Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.115
123.229.172
 
Lịch sử tính dục : Phần 3.- Khoái cảm trong hôn nhân
Khổng Ðức

Xác định hôn nhân như là mối quan hệ hưởng thự khoái cảm độc nhất vô nhị, nó dắt dẫn đến hệ thống  liên quan tình cảm nam nữ hay là trò chơi có  kiên quan đến pháp đình  hành vi khoái cảm trọn vẹn, tác dụng  đến mục đích hình thức của vấn đề.

 

Thật ra, trong tư tưởng chúng ta đều nhận rắng  hôn nhân có một địa vị vô cùng quan trọng. Đối với sự tiết chế khoái cảm trong  mối liên hệ hôn nhân vẫn có sự bảo vệ tối đa.. Trong  nền đạo đức  nghiêm khắc, việc hôn nhân được giáo huấn kỷ, nò đòi hỏi có sứ sự ngăn cấm về khoái cảm. nhưng không nói rõ những khoái cảm nào được chấp nhận, và khoái cảm nào bị cấm đoán.

 

Có hai nguyên tắc khá phổ biến  dược đưa ra. Một mặt người ta nhấn mạnh  đến mối liên hệ phối ngẫu phải mang tính chất tình yêu (Eros), thứ tình yêu mà các triết gia thường dành cho con trẻ ( thanh thiếu niên); nhưng nó cũng không được lãng quên hay bài trừ tính khoái cảm (Aphrodite). Musonius, trong một văn bản cho rằng, hôn nhân không  phải là một thứ chướng ngại, mà theo các triết gia thì đó là chức trách có giá trị vĩ đại trong trạng huống hôn nhân; ông còn nhắc lại đó là ba vị thần quản lý về hôn nhân : một là Hera, chúng ta thường kể lể với bà giống như là vị thần  bảo hộ việc hôn nhân; hai là Aphrodite, vị thần chủ quản việc giao hợp giữa chồng vợ; ba là Eros, vị thần chuyên lo việc kết hợp giữa nam và nữ thành đôi lứa tốt đẹp. Tóm lại, tác  dụng của ba lực lượng ấy là kết hợp thành vợ chồng để sinh con cái.

 

Cùng giống như vậy, Plutarque khẳng định rằng vai trò của Aphrodite và Eros có tác dụng là tạo nên mối liên hệ phối ngẫu. Trong hôn nhân có  một thứ tương quan xuất hiện là tình yêu say đắm  và sự khoái cảm xác thịt. Con người còn vận dụng một thứ nguyên tắc, nó ngược lại với cái thứ nhất, nhưng cũng là thứ phổ biến nhất, đó là không nên đối xử với  người vợ như là một tình nhân; trong hôn nhân cũng phải xử sự là một người chồng  chứ không phải là một tình nhân. Mọi người đều hiểu rằng , nguyên tắc cổ xưa của hôn nhân, cái giá trị cao quý nhất lá thể diện; vì sự hưởng thụ khoái cảm trong hôn nhân là hình thức duy  nhất hợp pháp. Như vậy, Aphrodite và Eros phải xuất hiện ngay trong hôn nhân, và cũng chỉ xuất hiện trong hôn nhân mà thôi. Nhưng còn một phương diện khác, trong sự quan hệ phối ngẫu không giống như quan hệ với tình nhân.

 

