Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.166
123.224.061
 
Lịch sử tính dục : Phần 2 ( trong chương năm - tiếp theo ) Vấn đề độc chiếm
Khổng Ðức

Chúng ta có thể đóan rằng bản  khảo luận về mối liên hệ sinh hoạt hôn nhân đưa ra một vai trò quan trọng về cơ chế liên hệ tính dục thiết lập giữa hai vợ chồng. Thật vậy, việc bảo lưu vị thứ liên hệ tính dục tương đối bị giới hạn : dường như trước đó mối liên hệ hôn nhân đã được xác định rồi, và xa hơn nữa, quan hệ tính dục xuất phát từ trong mối liên hệ hôn nhân, tất cả qui phạm đối với sự sinh hoạt của hai người vẫn còn nằm trong bóng tối của vấn đề chăn gối vợ chồng.

 

Tất nhiên sự thận trọng là truyền thống, Platon đối với sự việc hôn nhân là qui định ra pháp luật, xác định  phải chú ý hướng đến việc nuôi dưỡng tốt con trẻ, qui định trạng thái vật chất và tinh thần những bậc làm cha mẹ tương lai, thiết lập ngay cơ quan kiểm tra về cuộc sống của đôi vợ chồng trẻ, nhấn mạnh đến sự khó khăn để con người tiếp nhận khả năng lập pháp đối với mọi sự kiện.. Bắt đầu từ thời Trung cổ, tính thận trọng của Hi Lạp khác với qui tắc bảo vệ tỉ mỉ rao giảng của các vị giám mục Thiên chúa giáo: người ta phải tuân thủ phù hợp tất cả những qui tắc, tư thế, cử chỉ, trạng thái tinh thấn của mỗi người trong những lần tiếp xúc v..v..Người này phải hiểu ý đồ người kia, dấu hiệu biểu thị dục vọng của bên này, bên kia tiếp nhận được,v…v…Đối với những  sự tình ấy luân lý đạo đức của Hi Lạp cũng như La Mã ít đề cập đến. Nhưng những nguyên tắc quan trọng  liên hệ đến  sinh hoạt hôn nhân cùng sự hưởng lạc lại được trình bày đầy đủ trong các văn bản.

 

Theo truyền thống, người ta thấy rõ mối liên hệ giữa hoạt động tính dục và hôn nhân được thiết lập căn cứ vào chức năng tất yếu của sự dưỡng dục hậu đại. Cứu cánh sanh sản là một trong những lý do của việc kết hôn, chính vì nó mà tạo ra sự cần thiết về liên hệ tính dục trong hôn nhân. Nếu không sinh sản thì cuộc hôn nhân có khả năng giải thể; để có những điều kiện tốt cho việc sinh đẻ, người ta phải đặt để cho các vi thành hôn những kiền nghị, làm thế nào để hoàn thành mỹ mãn hành vi tính dục, ( như phải chọn thời cơ thích đáng, nên bồi dưỡng chu đáo trước khi giao hợp). Cũng như để tránh  những tai họa, cho sự hậu đại phi  pháp, người ta phản đối sự liên hệ ngoại hôn,(không chỉ đối với đàn bà mà cả với đàn ông). Một cách đại thể trong các văn bản cổ điển, tổng hợp mối quan hệ  hôn nhân cùng quan hệ tính dục chủ yếu là chỉ nhắm vào sự sanh sản ( ít nhất là đối với nam nhân). Bản tính của sự hoạt động tính dục, và bản chất của hôn nhân chỉ có được ý nghĩa khoái lạc trong kinh nghiệm hôn nhân mà thôi. Ngoại trừ sự sinh sản phi pháp, phải tính đến nhu cầu luân lý, là phải khống chế tự ngã, không có lý do gì yêu cầu một gả nam nhân, ngay đối với người đã thành hôn, phải dành toàn bộ tính khoái cảm của anh ta  cho vợ và chỉ có vợ mà thôi.

