Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.181
123.219.262
 
Về chữ Huý trong Thác Bản văn khắc Hán Nôm Việt Nam
Nguyễn Văn Hoa

Sau khi Nghiên cứu 4 tập sách Thư mục thác bản văn khắc Hán Nôm Việt nam do Viện nghiên cứu Hán Nôm cùng với Viện Cao học thực hành và Viện viễn động bác cổ Pháp, tôi nh ận thấy đây là Bộ sách rất quý cho những ngườI nghiên cứu di sản Hán Nôm Việt Nam . Mặc dù chưa có phần Tra cứu , nhưng tôi đã mầy mò nghiên cứu , và nhận thấy đó là kho trí thức khổng lồ của dân tộc về chính trị, kinh tế, xã hôi, tôn giáo , phong tục tập quán …

 

Trong khuôn khổ bài viết này, tôi chỉ tập trung tìm hiểu chữ Huý trong Thác Bản văn khắc Hán Nôm Việt nam ( do Viện nghiên cứu Hán Nôm liên kết với Pháp xuất bản đã được 4 tập với khoảng 8000 mặt bia năm 2008).

 

Trong thư viện gia đinh chúng tôi đã có Cuốn sách Nghiên cứu chữ Huý Việt Nam qua các Triều đại của Ngô Đức Thọ ( Nhà xuất bản Văn Hoá 1997 ), đó  là cuốn sách quý cho những ai quan tâm đến Chữ Huý Việt Nam.

 

2- Về chữ Huý trong Thác Bản:

 

Trên 288 trang với 8000 mặt bia Thác Bản , tôi đếm được 28 chữ Huý

(đó là các chữ Hoa, Thìn ,Thời,Thì,Tân,Trần,Thành,Ninh,Cửu ,Chủng, Đề,Bang,Tông,Tường,Hằng,Đàm,Lợi,Căn,Trừ,Tùng,Anh, Bảo, Sủng, Long, Định,Nguyệt,Nguyên , Bình).

 

Tổng số lần xuất hiện của các chữ Huý trên là 340 lần mặt bia.

Với tần suất xuất hiện khá cao của  một  số  chữ  như  sau:

Cửu  96 lần mặt bia ,

Đề 89 lần mặt bia,

Tân 45 lần mặt bia,

Trần 28 lần mặt bia,

Trừ 17 lần mặt bia,

Thành 12 lần. mặt bia,

 

Còn các chữ khác tần suất xuất hiện từ 1 đến 6 lần mặt bia.

Như vậy cứ 100 mặt bia thì  có trên 4 chữ Huý.

Nếu tính trên số trang thì cứ 10 trang lại xuất hiện khoảng 1,2 chữ Huý.

Chữ huý ở thác bản “29”bằng 5 % ( năm   phần trăm ) tổng số chữ huý Việt nam “528”( theo Phan Văn Các Ngô Đức Thọ ).

 

3-Một số nhận xét:

 

Mặt bia có chữ Huý chứng tỏ người viết văn bia có trình độ văn hoá khá cao.Do có học , nên họ nắm được những chữ Huý  cần tránh mà chế độ đương thời quy định rất chặt chẽ.

Chữ Huý ở địa danh nào, còn phản ảnh sự quản lý hành  chính    khắc  của chế độ đương thời . Mặc dù khu vực địa lý có lúc xê  dịch tranh chấp của nhiều thế lực , nhất là thời Lê-Trịnh-Mạc- Nguyễn.

 

Ảnh hưởng của huý kỵ trong truyền thống Việt nam cũng rất nặng nề. Theo Việt nam tân từ điển của Thanh Nghị ( Nhà xuất bản Thời Thế Sài Gòn 1951) trang 516 viết : Huý,kỵ,kiêng,giấu . Tên huý : tên không được gọi và không được viết .Còn theo sách Chữ Hán tìm về cội nguồn của Li Lạc Nghị và Jim water ( Nhà xuất bản thế giới Hà Nội 1998 ) trang 1059 viết Hv Huý: Chữ Ngôn chỉ nghĩa và  chữ Vi chỉ âm , nghĩa gốc là Tránh Kỵ.

