở trong cuộc sống .

 

4-Kết luận :

Bài 6 /254 QÂTT Nôm Nguyễn Trãi có thể đọc như sau :

 

Làm người chẳng có đức cùng tài

Đi nghỉ đều thì kém hết hai

Hiểm hóc cửa quyền chăng đột lận

Thanh nhàn án sách hãy đeo đai

Dễ hay ruột biển sâu cạn

Khôn biết lòng người ngắn dài

Sự thế dữ lành ai hỏi đến

Bảo rằng ông đã điếc hai tai

 

Bài 7 QÂTT Nôm Nguyễn Trãi

 

1-Chuyển từ Nôm ra quốc ngữ

TVG-PTĐ

Trường ốc ba thu uổng mỗ (ĐDA mấy )  danh

Chẳng tài đâu xứng chức tiên sinh

Cuốc cùn (ĐDA cằn ) ( BVN Cuốc cày ) ước thảo (ĐDA- VVK –MQL  xáo )  vườn chu tử

Thuyền mọn khôn đua biển ( VVK- MQL bể )  lục kinh

Án sách cây đèn hai bạn cũ

Song mai hiên trúc một lòng thanh

Lại mừng nguyên khí vừa thịnh

Còn cạy (ĐDA- BVN  cậy )  vì hay một chữ đinh

 

2-Chú thích :

TVG-PTĐ

Trường ốc: nơi thi cử Ba thu :xưa kia ba thu một khoa thi.

Chức tiên sinh: địa vị ông thày dạy học.

ước tháo :Tháo tiếng cổ là chữ xáo là xáo trộn , xào đất . Muốn xáo .

Chu tử: Các sách “ Bách gia chu tử “ , sách của Lão tử, Mạnh tử, Tuân tử , Quản tử…

Khôn đua:khó lòng theo đòi.

Biển lục kinh: các sách học cổ điển rộng như biển.Thi ,thư ,lễ , nhạc, dịch , xuân thu .

Song mai hiên trúc : nơi ngồI học tập , tu dưỡng .

Nguyên khí theo truyện Liễu Công Xước trong Cựu Đường Thư , nguyên khí là tinh khí , sức khoẻ của người ta ( Tứ Hải trang 132 ).

Chữ đinh: Gốc  ở “ bất thức đinh “ = không biết một chữ nào … “ Vì hay một chữ đinh “ nghĩa là biết chữ.

ĐDA

Bài này có lẽ là làm sau khi hỏng thi , một khoa đầu ở cuối thời Trần , bấy giờ Nguyễn Trãi chưa đến 20 tuổi.

Trường ốc :chỗ trường thi .

Ba thu : Chế độ khoa cử nước ta đến năm Quang Thuận thứ 4 đời Lê Thánh tôn mới định lệ 3 năm một khoa thi , đời Trần và Hồ thì khoa thi chưa có định hạn . Nhưng chế độ khoa cử của TQ thì từ đờI nhà Minh đã đặt lệ 3 năm một khoa , năm trước thi hương , năm sau thi hội ,cho nên vì thế mà các nhà nho nước ta trước đời Lê Thánh Tôn cũng nhân đó mà nói “trường ốc ba thu”.

Câu 7 : Câu này phải chăng có ý nói rằng với những cải cách của Hồ Quý Ly nguyên khí của nước nhà , tức vận nước , đã được thịnh trở lại.

MQL : nhất trí với ước thuyết của ĐDA .

 

3-Nhận xét:

Cách giải thích của ĐDA có lý.

MQL : nhất trí với ước thuyết của ĐDA .

và MQL đưa ra cách dịch nghĩa tại trang 652 Nguyễn Trãi tân biên năm 2000    lẽ  là đúng ý bài thơ này .

 

4-Kết luận :

Bài 7 QÂTT Nôm Nguyễn Trãi có lẽ nên đọc như sau:

 

Trường ốc ba thu uổng mỗ danh

Chẳng tài đâu xứng chức tiên sinh

Cuốc cùn ước xáo vườn chu tử

Thuyền mọn khôn đua biển lục kinh

Án sách cây đèn hai bạn cũ

Song mai hiên trúc một lòng thanh

Lại mừng nguyên khí vừa thịnh

Còn cậy  vì hay một chữ đinh./.