 

Nhưng vào các thế kỷ đầu của kỷ nguyên chúng ta, đạo đức hôn nhân vô cùng nghiêm khắc, chúng ta không dễ gì thấy được mối tính dục gọi là “phối ngẫu hóa” – một thứ phối ngẫu trực tiếp và hỗ tương . Gọi trực tiếp là chỉ bản chất của mối liên hệ tính dục, nên bài xích mối liên hệ ngoại hôn ( tức là ngoại tình); còn gọi hỗ tương  là cuộc hôn nhân hình thành bản chất liên hệ giữa hai vợ chồng, phải bài trừ mọi sự tìm kiếm khoái lạc khác ở bên ngoài. Do đó trạng thái hôn nhân và hoạt động tính dục phải hỗ tương nhất trí, đó là hoàn toàn chính đáng, không chỉ là để nuôi dưỡng  cho mục tiêu hậu đại hợp pháp. Sự nhất trí ấy - đúng hơn là  sự vận dụng  hướng đến hỗ tương nhất trí, bên trong đó  tồn tại nhiều khả năng biến động và biên giới biểu hiện trong hai nguyên tắc : một bên là căn cứ theo bản chất tính khoái  cảm, nó không thể ở bên ngoài hôn nhân, mà ý nghĩa thực tế đối với những người chưa thành hôn không sao dung nạp được. Một mặt khác, ý nghĩa hôn nhân làm cho người vợ bị tổn thương không phải chỉ đơn giản vì đánh  mất địa vị của mình, mà con là vì ông chồng  có thể tìm  khoái lạc nơi khác.

 

1.- Dĩ nhiên, trong văn bản cổ điển ít thấy có đề xuất cái nguyên tắc do mối liên hệ tính dục đáng bị khiển trách vì nó không thấy cái vị trí trong liên hệ hôn nhân, là không hợp pháp. Ngoại trừ việc bảo vệ sự tiết chế của cá nhân, và trong tập tục có những  luật lệ và quyền lợi của kẻ khác, một người độc thân có thể hưởng lạc với người mà nó thích. Thậm chí trong nền đạo đức đầy khắc khổ, chỉ cần nó chưa kết hôn thì không có gì bắt buộc nó phải tuyệt đối không được hưởng thụ. Căn cứ theo lời của Seneque, con trai  của Marcia, chỉ vì  thông qua ảnh hưởng của tính đạo đức mà cự tuyệt lòng ái mộ của một người đàn bà hằng tiếp xúc với anh ta, ngay đến việc  cao hứng làm cho anh ta đỏ mặt, mà cũng coi như là đã phạm tội lỗi. Chúng ta cũng có thể chú ý đến Dion de Pruse, tỏ ra quá nghiêm khắc đối với cô gái điếm và cung cách mà cô đã bộc lộ; bởi vì ông ta thấy đó là thứ tình không phải yêu đương, và là một thứ kết hợp lạ lùng của Aphrodite, thứ nữa vì mại dâm là những nạn nhân của sự bất mãn. Nhưng ông ta vẫn mong mỏi có một đô thị thật sự được cai quản tốt đẹp, khử trừ những nạn ấy đi. Nhưng ông ta không nghĩ đến việc  trừ khử những tệ hại và tiêu diệt chúng  thì cũng là một tội ác thâm căn cố đế.

 

Marc Aurele lai cảm thấy thích thú trong phương diện tiết chế đối với khoái cảm tính dục, ông thích bảo vệ hoa thanh xuân của mình. Ông ta không có hành vi thưởng thức sớm tuổi thành niên, ông ta đã để thời gian trôi qua. Về điểm này ông ta trình bày khá hay, trình độ đức tính không  phải  chỉ nhắm vào sự kiện dành cho khoái cảm trong hôn nhân, mà chính là ở chỗ  nó biết tự không chế mình để đợi chờ, thời gian càng lâu so với sự đòi hỏi thông thường, cái giây phút thưởng ngoạn sự khoái thích tình dục. Epictete cũng giống như vậy, ông này cho rằng cái lý tưởng  là trước khi hôn nhân thành hình thì không nên có liên hệ tính dục. Nhưng đó là đối tượng được đưa ra như là chủ trương khuyến cáo, người ta nên tuân theo lời khuyến cáo ấy, tuy  nhiên cũng  không nên coi sự bảo vệ trinh tiết như là một điều giới luật đầy cuồng vọng . Đối với sự khoái cảm của tình ái, trong một chừng mực của khả năng, phải bảo vệ thuần khiết trước khi thành hôn; nhưng nếu ta quá mê đắm vào đó, mà nếu được ban bố thì cũng nên cho nó hưởng thụ. Không nên quấy rầy đối tượng đã hưởng thụ khoái lạc đó, không cần phải giáo dục gì cả, và cũng không nên loan báo rằng  nó vẫn trinh khiết.