Nhóm Hoàng Phê  Từ điển tiếng Việt, 1995 và 1997 đều viết giồng hệt nhau : trang 454 Huý,tên huý , Hưng Đạo đại Vương họ Trần , Huý là Quốc Tuấn. Trang 738 viết: Phạm huý:phạm tội nhắc đến tên huý của người bề trên, điều phải kiêng tránh theo tục lệ thời phong kiến (đi thi hội, làm bài văn sách phạm huý nên đánh hỏng).

Rõ ràng Huý cũng là công cụ thâm hiểm để thanh lọc những si phu không tuân thủ luật lê của triều đại phong kiến.

Từ điển Từ Hải(  2006 bìa do Giang Trạch Dân viết 2 chữ Từ Hải ) trang 1099 cũng triết tự chữ Huý qua các thời kỳ ở Tàu.( Lễ kí, Sở từ, Tống sử, Tam quốc chí,…).

Trong từ điển Khang Hy ( bản 2007 trang 1146 cũng triết tự chữ Húy (Thuyết văn,Xuân thu,Chiến quốc sách, Sử ký, Tả truyện. và cho rằng Huý có từ thời Chu ( Huý thuỷ ư Chu).

Theo Giáo Sư Phan văn Các/ Ngô Đức Thọ thì Việt nam có khoảng 528 chữ Huý.

Các chữ Huý ở thác bản tôi so sánh thì đều có xuất hiện trong cuốn sách của Ngô Đức Thọ.( Trong Thác bản có chữ Đề xuất hiện nhiều nhất đến 89 lần mặt bia, Tra cứu thì thấy

Ngô Đức Thọ có dày công giải thích chữ Huý “Đề Điệu” là  tên chữ quan Đề Điệu( chức quan coi thi là chữ Huý cho các thí sinh , cá nhân tôi cho cách lý giải này chưa thực thuyết phục ?!. Vì Phong kiến kiêng Huý đến 10 mối quan hệ:

Vua,

ông nội vua,

bà nội vua,

cha vua,

mẹ vua,

anh vua,

hoàng hậu,

 hoàng thái hậu,

hoàng thái tử,

cha mẹ hoàng hậu ).

Quả thật giải mã một chữ Huý thật phiền nhiễu ? Có lẽ cần nghiên cứu sưu tầm tiếp ?

 

3-Kết luận:

 

Nếu thu thập đủ văn bia và thác bản chắc còn nhiều chứ Huý nữa. Ví dụ ngay thôn Tháp Dương xã Trung Kênh huyện Lương Tài tỉnh Bắc Ninh có rất nhiều bia ở các Nhà che bia chùa-đình-nhà thờ các họ… , nhưng trong cuốn sách này mớI thấy thu thập được 4 thác bản ở chùa Nghênh phúc, mà vẫn còn thiếu mặt nhiều bia/thác bản  ở chùa , đình ,lăng , nhà thờ họ Nguyễn và các họ khác chưa có mặt trong bộ sách này.

 

Hy vọng bộ sách khổng lồ này sớm  nhất được bầy bán đầy đủ, chúng tôi xin phép bàn tiếp về lĩnh vực hấp dẫn này./.

Nguyễn Văn Hoa
Số lần đọc: 4161
Ngày đăng: 15.12.2008
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Giá trị biểu cảm của từ “ai” trong thơ Tản Đà - Nguyễn Hoàn
Đại Danh Từ Tiếng Việt - V. U Nguyen
Nói về Mắt, Nhãn, Mục - Khổng Ðức
Khả năng liên tưởng nghĩa của từ “hoa” trong Truyện Kiều - Phan Thị Huyền Trang
Hiểu và giải thích cụm từ ‘chín chiều ‘ như thế nào? - Vương Trung Hiếu
Câu đối Và trào phúng bằng nghệ thuật câu đối! - Trần Huy Thuận
Câu đối đời thường - Câu đối tết - Lê Xuân Quang
Tiết kiệm CHỮ ĐẾN MỨC HIỂU SAI CHỮ ở một nơi giàu chữ nhất - Trần Xuân An
Thưa lại cùng ông Hồ Thanh Thuỷ - Hà văn Thùy
Câu đối xưa...câu đối nay ! - Lê Xuân Quang
Cùng một tác giả
Bàn thiên Nam bộ (dân tộc học)
Vườn ổi ngự (truyện ngắn)
Tấm thiếp cưới (truyện ngắn)
Xóm NB ở cây số 6 (truyện ngắn)