 

Bài 8 QÂTT Nôm Nguyễn Trãi

 

1-Chuyển từ Nôm ra quốc ngữ:

TVG-PTĐ

Đã mấy thu nay để lề (VVK lệ) nhà

Duyên nào đeo đẳng khó chẳng tha

Một thân lẩn lẩn quất đường khoa mục

Hai chữ mơ màng việc quốc gia

Tài liệt (Đ DA-MQL  lẹt ) ( VVK  lợt )  lại nhiều nên kém bạn

Người còn (ĐDA -BVN-VVK –MQL mòn)  mỏi hết phúc còn ta

Quân thân chưa báo( VVK bác) lòng canh cánh

Tình phụ cơm trời áo cha

 

2-Chú thích :

TVG-PTĐ

Lệ nhà: lề thói nhà, nề nếp nhà.

Khoa mục; khoa thi cử, đõ cử nhân , tiến sỹ v.v… nói chung Quốc gia : quốc và gia .

liệt lạt; kém cỏi.

Quân thân : vua và bố mẹ .

Tình phụ : bội bạc với ơn đã chịu.

ĐDA

Để lệ nhà : để lệ nhà mình ở đấy , tức là bỏ lệ nhà , tức thói nhà ( xem câu 6 bài 48 Nhân tử ta xem ngặt ấy lề,  trang 412 Nguyễn Trãi toàn tập).  Câu 6 bài 118.Ngòi nguyệt ngàn mai phụ lệ nhà, trang 435 NTTT ) .thì thấy lệ nhà  của Nguyễn Trãi từ ông ngoại là Trần Nguyên Đán là vui thú ở nơi núi khe mây khói chứ không phải là đeo đuổi công danh ở chỗ phồn hoa.

Câu 2: tuy gặp khó khăn , nhưng duyên phận bắt cứ đeo đẳng mãi con đường ấy mà không buôn tha .

 

Câu 3 -Cứ câu này thì chắc chắn là bài này cũng như bài trên là làm trong khoảng chưa thi đỗ.

lẹt lạt : ý nói tài lẹt đẹt .

 

Câu 6 Câu này có ý cảm khái là trong khoảng giao thời bấy giờ trong số người quen biết với mình có nhiều người đã chết, may mình còn sống.

Quân thân ; vua và cha.

BVN

Lẩn quất : l ẩn tránh đâu đó . Nguyễn Trãi chuẩn bị đi thi, thì nhà Hồ lên ,nên lúc đầu do dự không muốn thi. Bài thơ này nói tâm sự đó, trước khoa Canh Thìn 1409 ) đã nói ở trên.

Liệt lạt: kém cỏi, ý nói khiêm .

Quân thân: quân là va, thân tức là song thân là cha mẹ .

Cơm trời : tức cơm vua , vì vua thay trời trị dân , cơm trời áo cha nói lòng trung hiếu .

MQL

Lệ nhà: lề thói nhà

Khó: khó khăn ,khó chăng tha : khó khăn không tha. Cả câu ý nói: vì duyên số , định mệnh đeo đẳng nên khó khăn không buông tha mình .

Lẩn quất: Lẩn khuất - một thân mình lẩn khuất trên con đường thi cử. Nghĩa là có lẽ thi chưa đỗ (tiếp ý của đeo đẳng , khó… nên chưa có danh vị , còn phải lẩn khuất .

Hai chữ : ở đây là trung hiếu hoặc quân thân ( vua cha) như câu dưới .

Lẹt lạt : kém cỏi ( theo cách phiên âm của  ĐDA ) Chữ liệt phiên âm là lẹt đúng cả âm lẫn nghĩa.

Tình phụ : phụ tình, bội bạc.

 

3-Nhận xét:

Phần phiên âm chỉ có khác chữ

liệt/lẹt

báo / bác

còn/mòn .

Phần chú thích cũng khá thống nhất với nhau.