Hoặc trong  nguyên tắc này có nhiều hình thức: một là hình thức thận trọng trung thực báo trước, dĩ nhiên là theo truyền thống, phải hướng dẫn người vợ đạt đến khoái cảm tột cùng, tuy nhiên nó có thể khiến cho người vợ  sử dụng những khoái cảm nguy hại mà về sau sẽ hối hận. Hai là dùng dưới hình thức khuyên răn, chỉ dạy cho hai vợ chồng , chúng nên tìm một hướng đi trung dung  giữa một bên là quá khắc khổ, một bên là quá phóng túng tự do. Và người chồng luôn luôn nên nhớ, không  thể nào phát sinh  mối liên hệ với một người đàn bà  vừa là vợ, vừa như là tình nhân. Ba là dưới hình thức một luận đề phổ quát, phát sinh mối liên hệ tình dục đối với vợ quá nhiệt tâm , như vậy chẳng khác gì đối đải với vợ như một gian phụ. Luận đề đó rất quan trọng vì nó vốn có trong truyền thống Thiên Chúa giáo, xuất hiện rất sớm – Clement d’Alexandre đã đề xuất trong Stromates, và còn kéo dài trong một khoảng thời gian khá lâu, Francois de Sales còn giảng giải ý nghĩa dài dòng  của nó trong “Đạo luật  sinh hoạt sùng đạo”. Nhưng muốn hiểu được ý nghĩa  giải thích của phái Stoiciens thì phải nhớ rằng, đối với trường phái này, nguyên tắc lý tính và thiên nhiên của hôn nhân  đều nhắm vào mục đích là kết hợp cho cả hai người để có sự sinh sản thế hệ hậu đại, tạo lợi ích cho đô thị và hạnh phúc  toàn vẹn cho loài người. Trước tiên là tìm kiếm  sự hưởng thụ khoái cảm, điều ấy có thể vi phạm pháp luật, đảo lộn trật tự và chống lại nguyên tắc kết hợp một nam một nữ thành vợ chồng.

 

Nhưng với tính cách cụ thể, vấn đề hưởng thụ khoái cảm trong mối liên hệ hôn nhân phải dùng hình thức và  qui chế như thế nào; và nguyên tắc  phải tuân theo giới luật ước thúc tự ngã ra sao? Từ đó việc hôn nhân mới đòi hỏi mối liên hệ, đồng thời là đạt đến  sự tôn sùng  cá nhân cao độ, và phát sinh mối quan hệ tính dục vợ chồng đến nơi đến chốn duy nhất. Trong phạm vi hôn nhân, nam nhân được tự do, làm thế nào cho cơ cấu  giao hợp phát huy được sự điều tiết và tác dụng của nó, Trong việc hôn nhân cần phải tiết chế như thế nào, để đồng thời vừa đạt được mối liên hệ cá nhân cực mạnh, và đạt đến nơi đến chốn khoái cảm hợp pháp. Đối với vấn đề đó các hình thức giải thích thường là rất mơ hồ, chỉ thấy một ít trong văn bản La Tinh ở quyển III Gia chính học của Aristote. Ở đây tác giả yêu cầu  người chồng  khi đến gần với vợ phải có thái độ thành khẩn (cum honestate), giữ gìn ý tứ và tôn kính tối đa (cum multa modestia et timore); qui định khi nói năng với vợ phải dùng  thứ ngôn ngữ cử chỉ của con người có giáo dục đàng hoàng, còn khuyên bảo đối xử với vợ phải dùng những phương thức thận trọng  và tế nhị.

 

Một cách xác thiết là sự tiết chế trong hôn nhân nội bộ phải được minh định là nhắm vào hai mục đích : hợp thiên nhiên và lý tính. Mục đích thứ nhất  đương nhiên là sanh đẻ, Seneque nhấn mạnh ( và chúng ta cũng thấy bác sĩ  y khoa đề xuất điều này); mục đích của khoái cảm là nhắm vào sự sanh đẻ thiên nhiên đã an bài; con người được ban cho dục vọng yêu đương không phải là để cho  nó hưởng thụ khoái lạc, mà chính là để cho  nó lan truyền nòi giống, Từ cái nguyên tắc chung đó, Musonius đưa ra kết luận rằng sự liên hệ tính dục chỉ trở thành hợp pháp khi nó nhắm vào mục đích sinh sản; còn những ai chỉ đeo đuổi theo cứu cánh của khoái cảm, thì đó là điều bất chính và vi pháp, mặc dù nó phát sinh trong phạm vi hôn nhân. Quy luật này cũng tìm thấy nơi học phái Tân Pythagore, dường như nó được coi là sự cấm kỵ của truyền thống, bao gồm sự cấm đoán giao hợp trong khi có  kinh nguyệt ( theo y khoa nó gây tác hại cho tinh dịch), và trong giai đoạn mang thai – không phải chỉ vì chẳng có ích lợi gì mà còn làm tổn hại đến sự phát triển của thai nhi. Nhưng ngoài những lời khuyến cáo tổng thể, dù nguyên tắc giống nhau, nhưng dường như không có  các điều nghi ngờ đặt ra trong giai đoạn tắt kinh, hay sau các thời kỳ có sự liên hệ tính dục hơp pháp giữa hai vợ chồng; hoặc  trước hay sau mối liên hệ có những ý niệm mà các giáo sĩ Thiên chúa giáo chỉ dạy  phải tuân thủ. Bài trừ mục đích của hành vi khoái cảm đó là sự đòi hỏi ở các nhà đạo đức  rất nghiêm khắc; nhưng sự đòi hỏi đó phần nhiều  chỉ là nguyên tắc lập trường, chứ không phải là hành vi qui phạm do minh văn qui định là hành vi chính đáng hay không chính đáng .