 

Đối với mối liên hệ tính dục ông ta đòi hỏi phải bảo vệ tối đa, Epictete không thông qua hình thức của hôn nhân, chứng thực cái chức trách, quyền lợi, nghĩa vụ của người phối ngẫu, mà chỉ giải thích tự thân con người phải có nghĩa vụ, vì nó là một mảnh vở của chư thần; vì trên nguyên tắc nó được vinh danh cư trú trong cơ thể đó một thời gian , do đó  trong quá trình sinh hoạt hằng ngày phải tôn kính suốt đời, phải xưng hô thế nào với con người đây, không phải chỉ  bằng ý thức mối liên đới tha nhân, phải luôn luôn tôn trọng nguyên tắc tiết chế: Há anh không muốn tự phản tỉnh sao? Ngay khi đang ăn uống nên nhớ mình là ai? Ai đã nuôi dưỡng mình khôn lớn? Trong khi phát sinh mối liên hệ tính dục thì anh là ai? Anh sử dụng mối liên hệ ấy với ai? Trong sinh hoạt xã hội, trong khi tập luyện cơ thể, trong những cuộc hội thoại anh có biết không, chính là một vị thần nuôi dưỡng anh, một vị tập luyện cơ thể anh. Và đối diện xuất hiện ngay trong cơ thể của anh, thấy được, nghe được, tất cả sự vật đó là vị thần. Anh không hề suy  nghĩ và phát sinh quan hệ tính dục mà cảm thấy đỏ mặt, rõ là anh không tự ý thức đến bản tính con người của mình, thần sẽ nổi cơn giận  giữ vì anh.

 

Trái lại, Musonius lại muốn hoàn toàn phối ngẫu hóa các hoạt động tính dục, bởi vì ông ta công kích tất cả giây phút liên hệ tính dục mà không nhắm vào vào mục đích chính trong khuôn khổ của hôn nhân là không được. Trong thiên khảo luận “ aphrodista”- khoái cảm của Stobee có một đoạn phê bình về tập quán sinh hoạt phóng đảng; một cuộc sống phóng đảng là một thứ không có khả năng  thực thi sự  tự không chế cần thiết, mà còn đeo duổi theo các thứ khoái cảm hiếm có và tìm kiếm những mối liên hệ tính dục nhục nhã.

 

Nhưng đối với sự phê phán đầy phàm tục, Musonius áp dụng qui phạm chính giới định thế nào là khoái cảm hợp pháp (aphrodisia dikaia), theo ông đó là bạn tình song phương trong phạm vi hôn nhân nghĩ đến khoái cảm sinh con cái. Vì đó mà Musonius xác định đưa ra hai giả thuyết như sau : một là thông dâm, tức là tìm kiếm sự liên hệ tính dục  có tính ngoại hôn, như vậy đều là phi pháp;  hai là tìm  sự khoái lạc bên ngoài sự thông dâm, nhưng dĩ nhiên là nó mất tính hợp pháp, như thế là tự gây ra sự xấu hổ, và nó bắt nguồn cho cuộc sống phóng đảng. Tính phối ngẫu hay hôn nhân là điều kiện hoạt động  tính dục hợp pháp.