 

4-Kết luận

Bài 8 có thể đọc như sau :

 

Đã mấy thu nay để lệ nhà

Duyên nào đeo đẳng khó chẳng tha

Một thân lẩn quất đường khoa mục

Hai chữ mơ màng việc quốc gia

Tài liệt lạt nhiều nên kém bạn

Người mòn  mỏi hết phúc còn ta

Quân thân chưa báo  lòng canh cánh

Tình phụ cơm trời áo cha./.

 

Bài 8 QÂTT Nôm Nguyễn Trãi

 

1- Chuyển Nôm ra quốc ngữ

TVG-PTĐ

 

Túi thơ bầu rượu quản tình suông (ĐDA -VVK xình xoàng)

Quẩy dụng (ĐDA khoẻ dụng) đầm hâm may (ĐDA mấy) dặm đường

Đài Tử Lăng cao thu mắt (ĐDA- BVN – VVK- MQL   thu mát)

Bè Trương Khiên nhẹ khách sang

Tằm ôm (ĐDA ươm)  lúc nhúc thuyền đầu bãi

Hào (ĐDA-BVN –MQL hầu ) chất so le khóm cuối làng

Ngâm sách thằng chài trong thủa (ĐDA – BVN thuở) ấy

Tiếng trào dậy khắp Thương Lang

 

2-Chú thích:

TVG-PTĐ

Đầm hâm : phấn khởi vui vẻ

Tử Lăng : Tên tự Nghiêm Trang – là bạn học thuở trẻ của Hán Quang Vũ. Khi Quang Vũ lên làm vua thì Nghiêm đổi tên họ , đổi tên , trốn đi ở ẩn . Mãi sau Quang Vũ nghĩ Nghiêm là người bạn hiền , biết người biết của , mới phong cho làm quan . Nhưng Nghiêm không ra , về ẩn ở miền núi Phú xuân , cày ruộng câu cá , sống trọn một đời . Thế cho nên , người sau gọi chỗ Nghiêm ẩn ấy là Tử Lăng đài . Tử lăng điếu đài : chỗ câu cá của Tử Lăng ( Theo Hán Thư ) .Trương Khiên : một nhà thám hiểm có tiếngdưới đời Hán Võ đế ( 140-134) trước công nguyên . đầu tiên Trương Khiên tình nguyện sang sứ nước Nhục Chi , đi qua Hung Nô ,Trương bị bắt giữ lại , ở đấy hơn 10 năm . Sau Trương trốn về được , lại đưa Vệ Thanh đi đánh Hung Nô . Sau đó Trương đi khắp các nước ở miền tây bắc TQ, tức là Hoa Bắc và Tiểu á tế á.

Ngâm sách: ngâm dây thừng chài lưới

Tiếng trào :tiếng sóng nước trào dâng lên.

Thương lang : tên một con sông ở Hoa đông . Khi xưa Khổng Tử Thương đi qua đó , cho nước sông ấy là trong sạch , nên hay tắm giặt ở đấy .Người sau dùng tiếng Thương Lang để tỏ ý gội rửa ở nơi trong sạch .

ĐDA :

Quán xình xoàng : Chẳng quản gì là xềnh xoàng

Khoẻ dụng : Dùng khoẻ

Đầm hầm : ấm áp .

( câu 1bài 240 Nào hoa chẳng bén khí đầm hâm).

Đài Tử Lăng :

Nghiêm Quang ( Nghiêm Tử Lăng) là bạn học của Lưu Tú ( Hán Quang Đế ) . Nơi Nghiêm đi câu cá khi ở ẩn gọi là Đài Tử Lăng .

Bè Trương Khiên : Chỉ cái bè của người đi phiêu lưu giang hồ Khách sang : Có lẽ nghĩa là ngươì sang , hiền quý , chỉ Trương Khiên hai lần phiêu lưu đi sứ các nước miền Tây Bắc , đều được phong tước cao.

Thuyền ở đầu bãi đậu nhiều như tằm ươm lúc nhúc.

Những khóm nhà ở cuối làng bố trí so le không đều như đống vỏ hầu lộn xộn.

Ngâm sách thằng chài :

Thằng chài là người làng chài , người đánh cá , tức là ‘ ngư phủ “ .Tức là ngân bài : “ Ngư phủ “của Khuất Nguyên. cả câu nghĩa là Trong khi ( trong thuở ấy) ngâm bài “ Ngư phủ “ của Khuất Nguyên .

