Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.181
123.220.617
 
Vài giòng thêm về thơ Bút Tre
Đông La

Bút Tre tên thật là Đặng Văn Đăng, sinh năm 1911 tại xã Đồng Lương, huyện Sông Thao, tỉnh Vĩnh Phú. Thời nhỏ ông được đi học theo chương trình giáo dục của Pháp, ra trường được bổ nhiệm dạy học tại Tuyên Quang. Thời chống Pháp ông tham gia kháng chiến, vào Đảng, đến năm 1962 làm Trưởng ty Văn hóa Phú Thọ, về hưu năm 1970, mất năm 1987.

 

Trong thời gian làm Trưởng ty, ông đã cho in tập “Thơ Bút Tre”. Thơ ông là loại thơ mang phong vị dân gian, nôm na, tự nhiên, có phần ngô nghê nhưng ý tứ và hình ảnh thì lại đầy bất ngờ, giàu tính hài hước, chính vậy đã mang lại nhiều thú vị cho người đọc, trở thành một hiện tượng văn chương độc đáo ở nước ta.

Về công việc Ty Văn hóa của mình, ông viết:

 

Bây giờ đang đứng Trưởng ty

Bút Tre thơ phú tôi thì có sau

Cuối cùng xin nhắc một câu

Văn hóa cơ sở là đầu chúng ta

 

Ở khổ thơ này, chính cách dùng từ câu nệ vào vần mà không chú ý đến sự chính xác của ngữ nghĩa “Văn hóa cơ sở là đầu chúng ta” đã làm nên phong cách thơ Bút Tre. Mấy câu sau đây cũng có nét như vậy:

 

Hoan hô các bạn Quảng Bình

Từ trong tuyến lửa thình lình ra đây;

 

Chân đi như nhẩy như bay

Mỗi ngày Phú Thọ đổi thay trăm lần;

 

Nam các bạn nông dân

Người đi ngàn dặm góp phần khai hoang…

 

Ông cũng dùng thơ của mình để động viên nhân dân lao động sản xuất, vận động hô hào quần chúng làm theo chủ trương chính sách của Đảng:

 

Ông Khiêm kể cũng đã tài

Trong chuồng sáu lợn có vài con to

Ông Lai theo Đảng dặn dò

Chuồng ông bảy lợn chăm cho béo tròn

 

Khi làm thơ lục bát, vì phải khuôn vào niêm luật, có chỗ Bút Tre sẵn sàng “hy sinh”sự liền mạch của ngôn ngữ. Như trong hai câu thơ có lẽ là nổi tiếng nhất khi ông ca ngợi Đại tướng Võ Nguyên Giáp:


Hoan hô Đại tướng Võ Nguyên

Giáp ta thắng trận Điện Biên trở về


Đặc biệt, từ nguồn thơ Bút Tre, dần dần đã khơi lên cả một dòng thơ Bút Tre dân gian vô cùng phong phú, thậm chí còn phóng khoáng hơn trong sự “cưỡng từ đổi nghĩa, sửa dấu ép vần” để tạo ra chất hài hước cũng mạnh mẽ hơn cả thơ Bút Tre gốc, khiến cho chính Bút Tre cũng phải thán phục.

 

Trong thơ Bút Tre dân gian, chất hài hước thường bắt nguồn từ chất tục, nhưng chữ thì tục mà ý thì thanh:

 

Chị em mặc váy đánh cầu

Lông bay phơ phất trên đầu các anh

Rồi:

Bắc Ninh có cậu Nguyễn Trùng

Dương vật khỏe quá cả vùng thất kinh

 

Hoặc được ý thì không vần mà được vần thì lại tục:


Đồng Xuân nô nức tiếng đồn

Có cô bán trứng vịt l. (lộn) rất to

 

hoặc

 

Khoai luộc tiếp tế chiến khu

Chị em bóc thử một c. (củ) ăn liền;

 
Phụ nữ thường rất hay lười

Riêng em, anh thấy là người cần c. (cù);

 

Mời em ăn một quả chuồi (chuối)

Để em nhớ mãi cái b.(buổi) hôm nay.

 

Ngoài thơ Bút Tre dân gian, cũng có rất nhiều thơ theo trường phái Bút Tre được làm bởi những tác giả cụ thể. Xin trích dẫn vài trường hợp:

 

Hỡi ai bị yếu sinh lỳ (lý)

Đừng lo đã có thuốc trì (trị) rất hay

Thầy này học tận bên Tây

Riêng về khoản ấy là tay cực giòi (giỏi)

MẠC VI (Hà Nội)

 

Chuyên gia trị bệnh yếu sinh

Lý đâu chữa bệnh linh tinh quá nhường

Can ai chớ vội thấy sương (sướng)

Mà nhầm chuyên giả (gia) liệt giương (giường) có ngày.

MINH PHƯƠNG (Tiền Giang)

 

Nhớ nhung về thị xã Phan

Thiết tha tơ tưởng cô nàng nước măm (mắm)

THU HÀ (Phan Thiết)

 

Thật không còn phải bình luận gì thêm nữa.

TP HCM ngày 15-12-2008

 

Các khổ thơ trong bài được trích từ cuốn “BÚT TRE thơ và giai thoại” của Ngô Quang Nam, nxb Văn hóa, 1994.

Đông La
Số lần đọc: 2926
Ngày đăng: 17.02.2009
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Hồ Xuân Hương : tâm thức phản kháng - Võ Công Liêm
Thân phận công dân thế giới hạng hai! :Suy nghĩ về chiến lược phát triển đất nước từ góc nhìn đối ngoại - Nguyễn Trung
Triết học khoa học-1 - Nguyễn Ước
Triết học khoa học-2 - Nguyễn Ước
Đức khiêm tốn - Huy Dung
Nhận chân nhân vật Quan Vũ trong Tam quốc diễn nghĩa - Khải Nguyên
Về một dòng thơ cần giải thích giá trị: Trường hợp Tuyết Nga-(Hay là THƠ TUYẾT NGA HAY, VÌ SAO?)-1 - Đỗ Quyên
Về một dòng thơ cần giải thích giá trị: Trường hợp Tuyết Nga-(Hay là THƠ TUYẾT NGA HAY, VÌ SAO?)-2 - Đỗ Quyên
Lập thân tối hạ thị văn chương? - Trương Thái Du
Nội dung của tri thức-1 - Nguyễn Ước
Cùng một tác giả
Đêm hoang (truyện ngắn)
Bài toán (truyện ngắn)
Lễ tưởng niệm (truyện ngắn)
Ân nhân (truyện ngắn)
Lang thang (truyện ngắn)
Ngôn ngữ thơ (tiểu luận)
Họa vô đơn chí (truyện ngắn)