 

Giữa luận đề xa xưa  kịch liệt theo đuổi khoái cảm, trái lại đối với sự cần thiết khống chế tự ngã, cùng với nguyên tắc chỉ có thể có khoái cảm hợp pháp trong  phạm vi cơ chế hôn nhân, nó có một bước quan trọng mà Musonius Rufus vượt qua. Và từ đó ông rút ra được kết quả cần thiết, dù rằng nó như mâu thuẩn với những người đồng thời đại. Nó còn như phản đối lại ý kiến cúa mọi người mà cho rằng, có nên trách cứ mối liên hệ tính dục giữa hai người tự do không bị ràng buộc về quan hệ hôn nhân không ? Một người có mối liên hệ với  một  người đầy tớ hay chưa lập gia đình mà không gây tổn hại  về quyền lợi của mình, cũng như không  có mong mỏi gì về đường hậu đại. Trong những điều kiện như vậy, người ta có phạm vào lỗi lầm, giống như người ta có thể phạm lỗi lầm hay một điều bất công, mà không gây tai  hại  cho những người xung quanh; người ta tự bôi nhọ mình, người ta tìm thấy khoái cảm trong phương thức tự làm ô uế mình, tự làm dơ bẩn mình. Trong khái niệm nội hàm có liên hệ  đặc biệt đến bản chất hoạt động tính dục và hôn nhân, tất phải du nhập sự cự tuyệt của Musonius Rufus, đối với sự tiết chế. Trong một văn bản  thảo luận về vấn đề phải dưỡng dục  tất cả trẻ em, ông cho rằng những tiết dục thực tiển ấy là chống lại đạo luật của các tiểu ban muốn duy trì dân số của họ; nó cũng làm hại những cá thể, vì họ  muốn có kế thừa hậu đại, ngoài ra nó còn làm tổn hại đến trật tự  vũ trụ mà Thượng Đế thiết lập ra. Như thế chúng ta khó mà thực hiện những  việc vừa nêu, chúng ta đã vi  phạm chống lại tổ tiên, và chống lại vị thần đã bảo vệ gia đình là Jupiter. Chúng ta giống như một kẻ thô bạo đối đải với người khách quí là vị thần Zeus, người bảo vệ quyền cư trú, cũng như làm điều mất công chính với bạn bè chống lại vị thần hữu nghị  là Zeus….

 

Chúng ta có thể phát hiện, đây là quan niệm dự liệu trước của cơ Đốc giáo cho rằng khoái cảm tính dục tự nó là sự nhơ nhớp, mà chỉ có hình thức hôn nhân hơp pháp, và cuối cùng là sự sanh đẻ mới được thừa nhận. Sự thật đó là đoạn văn  do Musonius trích dẫn từ trong quyển Giáo dục học (Pedagogue) thứ hai của Clemens d’Alexandrie. Nhưng nếu Musonius  cũng giống như phần lờn những đạo đức gia cổ đại, ngoại trừ phái khuyển nho, cho rắng mối liên hệ thực tiển công cọng  là xấu hổ, như thế có thể khẳng định rằng , chủ trương  khoái cảm tính dục là một thứ tội ác, và hôn nhân phải xây dựng nghiêm túc và khôi phục điều chỉnh trong một phạm vi chặc chẽ. Nếu Musonius cho rằng liên hệ tính dục ngoài  hôn nhân là xấu hổ, đó không phải là đem mối liên hệ tính dục đặt lên hàng đầu,  mà là nhắm  vào việc trừ khử cái đặc tính  nội tại của sự lỗi lầm trong mối liên hệ tính dục mà chính là vì  sự tổn tại của con người, của lý tính, và xã hội. Đem hành vi tính dục nạp nhập vào vào mối quan hệ hôn nhân và sự dưỡng dục hợp pháp về hậu đại như thế mới là hợp với bản tính của nó.