 

Mục đích trọng đại thứ hai của hôn nhân  là an bài sự sinh hoạt cộng đồng và chia xẻ - tạo thành một nguyên tắc đòi hỏi tiết chế sự liên hệ phối ngẫu. Khi mục đích sinh đẻ không còn nữa thì nguyên tắc vừa nêu không đòi hỏi  phân chia phương thức chính xác xứng đáng hay không xứng đáng. Nhưng có một số tác giả, trước tiên là Plutarque – lại phát huy liên tiếp trong mối quan hệ phối ngẫu và quan hệ khoái cảm một thứ tác dụng rất tế nhị và rất phức tạp. Đó tức là một mặt coi người vợ như là người bạn đồng hành mở rộng tâm hồn mà đặt vào đó sự tôn kính nàng , không phải đơn giản là tôn trọng địa vị mà còn tôn trọng cái phẩn cách uy  nghiêm. Nhân đó  phương pháp nuôi dưỡng  sự khoái cảm tất sẽ từ đó phát xuất một thứ nguyên tắc hạn chế nội tại. Nhưng  một mặt khác, trong sự sinh hoạt hôn nhân phải thíết lập một thể cọng đồng hoàn mỹ - một thứ “ sinh tồn phối hợp” (fusion d’existence) làm mục đích, như thế sự cọng đồng phân hưởng  quan hệ tính dục và khoái cảm tạo thành một yếu tố tiếp cận song phương phối ngẫu. Thiết lập mối liên hệ vững chắc và ổn cố trong sự hưởng thụ khoái cảm không chỉ là một bảo chứng, mà còn là yếu tố duy trì khoái cảm, từ đó xuất phát đối với các thứ tôn sùng khoái cảm tính dục (chỉ cần nó  phát sinh trong  mối liên hệ hôn nhân đối với hành vi tiết chế), có thể trong sự kết hợp phối ngẫu  phát huy được  tác dụng tích cực tương quan mật thiết .

 

Cái quá trình  hình xoắn ốc của sự tiết chế cần thiết và cường độ lý tưởng  xuất hiện rõ trong “ qui luật vợ chồng “, nó tạo thành sợi dây trực tiếp trong sách. Bản sách ấy kể lại những nguyên tắc xưa cũ nổi tiếng về những cảm giác xấu hổ thẹn thùng  và những bí quyết bao quanh không chỉ trong hoạt động  sanh sản mà là những cử chỉ khoái cảm như nụ hôn, những vuốt ve, nó nhắc lại, chuyển đổi câu nói nổi tiếng  của Herodote, khiến mọi người phải chú ý. Cảm giác xấu hổ thẹn thùng của người vợ không phải biến mất khi nàng trút bỏ xiêm y, cũng không phải khi bóng tối bao che cho  mọi hành vi phóng túng tự do; Philippe xác nhận, tất cả những người đàn bà, sau khi tắt đèn đều dùng một cách thức như nhau là né tránh tính cách nữ nhân của họ. Plutarque ghi nhận rằng người vợ không giống như những người đàn bà khác, nhưng khi dấu mình trong bóng đêm, người ta không thể thấy được cơ thể của họ, thì họ tức thì biểu hiện cái mỹ đức của họ ra. Nhưng cái mỹ đức của họ chính là cái gì gắn liền với chồng và thân phận của họ là“ lòng trung thực và tình yêu tha thiết”.Xung quanh cái nguyên tắc tiết chế chu đáo, và cảm giác xấu hổ mang ý nghĩa của tình yêu chuyên nhất, Plutarque khai triển một số khuyến cáo, hãy bài trừ những  tiết chế quá nghiêm khắc, và không quá tùy tiện tức quá dễ dãi, điều đó dành cho nam cũng như nữ. Dĩ nhiên giống như cô gái trẻ tuồi Spartiate, dùng làm thí dụ, một người vợ trẻ không nên tự mình tấn công ông chồng, nhưng cũng không nên tỏ ra buồn chán vì ông ta; thái độ thứ nhất sẽ gây ra sự trơ trẻn, cảm giác như là đĩ thõa, nhưng thái độ sau sẽ trở thành ngạo mạn không có tình thân hữu. Ở đây, những qui luật tự có những phương thức khởi thủy và những phù hiệu  giao lưu thành chuẩn tắc, nó là những phác thảo con mơ hồ, về sau các giáo sĩ trong Cơ-đốc giáo mới coi đó là trọng đại.