“ chào “ ; là tiếng hát chào lộng ( tiếng chào )của ông chài vang lên cả mặt sông Thương lang .

Thương lang : ở xa biển không thể có nước thuỷ triều được , nên chữ “ chào “không thể nào hiểu là thuỷ triều như có người hiểu thế.

BVN

Quấy dụng đầm hâm :

:Quẩy:  ngoắc vào cái cán tre hay gỗ , rồi vác lên vai ., dụng là đưa xuống dùng .đầm hầm tỏ vẻ vui vẻ hồn nhiên.

Đài Tử Lăng: Tử lăng câu cá lúc ở ẩn trên một chỏm đá .

Bè Trương Khiên: Nói cuộc đờI phiêu bạt của Trương Khiên .

Hầu : sò ( sò hến ).

Sách ; nghĩa đen là cái dây , ở đây là dây chào te lướI người đi chài , nghĩa bóng là phương hướng . . Ở đây Nguyễn Trãi chỉ nói thằng chài bình thường, nhưng suy rộng ra thì Tử Lăng cũng là một kiểu thằng chài , một kiểu Ngư phủ trong bài đồng dao Thương lang .

Tiếng trào: tuy về mặt chữ Nôm , chữ trào bộ khẩu là trào lộng chế giễu, không phải bộ thuỷ là nước trào lên , nhưng tiếng trào , tiếng Việt vẫn có hai nghĩa : trào ra và chế giễu.

Thương lang:  Theo Khang Hy hay Từ nguyên thì đây chỉ sông Hán ( Sở ) quê Khuất Nguyên ( bài ca dân gian Ngư Phủ ) .

MQL

Quản tình suông; Xem mặt chữ Nom ở bản Nôm, viết rõ quản tình … mặc dù đọc xềnh xoàng có vẻ nôm hơn .Quản : chẳng quản , chẳng quản cái tình suông

Quảy : mang ,gánh.

đầm hâm : ấm áp , vui , nhẹ nhàng , êm…

Tử Lăng: Nơi câu cá của Tử Lăng.

Bè Trương Khiên:  Thơ Đõ PHủ có câu ; Thừa sà đoạn tin tức – hà xứ minhTrương Khiên : Cỡi bè không tin tức - Biết đâu tìm Trương Khiên ).

Khách sang: khách sang trọng.

Tằm ươm: ươm tằm ươm kén .

Ngâm sách: ngẫm nghĩ ý nghía bài “ Ngư phủ của Khuất Nguyên( KTH )  . hoặc ngâm sách thằng chài tức là ngâm bài Ngư Phủ (ĐDA ) ;

Trào: Vậy có lẽ không nên nệ mặt chữmà hiểu như TVG. Hiểu là trào lộng ở đây không thông văn mạch .

Thương lang:xem trong bài Ngư Phủ ( Nước Thương lang trong a , có thể giặt giải mũ của ta, Nước Thương lang đục ư , có thể rửa chân ta ) .

Nên hiểu Trào câu trên là trào lộng.

 

3-Nhận xét : 

Rõ ràng cách hiểu khá khác nhau

thu mắt/ thu mát

ngâm sách.

trào

Chữ  5-6 Câu 3 đọc    thu mát : vì có bộ chấm thuỷ

Câu 7  Ngâm sách : ngâm có bộ khẩu , chắc là ngâm “ Ngư phủ “ của Khuất Nguyên

Câu 8 chữ “trào” có bộ khẩu: chắc là trào lộng .

 

4-Kết Luận :

Bài 9/254  Q ÂTT Nôm Nguyễn Trãi có l ẽ đọc như sau

 

Túi thơ bầu rượu quản xình xoàng

Quẩy dụng đầm hâm mấy dặm đường

Đài Tử Lăng cao thu mát

Bè Trương Khiên nhẹ khách sang

Tằm  ươm  lúc nhúc thuyền đầu bãi

Hào chất so le khóm cuối làng

Ngâm sách thằng chài trong thủa  thuở ấy

Tiếng trào dậy khắp Thương Lang

 

Bài 9/254 QÂTT Nôm Nguyễn Trãi

 