 

Hành vi tính dục, mối liên hệ hôn nhân, vấn đề con cái. gia đình, đô thị cùng tính thể cọng đồng  của con người, tất cả những sự kiện đó tạo thành một loạt những yếu tố liên kết và  ở đó sự tồn tại của con người là lý tính. Do đó hưởng thụ khoái lạc là để cho sự khoái cảm thoát ly mối quan hệ vợ chồng và ban cho khoái cảm một mục đich khác, thực tế đó là làm tổn hại đến căn bản sinh tồn của con người. Sự nhơ nhớp không phải ở trong hành vi tính dục, mà chính là trong sự  phóng đảng (debauche); chính nó làm cho hành vi tính dục và hôn nhân ly tán, trong khi hành vi tính dục trong hôn nhân vốn mang hình thức thiên nhiên và mục đích lý tính. Trong phối cảnh hôn nhân là thiết lập sự giao hợp tính dục và hưởng thụ khoái lạc của con người trong phạm vi duy nhất hợp pháp.

 

2.- Từ điểm xuất phát về mối liên hệ tính dục và bản chất khoái cảm của cuộc hôn nhân  hợp pháp, người ta có thể hiểu rõ vấn đề nghi ngờ về mối gian dâm và cái luân quách (esquisse) của một thứ trung thành song trùng. Mọi người đều biết rằng nam nhân phạm tôi gian dâm là dối trá với vợ con, bất nghĩa, bị pháp luật chế tài và khiển trách về đạo đức. Sự gian dâm tạo thành một sự thật duy nhất là  liên hệ tính dục ngoài hôn nhân, sự kiện coi như người nữ đã thành hôn. Còn về vai trò của người nam, trạng thái hôn nhân  hầu như  không  cần dính dấp vào; nghĩa là sự lừa gạt và tổn hại là sự kiện trong một con người, kẻ đã chiếm đoạt một  người nữ và thế là anh ta có được quyền lợi hợp pháp đối với cô ta. Cái định nghĩa gian dâm ấy chỉ làm cho quyền lợi của người chồng  bị tổn hại là rất lưu hành, và người ta tìm thấy ngay trong tinh thần đạo đức  của Epictete. Trong một cuộc đối thoại về luận đề “ con người sinh ra là phải sống trung thành”; xuất hiện một nam nhân là  một vị văn nhân, ông ta đối với tội gian dâm đang hiện hành vô cùng kinh ngạc, và đưa ra ngay học thuyết của Archemados về vai trò cọng đồng của nữ nhân. Đối với ông ta Epictete đưa ra hai điều khuyến cáo. Trước tiên hành vi gian dâm của nam nhân  làm cho  nó phản bội lại  nguyên lý “ con người sinh ra là phải trung thành”. Thế nhưng Epictete lại không đặt  cái nguyên lý ấy trong khuôn khổ thể chế của hôn nhân; hơn nữa ông còn không coi  mối quan hệ vợ chồng  như là một trong những  hình thức chủ yếu. Ông qui định một gả nam nhân cùng với những người xung quanh kết hợp thành mối liên hệ bạn bè trong đô thị của anh ta. Và trong con mắt ông ta, sở dĩ coi sự gian dâm  như là một lỗi lầm, nguyên nhân là người ta đã phá rách mạng lưới  quan hệ của những nam nhân; ở đó mỗi người không chỉ được mời gọi phải tôn trọng kẻ khác mà còn phải tự biết mình. Nếu chúng ta phá hủy cái nguyên lý chúng ta sinh ra phải trung thành, tức chúng ta đã dựng lên cái bẩy đối với người nữ ở bên cạnh chúng ta, vậy chúng ta phải làm sao đây? Không có gì khác hơn là phải phá hoại và tiêu diệt hết sao? Ai? Con  người trung thực, con người tôn nghiêm, con người của đạo giáo, là toàn bộ sao? Những mối liên hệ với người láng giềng tốt bụng, chẳng lẻ cũng tiêu diệt họ sao? Và thành bạn cũng tiêu diệt sao? Chính sự gian dâm làm tổn hại đến bản thân nó và kẻ khác; tuy nhiên, mặc dù đối vời sự gian dâm đã có sự thẩm định truyền thống , nhưng  trong việc phản tỉnh và sinh hoạt hôn nhân người ta vẫn phát hiện cò những đòi hỏi vô cùng nghiêm trọng, nó có ý nghĩa song trùng: một là khuynh hướng càng ngày càng muốn sử dụng  nguyên tắc nam nữ bình đẳng ; và hai là xác nhận sự tôn trọng  quan hệ cá nhân trong giữa hai vợ chồng. Về vấn đề ích lợi chân lý (verite salutaires), người ta biết lâu rồi, nhưng lại không coi đó là hệ trọng, cho nên trong thực tế nó không còn ảnh hưởng đến hành vi của chúng ta. Đối với vấn đề đó, Seneque đưa ra một thứ chức trách hữu nghị và sự trung thành đồng đẳng nghiêm khắc giữa hai vợ chồng. Anh biết mà cái nghĩa vụ hữu nghị phải tuân thủ theo phương thức tôn giáo, nhưng rồi anh có tuân hành đâu! Anh biết rằng việc dụ dỗ vợ của người khác là một hành động dối trá bất lương, trong khi đó anh lại đòi hỏi vợ mình phải trung trinh; cũng như anh cấm đoán vợ không được có tình nhân, thì cũng giống như vậy anh không được ngoại tình.