 

Plutarque thì rất tôn trọng  mối quan hệ tính dục trong buổi ban đầu ở gia đình, về sau nó phá hoại sự thông cảm, sự hiểu nhau, và cũng do đó hình thành sự hiểm nguy trong mối quan hệ tính dục vững chắc. ông gợi ra sự nguy hại xấu xa  của tuổi trẻ và khả năng cảm thụ của người vợ trẻ. Ông khuyên người ta không nên dừng ở đó, vì cái tốt đẹp của hôn nhân có thể xuất hiện sau đó.  Và chớ có giống như anh  chàng lấy mật ong, sau khi bị ong đốt  về sau không dám đi lấy mật nữa. Nhưng nó thường lo sợ vì trong buổi ban đầu kết hôn hay xảy ra một thứ khóai cảm nhục thể quá sôi nổi, nếu thứ khoái cảm ấy không xuất hiện trở lại, thì tình yêu có nguy cơ là mất mát.Vậy tốt nhất, tình yêu phải theo tính cách sinh lực song phương của hai vợ chồng, và sự khế hợp của tinh thần. Hơn nữa trong suốt quá trình sinh hoạt hôn nhân, không nên do dự trong việc phát huy tất cả những gì có lợi ích trong phương diện vợ chồng, nhất là trong mối liên hệ tính dục giữa hai người. đối với tác dụng làm sống lại tình cảm, trong phần “đối thoại tình yêu” có một đối thoại đưa ra điểm xác minh, mà trong sách “giới luật vợ chồng” nêu ra thí dụ. Thứ nhất là phải tránh những cuộc cãi vả có thể xảy ra trong phòng ngủ, bởi vì sự tranh chấp và chỉ trích xảy ra trên giường ngủ rất khó kéo nó trở về với sự yên ổn; thứ hai là khi người ta đã có thói quen ngủ chung nhau trên một giường, không vì sự cãi vả nhau mà phân chia ra phòng khác; ngược lại đó là thời khắc dẫn đến Aphrodite, đó là vị thầy thuốc tốt nhất đối với việc hư hỏng. Đó cũng là luận điểm khiến một địa vị tương đối quan trọng ở nơi Plutarque. Chúng ta bắt gặp ông ta trong “đối thoại với tình yêu”, trong đó ông lợi dụng sự khác biệt giữa tình yêu của nữ và nam. Đối với người nữ thì khoái cảm trọn vẹn có một vai trò tích cực liên hệ với tinh thần; trong khi tình yêu của gã con trai, sự khoái cảm thể xác không thể là yếu tố thuận lợi cho mối liên hệ tình yêu nội tại. Luận điểm này xuất hiện trong “cuộc yến tiệc của bảy vị hiền nhân”, ở đó vấn đề khoái cảm tính dục có liên hệ với hai thứ khoái cảm thể xác, hai thứ khoái cảm tương quan với nhau ấy là “sự say sưa và âm nhạc”. Người đối thoại, Mnesiphile chỉ ra rằng trong tất cả nghệ thuật hay thực tiễn, tác phẩm không phải là sử dụng những công cụ hay chất liệu mà chính là trong ý tưởng người ta muốn thực hiện. Nhiệm vụ của kiến trúc sư không phải ở trong việc pha trộn hồ, mà là trong việc xây dựng nên giáo đường. Những nữ thần nghệ thuật (Les Muses ) khi họ khảy đàn hay thổi sáo là chỉ nhắm vào mục đích “giáo hóa đạo đức và xoa dịu những kích thích”. Cũng như sứ mệnh của Dionysos không phải là cho người ta uống rượu đến say sưa, sứ mệnh của Aphrodite cũng không phải đơn giản chỉ trong mối liên hệ giao hợp thể xác, mà chính là trong tình cảm yêu đương, trong nhu cầu, mối liên hệ, và trong sự giao hợp tính hổ tương. Trong sinh hoạt vợ chồng, sự liên hệ tính dục là như công cụ nhằm phục vụ cho sự hình thành và phát triển đối xứng tình cảm, và ngược lại trong quan hệ tình yêu. Nói như Plutarque: Aphrodite là nhà nghệ thuật của ái tình tạo dựng sự khế hợp giữa nam và nữ, vì xuyên qua cơ thể của chúng với ảnh hưởng của khoái cảm mà cùng lúc đem hai tâm hồn kết hợp lại. Những lời khuyến cáo dường đã quá xa xưa, nó đã xuất hiện từ thời kì khởi thủy thành trường kì lịch sử; đó là lịch sử pháp điển hóa mối liên hệ đạo đức giữa hai vợ chồng, dưới trạng thái song trùng quy phạm, giáo hóa tình cảm giao lưu phức tạp xuyên qua sự khoái cảm tính dục.

