Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.094
123.232.279
 
Núi thiêng Kailash
Tiểu Anh

Kailash, một khối đá đen lớn, vút cao hơn 22,000 feet. Với đặc điểm riêng, Kailash là địa điểm linh thiêng được tôn sùng nhất thế giới nhưng hiếm người thăm viếng, một siêu thánh địa của cả bốn nền tôn giáo với hàng tỉ tín đồ. Tuy thế, hàng năm không có hơn một nghìn người hành hương Kailash . Sự kì lạ này được lý giải vì ngọn núi nằm ở phía tây hẻo lánh của Tây tạng. Những vùng gần đấy hoàn toàn không có máy bay, tàu hỏa, xe bus ,thậm chí ngay cả những phương tiện dùng trên vùng núi lởm chởm gồ ghề này cũng phải mất hàng tuần di chuyển rất khó khăn và đây thường là những chuyến đi đầy nguy hiểm. Thời tiết ở đây quanh năm buốt giá, có thể thay đổi đột ngột nên những người hành hương buộc phải mang theo rất nhiều đồ dự trữ cần thiết cho suốt cuộc hành trình.

 

Con người đặt chân đến vùng núi linh thiêng ấy bao lâu rồi? Câu trả lời là vào khoảng thời gian đã bị đánh mất, trước buổi sơ khai của Hindu giáo, đạo Jain (một trong những giáo phái lâu đời nhất xuất phát từ Ấn độ) và cả Phật giáo. Truyền thuyết về vũ trụ và khởi nguyên của các giáo phái trên cho rằng Kailash chính là ngọn núi Meru, còn gọi là Axis Mundi, trung tâm và là nơi khởi sinh ra thế giới. Ngọn núi đã trở thành huyền thoại trước cả khi người ta biết đến thiên sử thi Ramayana và Mahabharata của Hindu .. Thật vậy, Kailash được khắc ghi một cách sâu đậm trong huyền thoại Châu Á cổ xưa như là nơi linh thiêng của một vùng đất khác, một nền văn minh khác mà ngày nay đã chìm vào quên lãng.

 

Đối với nhiều đạo giáo khác, Kailash đồng thời là thánh địa. Giáo phái Jains gọi Kailash là ngọn núi Astapada và cho rằng đây là vùng đất Rishaba, nơi người đầu tiên trong 24 Tirhankaras đạt đến sự chứng ngộ. Những môn đồ của Bon, tín đồ Phật Giáo nguyên thủy của Tây Tạng, giáo phái shamanistic, gọi Kailash là núi Tise và tin rằng đây là nơi ngự tọa của Thần Bầu Trời Sipaimen. Thêm nữa, theo truyền thuyết của Bon, Tise là nơi chứng kiến trận đấu phép huyền thoại vào thế kỷ 12 giữa đại hành giả Milarepa Phật giáo –và Naro Bon – vua phép thuật Bon giáo. Sau chiến bại của vua phép thuật trước Milarepa, Phật Giáo đã thay thế Bon giáo trở thành tôn giáo nguyên thủy của Tây Tạng, và đâm rễ sâu xa tại lãnh thổ này.

 

Người Hindu tin rằng Kailash là nơi ở của thần Shiva. Giống như rất nhiều vị thần Hindu giáo khác, Shiva là tính cách của các mặt đối lập hiển nhiên. Ngài là tu sĩ ẩn dật khổ hạnh cuối cùng, vị Cha của phương pháp Yoga . Đồng thời, Ngài cũng là vị Chúa Tantra, đại diện nền khoa học bí truyền mà theo đó sự kết hợp tính dục là con đường tắt hoàn hảo nhất để đạt đến sự thông tuệ về tinh thần. Theo truyền thuyết, Thần Shiva sống ở đỉnh Kailash nơi Ngài dành thời gian luyện tập những bài yoga (yogic) khổ hạnh, hoan lạc với người vợ thần linh Parvati, và hút khói ganja, một loài linh thảo sống ở phía tây như cây marijuana. Người Hindu không dịch giải những hành vi trái ngược của Shiva vì họ đều xem đây chính là vị thánh thông tuệ đã quy tụ được năng lực siêu nhiên của con người. Đối với người Hindu, thực hiện một chuyến hành hương gian khổ lên Kailash, nơi ở của Shiva, là đạt được darshan (cái nhìn thông tuệ), thoát khỏi vô minh và ảo tưởng (delusion)

 

Tín đồ Phật giáo tin rằng Đức Phật đã có chuyến viếng thăm kỳ diệu đến Kailash vào thế kỷ thứ 5 trước công nguyên, trong khi đạo Phật chỉ thâm nhập vào Tây Tạng thông qua Nepal và Ấn Độ vào thế kỷ thứ 7 sau công nguyên. Những người Phật giáo Tây Tạng gọi Kailash là ngọn núi Kang Rimphoche, hay còn gọi là "Vật báu của thời kỳ băng tuyết", theo đó Kailash như là nơi trú ngụ của Demchog ( Chakrasamvara) và vợ của ông là Dorje Phagmo. Ba ngọn đồi gần Kang Rimpoche được mọi người tin rằng là nhà của Bodhisatvas Mnjushri, Vajrapani và Avalokit eshvara.