 

Chính Musonius đối với nguyên tắc vợ chồng đồng đẳng trung thành, giải thích rất tỉ mỉ. Trong thiên khảo luận về khoái cảm, ông từng chứng minh rằng chỉ có hôn nhân  mới có thể tạo thành mối liên hệ tính dục là thiên nhiên và hợp pháp. Musonius đề cập đến vấn đề “ người ở” (probleme de la servante); nô lệ vốn được chấp nhận như là  đối tượng tính dục. Trong phạm vi gia đình, người khác không có quyền cấm đoán nam nhân đã thành hôn hưởng thụ khoái lạc với một nô lệ; chính vì vậy mà Musonius muốn giới hạn cấm đoán, nếu  người nô lệ chưa thành hôn (điều đó có nghĩa là kẻ nô lệ trong nhà cũng phải được tôn trọng). Và để thiết lập ra sự cấm đoán, Musonius nhấn mạnh đến nguyên tắc bình hành, hay đúng hơn đưa ra một  cục diện tương đối phức tạp giữa sự bình đẳng về quyền lợi và ưu tiên về nghĩa vụ. Một mặt làm thế nào để có thể chấp nhận cho người chồng  được liên hệ tình dục với người ở, trong khi người vợ lại không được cùng người ở nam giới liên hệ tính dục. Như thế rõ ràng là nữ nhân có khả năng tự khống chế và cai quản dục vọng của mình hơn hẳn nam giới. Như vậy trong gia đình kẻ bị chi phối điều khiển có sức mạnh hơn người điều khiển nó.Trong nghệ thuật hôn nhân, phái Stoiciens, Musonius  đưa ra một mô thức hôn nhân khá chặc chẽ, nó đòi hỏi một hình thức trung thành, cả nam và nữ cùng đồng thi hành. Đương nhiên nó không cấm đoán tùy tiện tất cả những gì xâm phạm đến quyền lợi của nam nhân; cũng không tùy tiện bảo vệ các bà vợ chống lại những hăm dọa tổn hại đến địa vị đặc quyền  của nữ chủ nhân trong gia đình, của các bà mẹ. Nó biểu hiện mối liên hệ vợ chồng như là một hệ thống bình hành hoàn toàn bảo vệ trách nhiệm trong việc  trong việc hưởng thụ khoái lạc.