       

Nguyên tắc “ tính độc chiếm” không phải là mối liên hệ tính dục ở bên ngoài hôn nhân. Sự yêu cầu của “tính không hưởng lạc” (deshedonisation) là sự giao hợp tính dục của vợ chồng không phục tùng theo cơ cấu của khoái cảm. Mục đích hóa của sự sinh đẻ là chỉ cho việc vợ chồng lấy việc sinh con đẻ cái làm mục đích. Đó là ba nét đặc trưng cơ bản, nó đánh giá luân lý sinh tồn của vợ chồng mà một số những nhà đạo đức đã khai triển vào buổi đầu của thời kì đế quốc La Mã và về sau được học phái Stoicisme ra sức khai triển muộn màng nhưng đó không phải là những nét đặc trưng của bản thân luân lý sinh tồn vợ chồng : người ta có thể tìm thấy những yêu cầu tương tợ trong quy luật mà Platon đặt để cho những công dân trong nước Cộng Hòa của ông; người ta cũng có thể tìm thấy tiếp theo những yêu cầu trong gia đình hòa mục của Thiên chúa giáo. Ý nghĩa của ba nguyên tắc ấy không ngừng vượt qua sự đổi mới tiết chế tính dục của phái Stioicisme nghiêm khắc và một thứ phù hợp với quy tắc đạo đức của thời đại. Chúng đã không ngừng trải qua nhiều thế kỉ đánh dấu vài trò tiết dục có tác dụng trong vấn đề hôn nhân.

 