1- Chuyển Nôm ra quốc ngữ

 

TVG-PTĐ

Sang cùng khó bởi chưng giời ( BVN -VVK –MQL trời)

Lăn lóc (ĐDA - BVN - VVK –MQL lặn mọc ) làm chi cho nhọc hơi

Tả lòng thanh vị (VVK mùi ) núc nác

Vun đất ải luống (ĐDA -BVN lảnh) mùng tơi

Liêm cần thiết (ĐDA -BVN- VVK MQL tiết) cả tua hằng nắm

Trung hiếu niềm xưa mã(ĐDA - BVN -VVK- MQL  mựa )  nỡ rời (ĐDA đời )

Con cháu chớ (VVK  mựa ) hiềm song viết (ĐDA sớm tối - BVN suông nhật - VVK suông nhạt ) ngặt

Thi thư thực ấy báu ngàn đời

 

2-Chú thích:

TVG-PTĐ

Khó : nghèo khó

Lăn lóc: cày cọc, đeo đuổi

Náo nác: cây núc nác có quả bẹt và dài , ta thường nước ăn tuyên truyền để giải nhiệt tức là “ tả lòng thanh “ trong câu thơ .

Tua nên, tua hằng nắm : nên thường giữ là thường chăm chú.

Thi thư: riêng từng chữ là kinh thi kinh thư , hai bộ sách trong lục kinh , nhưng liền nhau thi thư là nói chung về các kinh truyện, sách vở học tập…

ĐDA

lặn mọc : lặn mọc : thăngg trầm ; Theo ý câu mà giải nghĩa thì lặn m ọc ngh ĩa nh ư c ạy c ục .

Tả nghĩa là làm cho lạt đi , cho bớt tác dụng, cũng nói là giã , như giã thuốc . CPN : Nước có chảy mà phiền chẳng tả

Vị núc nác Vị thuốc “ tả can hoả “ý ấy hợp với mấy chữ trên là ‘ tả  long thanh “.

Lảnh :rảnh, luống mồng tơi .

Tua : Từ xưa nghĩa là nên, âm xưa : tu .

Mựa : chớ.

Cớ :chớ hay chửa , đ ây phi ên l à chớ vì từ này thông nghĩa hơn.

Hiềm : sợ ngại.

Sớm tối: Song viết .

Nghèo : nghèo ngặt .

BVN

Tả … núc nác : tả chữ Hán nghĩa là rửa . Núc nác là một thứ quả bẹt và dài , ăn để giải nhiệt , thanh nhiệt.

Mựa : chớ .

Song nhật : là ngày chẵn trong một tháng , cũng gọi là ngẫu nhật , trái nghĩa với chích nhật là ngày lẻ  , cũng gọi là cơ nhật, hay đơn nhật.

Ý của song nhật mà Nguyễn Trãi hay Nguyễn Bỉnh Khiêm dùng là ý thoát cảnh làm quan m à đi ở ẩn , như Lã Vọng , Tử Lăng .

Song viết hoặc song nhật mà các nhà phiên âm từ trứoc đến nay đã có những ý kiến khác nhau như song viết ( TVG-PT Đ  ) với ý để nguyên coi như tồn nghi .

Suông nhạt (Đỗ Văn Hỷ ).

ĐDA: sớm tối , nô bộc …

Rong vát ( Nguyễn Tài Cẩn )

Song Cát (Đoàn Ngọc Phan )

Song nhật  (BVN Nguyễn Quang Tuân : song nhât - chích nhật rất được thông dụng theo nghĩa và điển chữ Hán , không có thuật ngữ song viết .

Tuy nhiên tôi vẫn để ngỏ vấn đề này để mọi người có ý kiến bổ sung).

VVK

Vị cũng là mùi nhưng âm mùi âm điệu nhẹ hơn .

Song viết : suông nhạt dịch từ chữ thanh đạm , nhà nho nghèo thường nói “ .nho gia thanh đạm “.

MQL

Lặn mọc : không thể phiên âm lăn lóc như bản TVG

Lặn mọc : chìm nổi , nghĩa nôm của thăng trầm trong tiếng Hán  có nghĩa : thăng trầm , chìm nổi bôn ba lặn lội cạy cục đeo đuổi .