 

Tính dục thực tiển trong việc phu thê hóa hoàn toàn đã được Musonius đặt trong nguyên tắc độc chiếm chặc chẽ. Sự hưởng thụ khoái lạc tính dục chỉ được thực hiện trong hôn nhân, không có ngoại lệ nghi ngờ gì cả. Trong đó nghệ thuật sinh hoạt hôn nhân dường như tổ chức xung quanh nguyên tắc hình thức pháp luật có ý nghĩa cấm đoán song trùng. Nhưng với những tác giả duy trì những chuẩn tắc cứng rắn, người ta có thể thấy trong đó đề xuất một thứ đòi hỏi  tính trung thành, nó chỉ cho phép trong phương diện hành vi một chút ít sai biệt thôi. Nhưng tác giả cũng không nhấn mạnh về sự cấm đoán một cách rõ ràng, mà chỉ chú ý đến sự bảo vệ mối quan hệ vợ chồng, với cái điều nó có thể cho phép cá nhân liên hệ trong việc vợ chồng, luyến ái, tình cảm và sự tôn kính  cá thể lẫn nhau. Sự trung thành không phải do luật pháp qui định, mà là do mối liên hệ đặc biệt đối với vợ, phương thức sinh tồn, phương thức hành vi xác định. Có thể từ bỏ hoàn toàn  mối liên hệ ngoại hôn, đối với người chồng mà nói, phải tìm cho ra cái điều tế nhị trong mối quan hệ đó, nó có thể là kết quả của sự khéo léo, hay là hành vi thuộc tình cảm; tuy nhiên người ta  yêu cầu người vợ nên có thái độ tế nhị khoan dung, nhượng bộ, không  làm như vậy là thiếu thận trọng khinh xuất.

 

Có một văn bản La Tinh xuất hiện khá muộn từ lâu được coi là ngụy thiên của Aristote trong sách “Gia chính học”, liên quan đến quan điểm truyền thống tôn nghiêm về người vợ, đề ra  phương pháp thỏa hiệp và tiết chế. Một mặt tác giả quy định người chồng phải hết sức quan tâm làm sao cho người vợ trở thành mẹ của những đứa con mà mình hằng mong mỏi. Ông ta còn quy định người chồng không được tước đoạt cái vinh dự phải có của vợ mình; nhưng đồng thời cũng đòi hỏi cả hai người vợ không nên khinh rẻ và coi thường nhau. Ông cũng khuyến cáo người đàn ông phải tỏ ra rất chân thành và tiết chế, rất tôn kính khi gần gũi với vợ ; ông mong mỏi người chồng không được chểnh mảng, lơ là, thô lỗ tàn bạo. Những tình cảm ấy chỉ thích hợp trong thời gian quan hệ với kỷ nữ và tình nhân thôi. Trái lại đối với vợ, một người chồng tốt là phải biết chú ý quan tâm, đối đãi với vợ rất lễ độ; và người vợ cũng phải biểu hiện mối quan tâm và tình ý yêu đương, nói chung là đôi bên phải tỏ ra cân xứng như nhau.Và khi đề cao cái giá trị trung thành, tác giả của văn bản còn xác định là đối với lỗi lầm của người chồng, người vợ phải có thái độ khoan dung, thỏa hiệp làm lành, coi như nàng đã quên những tội lỗi của chồng, cho đó là do tình thần thiếu minh mẫn, và người vợ không mảy may oán hận phàn nàn về hành động của chồng, mà tất cả đều quy cho là do bệnh hoạn sinh ra, do sự ấu trĩ hay ngoài ý muốn; ngược lại người chồng cũng phải chuẩn bị sẵn sàng tỏ ra thái độ biết ơn, hối lỗi đối với vợ. Cũng giống như vậy trong giới luật vợ chồng cũng đưa ra những nguyên tắc hỗ tương trung thành. Song nó không thiết lập thành những hình thức đỏi hỏi nghiêm khắc và đối xứng; nếu tác phẩm ấy cho rằng người vợ đối với chồng phải trung thành, trong khi người chồng phạm lỗi ngoại tình là chuyện thường xảy ra, và lỗi lầm ấy không có gì quan trọng lắm. Tuy rằng đó là vấn đề nội bộ của quan hệ hôn nhân, nó tùy thuộc theo quan hệ tình cảm giữa hai vợ chồng, chứ không phải là đặc quyền đặc lợi để mà giải quyết. Plutarque thì đòi hỏi người chồng không được phép liên hệ tình dục với người đàn bà khác, bởi vì đó không chỉ là uy hiếp đến địa vị hợp pháp của người vợ, mà còn gây ra một vết thương thiên nhiên đầy đau khổ cho vợ. Hãy nhớ lại tình huống của những con mèo, hơi hướng của một mùi thơm làm cho nó thành điên cuồng; những bà vợ cũng giận tức như điên khi biết chồng có mối liên hệ với người đàn bà khác. Thật ra không đáng gì, chỉ vì một chuyện khoái cảm nhỏ mà gây ra một nỗi đau thương vô hạn. Do đó, ông ta khuyên bảo cả chồng lẫn vợ nên noi theo gương của người nuôi ong là ông ta không bao giờ đến với bầy ong nếu đã có sự liên hệ tình dục với những người đàn bà. Nhưng với Plutarque thì ngược lại là khuyên các bà vợ nên có thái độ khoan dung, mà còn nên theo các bà vợ của những vị vua ở Ba Tư, các bà theo chồng tham dự tiệc tùng, nhưng khi mọi người đã say sưa cho kêu gọi âm nhạc và những ca kỷ; các bà phải quay về làm như không nghe thấy và còn tự bảo rằng, nếu các ông chồng có cùng vui chơi với kỷ nữ hay gái điếm đi nữa chính là vì sự tôn trọng các bà, và vì họ không muốn các bà chia sẻ sự phóng đãng, hoang dâm quá độ…