Nhưng tính thường hằng của ba nguyên tắc không nên để cho người ta tin rằng là một thứ đồng nhất tính đơn giản và thuần túy. Vào thời kỳ đế quốc La Mã, có một số nhà luân lý ít nhiều mang sắc thái của phái  Stoicisme bất mãn với sự di chuyển từ chủ nghĩa không tưởng của Platon đến quy luật hôn nhân độc chiếm của Cơ - đốc giáo dành cho sự sinh sản và hoài nghi đối với sự khoái cảm. Thứ quy luật ấy mang lại một sự biến hóa đặc biệt, khôi phục lại giáo hóa tự ngã trong quá trình phát triển sử dụng được các hình thức. Trước tiên chúng ta nên chú ý đến, với Platon đòi hỏi tất cả những khoái cảm tính dục đều phải do cơ cấu hôn nhân tạo nên tính chính đáng của nó là căn cứ vào sự cần thiết cung cấp cho thành ban ( Cite ) những đứa trẻ để nó được duy trì và bảo tồn lực lượng. Trái lại trong Cơ-đốc giáo sự liên hệ của hôn nhân được xác định bằng sự kiện là lần đầu tự nó mang dấu hiệu của tội lỗi tổ tiên, tiêu chí của sự ác và trụy lạc; chỉ có lần thứ hai mới được coi là mang tính hợp pháp, con người tất phải căn cứ vào tính hợp pháp mà theo đuổi mối liên hệ tính dục hoàn toàn vô tội. Thế nhưng với Musonius, Seneque, Plutarque hay Hierotles dù cho là có lợi ích, dù đối với khoái cảm tính dục quá hăng hái được hoan hô, mối liên hệ giữa hôn nhân và khoái cảm không được thiết lập. Nhưng chúng không phải xuyên qua mục tiêu đệ nhất tính của xã hội và chính trị, mà thiết lập sự quan hệ khoái cảm, khoái cảm tính dục với hôn nhân cũng không phải thông qua giả thiết một thứ khoái cảm nội tại của tổ tông, mà liên kết hai người lại với nhau, mà là xuyên qua một thứ thiên nhiên, lý tính và bản chất mà liên kết họ lại với nhau. Hãy nói đến sự lưu ý vào những lập trường và học thuyết khác nhau, chúng ta cho rằng con người căn cứ theo hình thức luân lý mà đòi hỏi tính độc chiếm trong hôn nhân cũng không phải là hôn nhân “ngoại tại” nhắm vào tính hữu dụng, hay phủ định tính nội tại của khoái cảm, mà là do ý đồ đưa đến sự liên hệ hiệp điệu: sự giao phối tính dục của đôi lứa, mối liên hệ vợ chồng, vai trò xã hội của gia đình hoàn toàn nhất trí với quan hệ tự ngã.

  