Tả : nghĩa tiếng việt : giã ( dã ) : giã rượu , giã thuốc , nghĩa là làm cho nhạt rượu , nhạt thuốc , thuốc rượu bớt tác dụng . Cũng đọc là rửa “ Nước có chảy mà phiền chẳng rửa “ ( CPN ) .

Vị cũng đọc là mùi .

Núc nác : quả cây núc nác bẹt và dài , nước ăn để giảI nhiệt ( vị thuốc nam này còn có tên nam hoàng bá , có tác dụng “ tả can hoả “ . ý giải nhiệt hợp với giã lòng thanh trong câu thơ .

Tiết :bản TVG PS in nhầm thành thiết . Tiết cả : tiết lớn .

Tua : Nên , âm cổ chữ Hán tu

Mựa : chớ

Nỡ : KTH đề nghị phiên là nữa như trong Ngôn chí ( bài 1) Mựa nữa dời , chớ có dời xa .

Song viết: Hai chữ này đã có những khảo cứu rất công phu và giá trị, nhưng vẫn còn những kết luận khác nhau.

 

3-Nhận xét:

Có một số chữ chưa nhất trí,

giời/ trời

thiết / tiết

nhưng rõ ràng nhất là chữ Song Nhật – Song Viết . Chưa ngã ngũ, còn tồn nghi !?

 

4-Kết luận

Bài 10/254 có lẽ nên đọc như sau

 

Sang cùng khó bởi chưng giời

Lặn mọc  làm chi cho nhọc hơi

Tả lòng thanh mùi  núc nác

Vun đất ải luống mùng tơi

Liêm cần  tiết   cả tua hằng nắm

Trung hiếu niềm xưa   mựa   nỡ rời

Con cháu chớ  mựa  hiềm song viết ngặt

Thi thư thực ấy báu ngàn đời

 

 

Bài 10/254 QÂTT Nôm Nguyễn Trãi

 

1- Chuyển Nôm ra quốc ngữ :

TVG-PTĐ

Cảnh tựa chùa chiền , lòng tựa thày (ĐDA thầy )

Có thân chớ phải lợi danh vây

Đêm thanh hớp nguyệt nghiêng chén

Ngày vắng xem hoa bợ (ĐDA – VVK  bẻ )cây

Cây cớm(ĐDA rợp- VVK cụm ) chồi cành chim kết tổ

Ao quang mấu (ĐDA mẩu ) ấu  cá nên bầy ít nhiều tiêu sái lòng ngoại thế ( BVN- VVK ngoài thế )

Năng một ông này đẹp thú này

 

2- Chú thích

TVG-PTĐ

Thày : thày tu, sư ở chùa. Ý câu này nói : quang cảnh thì thanh tĩnh như cảnh chùa mà lòng người trong sạch như lòng thày chùa chân tu.

Vây: vây bọc trong vòng danh lợi.

Đớp nguyệt nghiêng chén : Nghiêng chén uống rượu như hút cả bóng trăng trong chén .

Bợ cây:bợ đỡ cành cây Rẽ cây : vạch cây ra hai bên để lấy lốI đi.

Cây cớm : Cây lá um tùm . ý nói lá cây che kín chồi cành , nên chim đến làm tổ .

Đành hanh : Đua giành nhau.

Mầm ấu : Mầm cây củ ấu .

Tiêu sái : Phóng khoáng thoát khỏi tục luỵ .

Ngoại thế : ngoài trần thế , ngoài đời bụI bặm .

đẹp : vui lòng thích thú .

ĐDA

Cảnh thì yên tĩnh như chùa chiền , lòng thì vô tâm như lòng thày tu

Bẻ cây : tỉa cây.

Rợp : Cây rập rạp chồi và cành cho nên chim ưa làm tổ. Chúng tôi cho rằng chữ này là do chữ điệp phiên là rợp lầm thành.Vả chăng chữ này thường phiên là khóm mà khóm ở đây không có nghĩa .

Mẩu ấu : củ ấu hình như cặp sừng trâu , đầu sừng cong như cái mẩu , gọi là mẩu của củ ấu . Mẩu ấu nghĩa là ủ ấu .Câu này nghĩa là ao quang không có củ ấu ( củ ấu thường mọc kín ao ) cho nên thấy rõ cá lội thành bầy .

