Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.209
123.205.811
 
Một hội thảo dưới tầm cuộc sống
Hà văn Thùy

Đọc lướt qua gần 600 trang của bản Tóm tắt báo cáo Hội thảo Việt học lần 3, tôi nhận ra biết bao điều mới lạ và thú vị. Hy vọng rằng những nghiên cứu mang công sức và trí tuệ của hàng trăm học giả trong và ngoài nước sớm được công bố rộng rãi, trở thành tài sản trí tuệ quý giá giúp chúng ta xây dựng con người và đất nước.

 

Tuy nhiên, cũng như ý kiến nhiều bạn bè, tôi cho rằng một hội thảo như vậy chưa xứng với tầm cuộc sống.

 

Thực tế cho thấy, chúng ta chưa có nền Việt học đích thực. Những gì được trình bày trong Hội thảo chỉ là những ảnh chụp, những ký họa một phần thực trạng xã hội và đất nước Việt Nam, mà thiếu đi diện mạo của một dân tộc, một nền văn hóa. Qua Hội thảo, ta chưa thấy được hai điều mấu chốt: Người Việt Nam là ai? Văn hóa Việt Nam là gì? Do chưa giải quyết được hai vấn đề rất cơ bản này nên Hội thảo lâm vào tình trạng nửa với. Cả “Hội nhập”, cả “phát triển” đều không có cơ sở!

 

Nhờ thành tựu mới nhất của di truyền học, chúng ta biết rằng, khoảng 70.000 năm trước, người hiện đại Homo sapiens đã từ châu Phi men theo bờ biển Nam Á tới Việt Nam. Tại đây, hai đại chủng Australoid và Mongoloid hòa huyết sinh ra 4 chủng người Việt cổ: Indonesian, Melanesian, Vedoid và Negritoid. Nhờ điều kiện sống thuận lợi, người Việt  tăng nhanh số lượng, lan ra Dông Dương, các đảo Đông Nam Á, châu Úc và 40.000 năm trước, đi lên khai thác Trung Quốc. Khoảng 30.000 năm trước, người Việt cổ lên Siberia, vượt eo Bering sang chiếm lĩnh châu Mỹ.

 

Khoảng 15.000 năm trước, từ trung tâm Hòa Bình, người Việt sáng tạo đồ Đá mới, giống kê, giống lúa, giống gà, giống chó cung cấp cho toàn Đông Á. Vào thiên niên kỷ IV TCN

 

Người Bách Việt ở Đông Á với nhân số hơn 60% thế giới đã xây dựng nền nông nghiệp lúa nước tiến bộ nhất thời đó. Đông Nam Á trở thành cái nôi của văn minh nhân loại.

 

Cùng với văn hóa vật thể, người Việt sáng tạo nền văn hóa phi vật thể là Việt Nho với nội dung Nhân Chủ, Thái Hòa, Tâm Linh cùng Đạo Việt An Vi. Khoảng 2600 TCN, do cuốc xâm lăng của người Mông Cổ chiếm lưu vục Hoàng Hà, một bộ phận người Lạc Việt từ đây trở về đất tổ Việt Nam dựng nước Văn Lang.

Hai ngàn năm qua, trải những thăng trầm của lịch sử, tộc Lạc Việt xây dựng nên quốc gia Việt Nam làm đât hương hỏa, nơi dung thân cuối cùng của Bách Việt.

Hai ngàn năm qua, nói cho cùng, mọi biến động của thế giới là sự tranh chấp khốc liệt giữa văn minh du mục và văn hóa nông nghiệp. Văn minh du mục không chỉ là vó ngựa Mông Cổ mà còn là những cuộc thánh chiến, những cuộc xâm lược của các cường quốc phương Tây, là hai cuộc chiến tranh, là chủ nghĩa phát xít, là chủ nghĩa Staline toàn trị, là sự tàn phá môi sinh, là cuộc xâm lăng văn hóa đang diễn ra và sự xuất cảng suy thoái kinh tế của phương Tây ra toàn cầu…

 

Trước mối đe dọa hủy diệt cuộc sống Trái đất, nhiều thức giả phương Tây hướng về phương Đông mong tìm phương cách cứu rỗi nhân loại. Họ đã tìm về Ấn Độ huyền bí, tìm về giáo lý đạo Phật, tìm về Khổng giáo, về Lão Tử… Nhưng cho tới nay, điều cần nhất vẫn chưa tìm được. Nguyên nhân dơn giản là nhân loại chưa thực sự hiểu về văn hóa cội nguồn của chính mình.

 

Bốn chục năm trước, bằng thấm đẫm văn hóa Việt, bằng giải mã thiên tài những huyền thoại, truyền thuyết Việt, triết gia Kim Định khám phá ra Việt Nho với nội dung Nhân Chủ, Thái Hòa và Tâm Linh. Trong vũ trụ tam tài Thiên, Địa, Nhân thì con người là trung tâm, là chủ thể. Vì là chủ thể nên con người phái sống một cách thái hòa với nhau và với tự nhiên. Để đảm bảo được nhân chủ và thái hòa, con người phải sống trong tâm linh. Vũ trụ trong quan niệm Việt Nho là vũ trụ “tham thiên lưỡng địa”: Vũ trụ phát triển, Dương trội hơn Âm, nhưng cùng lắm cũng chỉ 3 phần, còn dành cho Âm là đất mẹ, với vai trò nuôi dưỡng 2 phần! Đấy chắc chắn là sự khôn ngoan lớn nhất mà phương Đông cống hiến cho thế giới. Nhưng 40 năm qua, do nhiều nguyên nhân, trong đó, nguyên nhân then chốt nhất là chưa tìm ra cội nguồn thực sự của con người cũng như văn hóa Việt, khiến người ta chưa chấp nhận.

 

Với một hội thảo lớn như thế này, thiết tưởng những vấn đề căn cốt trên phải được bàn luận và giải quyết. Khi chưa giải quyết vấn đề nền tảng đó, mặc nhiên Hội thảo này cũng như cả điều quen được gọi là Việt học lâm vào tình trạng tiên thiên bất túc: người ta bàn thảo đã đời về người, về đất nước, về văn hóa Việt trong khi người ta chẳng hề biết người Việt là ai, có lịch sử thế nào, văn hóa Việt là gì, được tạo dựng ra sao cùng vai trò của nó trong văn hóa nhân loại… Có thể thấy, những học giả tham gia Hội thảo là những nhạc công, trong đó không ít người tài năng.

 

Bản hợp xướng nhạt nhẽo buốn tẻ là do nhạc trưởng. Làm sao mà dẫn đường khi học thuật đi sau cuộc sống?

 

Sài Gòn 30.12.08

Hà văn Thùy
Số lần đọc: 3756
Ngày đăng: 09.01.2009
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Ôm hôn các chàng hậu vệ - Võ Đăng Bình
Tết trên vỉa hè Sàigon năm Nhâm Ngọ (1942) - Khổng Ðức
Khi danh dự lên tiếng - Khaly Chàm
Vỉa phố lan rừng - Trần Hạ Tháp
Tản mạn cuối năm - Trương Quang
Gia tài của mẹ - Phạm Ngọc Tú
Xa xăm trường cũ - Nguyễn Hải Triều
Biết đâu nguồn cội - Ban Mai
Bến trầu của mẹ - Ngô Văn Tuấn
Chăn Trâu khổ Lắm - Nguyễn Lê Hồng Hưng
Cùng một tác giả
Xứ ra ghe (truyện ngắn)
Nước Mắt Bỏng (truyện ngắn)