 

Như vậy hôn nhân được coi như là mối liên hệ tình cảm và tôn trọng lẫn nhau, nó vượt qua cả cơ cấu pháp lý, nó bao quát tất cả mọi hoạt động tính dục, và khiển trách cả những hành vi tính dục ngoại hôn. Nếu muốn đòi hỏi cả đôi  lứa vợ chồng cùng trung thành một cách đồng đẳng, như thế phải thiết lập một sự giao hợp, trong đó tình yêu của chồng đối với vợ và con cái cũng như người vợ đối với chồng có sự cung kính đối đãi kết hợp lại. Sự khoái lạc bên ngoài của người chồng, hậu quả của nó không được pháp luật công nhận một cách ưu việt, mà nam nhân phải coi đó như là một nhược điểm và phải hạn chế tối đa, dù được người vợ khoan dung và nhượng bộ là để duy trì cái vinh dự gia đình mà cũng là để chứng tỏ tình yêu của mình.

 

Histoire de la sexualite của M Foucault

Khổng Đức dịch

Khổng Ðức
Số lần đọc: 3446
Ngày đăng: 30.12.2008
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Thơ & Thơ Huế : đôi điều về dòng thơ mặc thị - Trần Hạ Tháp
Hòa bình vĩnh cửu - Nguyễn Hữu An
Giáng Sinh 2008 : nhân vị là trọng tâm của hoà bình - Nguyễn Hữu An
Tự do trong sáng tạo và xu thế hội nhập - Hoàng Vũ Thuật
Lịch sử tính dục : Chương năm : Nữ giới - Khổng Ðức
Mầu Nhiệm Nhập Thể và lễ Giáng Sinh - Nguyễn Hữu An
Lược Sử Thi Pháp Học Việt Nam - Phạm Ngọc Hiền
Thơ – Bí mật sự sáng tạo và cái chết - Nguyễn Nhã Tiên
Đông Nam Á trong tiến trình văn minh nhân loại - Hà văn Thùy
Một số suy nghĩ về đạo Phật nhân đọc Công trình nghiên cứu văn học Loại hình tác phẩm Thiền Uyển Tập Anh - Đông La
Cùng một tác giả
Nhân đọc bài (tạp văn)
Bức thư rơi… (truyện ngắn)
Thi Tính Tự Do (tiểu luận)
Khí hạo nhiên (tiểu luận)
Thần tứ (tiểu luận)
Thế giới thơ… (tiểu luận)
Mỹ học tiếp thụ (nghệ thuật)
Con tim nhà thơ… (nghệ thuật)