 

Sau chuyến hành trình gian khổ, kinh hành quanh đỉnh núi thiêng là một nghĩa vụ cam go mà những người hành hương phải đối mặt. Việc kinh hành quanh đỉnh núi- theo chiều kim đồng hồ đối với tín đồ Phật giáo và ngược chiều kim đồng hồ đối với môn đồ Bon giáo- với hy vọng gia tăng phước đức (merit ) và năng lực siêu nhiên (thần thông) (psychic powers), được hiểu như là một Kora hay Parikrama, thông thường mất khoảng 3 ngày. Tuy nhiên một vài người hành hương có tốc độ di chuyển khác. Một số ít người thực hành phương pháp thở bí truyền còn gọi là Lung-gom, cho phép họ vòng quanh ngọn núi trong vòng 1 ngày vì năng lượng được cung cấp đầy đủ. Một số khác phải mất 2 đến 3 tuần thực hiện Kora bằng việc nằm sấp trên suốt quãng đường đi. Họ tin rằng đã có một người hành hương hoàn tất 108 vòng kinh hành quanh ngọn núi và đạt chứng ngộ. Hầu hết những người hành hương đến Kailash đều nhúng mình xuống Hồ Manosaravar gần đó, một nơi cực kỳ linh thiêng và dĩ nhiên cũng vô cùng lạnh giá. Từ "manas" có nghĩa là trí tuệ hoặc tỉnh thức. Manosaravar có nghĩa là Hồ tỉnh thức và khai sáng. Kế bên Manosaravar là Rakas Tal, hay còn gọi là Rakshas, Hồ ma quỷ. Cuộc hành hương đến ngọn núi thiêng và 2 hồ thần kỳ này là một trải nghiệm thay đổi cuộc sống và là một cơ hội để nhìn một số kì quan trên tòan bộ hành tinh.

 

Những ghi chú thêm về cuộc hành hương của người Tây Tạng:

 

Đối với người Tây Tạng, cuộc hành hương được xem là một hành trình đi từ vô minh đạt đến khai sáng, từ sự kiêu mạn (self-centeredness) và tham đắm vật chất, đến nhận thức sâu sắc về tính tương đối về nghiệp duyên cuộc đời. Trong tiếng Tây Tạng, cuộc hành hương là neykhor nghĩa là " vòng quanh chốn thiêng". Mục đích cuộc hành hương là để vượt qua - theo nghĩa tinh thần - những ràng buộc và thói quen vô thức điều mà đã hạn chế việc nhận ra một thực tế lớn hơn , hơn là việc viếng thăm một vùng đất đặc biệt…Việc hành hương đến những vùng đất thiêng liêng đã đem lại cho người Tây Tạng mối liên hệ cuộc sống với những hình tượng và năng lực của Phật giáo Tantric . Neys hay còn là chính vùng đất thiêng đó, thông qua những đặc điểm địa chất và kèm theo những tương truyền về sự biến đổi, tiếp tục nhắc nhớ những người hành hương sức mạnh giải thoát của truyền thống Phật giáo Tantric. Theo thời gian, những tạng thư hành hương được viết ra, chỉ ra những thánh địa và các ghi chú về ý nghĩa và lịch sử. Những cuốn tạng thư hành hương được gọi là neyigs ấy đã đem lại quyền năng cho vùng đất và những con người Tây Tạng một địa lý linh thiêng và một tầm nhìn về lịch sử thế giới thứ mà đã được sắp đặt và thay đổi thông qua những điều kỳ diệu và siêu nhiên (magic and metaphysics)của Phật giáo.

 

Tiểu Anh dịch

Dịch theo Nguồn http://www.sacredsites.com/asia/tibet/mt_kailash.html

Tiểu Anh
Số lần đọc: 2864
Ngày đăng: 27.11.2008
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Nhà văn Sao Mai với buổi trưa cổ điển - Vân Long
Tập truyện ngắn Giữa Trần Gian và Địa Ngục, (gồm 18 truyện) dày gần 200 trang khổ 13x20 - Khổng Ðức
Miên man Bồ Giang - Ngô Thiên Thu
Trao đổi với Đình Kính : Văn chương thời nào cũng có truyện hay truyện dở - Hào Vũ
Khủng hoảng của xã hội hôm nay phải chăng là khủng hoảng về niềm tin? - Nguyễn Hữu An
Áo mùa đông - Phạm Trung Kiên
Vô ngôn - Lê Văn Như Ý
Về bài thơ của Trần Quang Đạo - Hoàng Vũ Thuật
Thắt lưng buột bụng..thời suy thoái !!! - Vũ Trà My
Thư ngỏ gửi Nxb Đà Nẵng của Vũ Ngọc Tiến - Vũ Ngọc Tiến