Đến đây chúng ta đụng chạm với một thứ sai biệt quan trọng khác : đối với biện hộ sĩ Platon, vị lãnh tụ Isocrate và công dân Aristote, sự hưởng thụ khoái cảm trong phạm vi hôn nhân đòi hỏi vẫn là phương thức khống chế tự ngã, một thứ thông qua địa vị tự ngã hay là sự khống chế tất yếu đối với tự ngã khi hành xử uy quyền trong thành bang (cite). Căn cứ theo pháp tắc của các giáo sĩ Cơ-đốc giáo, nguyên tắc vợ chồng trung thực một cách hoàn hảo, đó là thứ nghĩa vụ vô điều kiện đối với những người mang nặng tâm tư sẽ được giải thoát. Trái lại, trong luân lý của chủ nghĩa Stoicisme, để thỏa mãn tự thân sự đòi hỏi đối với mối liên hệ tự ngã,để không làm thương tổn đến bản chất và bản tính của con người, để tỏ ra sự tôn sùng cái lý tính của tự ngã, tốt nhất là con người phải hưởng thụ khoái cảm tính dục trong hôn nhân, để cho khoái cảm tính dục phù hợp với mục đích hôn nhân, dĩ nhiên nguyên tắc nhắm vào việc bài trừ mối liên hệ tính dục ở bên ngoài hôn nhân đối với nam giới; và chỉ cho phép được quan hệ ngoại hôn khi nhắm vào mục đích đặc biệt. Đó là một trong những điều làm mốc để tư pháp thẩm định đối với mối quan hệ vợ chồng và tính dục thực tiễn cùng với hoạt động tính dục của nữ giới, hoạt động tính dục của nam giới ít ra trên nguyên tắc, rơi vào hiểm nguy là bị pháp luật trừng phạt. Trong hôn nhân có một đạo luật xác định điều gì được phép, điều gì bị cấm đoán, điều được ước muốn hay suy tư. Nhưng điều tư pháp thẩm định ấy, về sau nó bị biến đổi thấy quá rõ, liên kết với cơ cấu chuẩn tắc của giáo sĩ Cơ-đốc giáo. Tuy nhiên trong những văn bản khá chi tiết trình bày về sự sinh hoạt của vợ chồng, như văn bản của Plutarque, nó không phải là một thứ điều lệ phân chia ra sự cho phép hay cấm chỉ mối liên hệ khoái cảm; mà là  một phương thức sinh tồn, một thứ phong cách liên hệ, cái đạo đức hôn nhân và những khuyến cáo về sinh hoạt vợ chồng, nó vừa là những nguyên tắc có giá trị phổ quát và là những chuẩn tắc cho những ai muốn hiến dân cho sự hiện hữu của mình một hình thức đáng tôn sùng và hoàn mỹ. Chỉ có một số người mới thực hành thứ mỹ học sinh tồn mang tính phổ biến phi pháp luật. Mục đích phối ngẩu hóa hoạt động tính dục là nhắm hợp pháp hóa tính dục chỉ hạn định trong hôn nhân theo kết quả hiển nhiên; nó bị hạn chế, ít nhất là đối với nam nhân, vì đã từ lâu nó là yêu cầu của nữ nhân đã thành hôn. Hơn nữa đối với mục đích hưởng lạc tính dục và hưởng thụ khoái cảm mà đòi hỏi phân chia ra chỉ là tự hạ thấp hoạt động nội bộ. Nhưng chúng ta phải hiểu rằng, những sự hạn chế và hạ thấp là kèm theo với một quá trình khác: cưỡng hóa giá trị và ý nghĩa của mối liên hệ tính dục trong nội bộ hôn nhân. Thật vậy một mặt vì quan hệ tính dục trong việc phối ngẫu không phải đơn giản chỉ là kết quả biểu hiện cùa quyền lực; nó phải chiếm một địa vị nội bộ trong chùm quan hệ thuộc về tình cảm, sự mến mộ và sự hổ tương qua lại. Một mặt khác, nếu khoái cảm coi như là cứu cánh cần loại bỏ thì ít nhất trong một số những công thức tế nhị của luân lý được dùng như là yếu tố, vừa là công cụ vừa bảo đảm trong sự biểu hiện tình cảm giữa vợ chồng.

 

Và thật là chính xác nhân danh sự tăng cường ý nghĩa và giá trị của sự khoái cảm tính dục trong mối liên hệ vợ chồng, với lý do của vai trò người ta gán cho trong sự giao lưu giữa hai vợ chồng, người ta bắt đầu càng ngày càng hoài nghi về đặc quyền được biết đến xuyên qua tình yêu của gã con trai

 

Histoire de la sexualité của Michel Foucault

Khổng Đức dịch

Khổng Ðức
Số lần đọc: 3771
Ngày đăng: 06.01.2009
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Lịch sử tính dục : Phần 2 ( trong chương năm - tiếp theo ) Vấn đề độc chiếm - Khổng Ðức
Thơ & Thơ Huế : đôi điều về dòng thơ mặc thị - Trần Hạ Tháp
Hòa bình vĩnh cửu - Nguyễn Hữu An
Giáng Sinh 2008 : nhân vị là trọng tâm của hoà bình - Nguyễn Hữu An
Tự do trong sáng tạo và xu thế hội nhập - Hoàng Vũ Thuật
Lịch sử tính dục : Chương năm : Nữ giới - Khổng Ðức
Mầu Nhiệm Nhập Thể và lễ Giáng Sinh - Nguyễn Hữu An
Lược Sử Thi Pháp Học Việt Nam - Phạm Ngọc Hiền
Thơ – Bí mật sự sáng tạo và cái chết - Nguyễn Nhã Tiên
Đông Nam Á trong tiến trình văn minh nhân loại - Hà văn Thùy
Cùng một tác giả
Nhân đọc bài (tạp văn)
Bức thư rơi… (truyện ngắn)
Thi Tính Tự Do (tiểu luận)
Khí hạo nhiên (tiểu luận)
Thần tứ (tiểu luận)
Thế giới thơ… (tiểu luận)
Mỹ học tiếp thụ (nghệ thuật)
Con tim nhà thơ… (nghệ thuật)