Năng : Nghĩa là hay là có thể . Câu này có nghĩa là : Chỉ một  ông này là có thể như thế , đẹp lòng với thú ấy .

BVN

Thầy : thầy chùa.

Vây: vây bọc , bị lệ thuộc vào danh lợi

mấu ấu : mầm cây củ ấu .

Tiêu sái : thành thơi , thoát tục , nhưng không vui.

Ngoại thế ; ngoài cuộc đời .

MQL : Cảnh tựa chùa chiền : cảnh thanh tĩnh như cảnh chùa( Tiêu nhiên hoạn huống tự tăng gia- NT chữ Hán Mạn hứng III và Cảnh ở tựa chiền lòng tựa sàng bài 117 câu 6).

Thầy : sư thầy , thầy chùa.

Vây ;vây bọc.

Hớp nguyệt nghiêng chén: Nghiêng chén uóng rượu như hớp cả bóng trăng ( trong chén ) vào miệng.

bả cây :TVG-PTĐ-BVN :bợ;ĐDA -VVK :bẻ

Chúng tôi theo Genibrei phiên là bả .

bả cây : chăm nom , săn sóc cây .

Rậm ; ĐDA cho rằng chữ cấm là do chữ Điệp lộn thành phiên là diệp- rợp.

Nghĩa cũng hợp , nhưng có vẻ chữ Nôm không ổn . Theo KTH nguyên văn viết là khóm . Truyền kỳ mạn lục thường dùng để dịch chữ tùng ( rậm rạp , bụI rậm).

Vậy đây là tiếng cổ khóm: rậm và phải đọc là khóm .

Phiên cấm là rậm . Cấm : rậm có cơ sở ngữ âm lịch sử . Nhiềutiếng địa phương âm R phát âm G ( chẳng hạn ở Bến Tre ). Trong những trưòng hợp khác R ghi bằng K Hà lương chia ( kỷ - ghẻ-rẻ) đường này ( CPN )

vậy cấm- gậm- rậm.

Mặt khác rậm đối với quang ở câu dưới .

Phiên là cớm và chú : cây lá um tùm như TVG , nhưng rậm thông hơn.

Mấu ấu : Củ ấu có những mấu nhọn.

Tiêu sái : phóng khoáng , thoát tục.

Năng : có thể, hay.

 

3- Nhận xét :

Có mấy chữ phiên âm khác nhau :

mấu / mẩu ấu

bả/bẻ

 Cớm /rợp/cụm

 

4-Kết luận :

Cảnh tựa chùa chiền , lòng tựa thầy 

Có thân chớ phải lợi danh vây

Đêm thanh hớp nguyệt nghiêng chén

Ngày vắng xem hoa bả cây

Cây khóm  chồi cành chim kết tổ

Ao quang mấu  ấu  cá nên bầy

Ít nhiều tiêu sái lòng ngoại thế

Năng một ông này đẹp thú này

Nguyễn Văn Hoa
Số lần đọc: 7721
Ngày đăng: 25.10.2008
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Đọc lại 254 bài thơ Nôm Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi - Nguyễn Văn Hoa
Thiền, Thơ trong thi ca - Võ Công Liêm
Có một thứ văn học Lạnh - Cao Hành Kiện
Góp chuyện hậu hiện đại* - Trịnh Lữ
Văn chương Việt hiện thời – Cớ gì phải gặt lúa non? - Nguyệt Huỳnh
Vấn đề Giáo dục truyền thông - Nguyễn Hữu An
Giải Nobel văn chương cho Việt Nam, tại sao chưa? - Inrasara
Những độc đáo của Màu thời gian - Nguyễn Mạnh Hà
Đối thoại Truyền Tin - Nguyễn Hữu An
Nhóm thơ Bình Định - Lâm Bích Thủy
Cùng một tác giả
Bàn thiên Nam bộ (dân tộc học)
Vườn ổi ngự (truyện ngắn)
Tấm thiếp cưới (truyện ngắn)
Xóm NB ở cây số 6 (truyện ngắn)