Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.195
123.213.196
 
Vài ý kiến trao đổi về niêm luật của thơ tứ tuyệt đường luật
Nguyễn Đức Thạch

( Nhân đọc bài “Thơ tứ tuyệt: những đặc trưng thi pháp thể loại” của PGS.TS Nguyễn Công Lý)

 

 Kiến thức ngày nay số 668 (ra ngày 10/03/2009) có đăng bài “Thơ tứ tuyệt: những đặc trưng thi pháp thể loại” của PGS.TS Nguyễn Công Lý. Tác giả đã cung cấp cho bạn đọc những kiến thức cơ bản nhất của thể thơ tứ tuyệt, đặc biệt là tứ tuyệt Đường luật, loại “hàn lâm” nhất. Để tham gia dự thi và thưởng thức các tác phẩm trong cuộc thi Tứ tuyệt mở rộng của KTNN, việc tham khảo những kiến thức này thiết nghĩ cũng là điều cần thiết. Trong bài viết, tác giả cho biết (dẫn theo nguồn tư liệu từ nhiều nhà nghiên cứu tên tuổi) thể thơ tứ tuyệt Đường luật  “được cắt (ngắt) ra từ thơ bát cú Đường luật nên có 5 cách ngắt khác nhau”. Đó là:ngắt 4 câu trên, ngắt 4 câu giữa, ngắt 4 câu dưới, ngắt 2 câu đầu và hai câu cuối, ngắt câu 1 và 2 cùng câu 5 và 6. Phần bàn về kết cấuvần của thể thơ này hoàn toàn đáng tin cậy nhưng phần chỉ dẫn của tác giả dành cho bạn đọc về niêm luật thì chúng tôi vẫn thấy rất băn khoăn. Xin được trao đổi cùng tác giả và rất mong các bậc cao minh chỉ giáo thêm.

    Tác giả viết:

      “Về niêm, bài tứ tuyệt Đường luật yêu cầu câu 1 niêm với câu 4; câu 2 niêm vói câu 3, tức các chữ (tiếng) ở vị trí 2 và 4 (thơ ngũ ngôn) hay 2,4 và 6 (thơ thất ngôn) có thanh bằng hoặc trắc giống nhau, theo lệ “nhất tam ngũ bất luận, nhị tứ (lục) phân minh” mà thi pháp thơ Đường luật đòi hỏi.

    “Về luật, bài tứ tuyệt Đường luật cũng yêu cầu luật bằng trắc như bài bát cú Đường luật. Muốn biết bài thơ viết theo luật trắc hay bằng thì xem chữ (tiếng) thứ 2 của câu một thuộc thanh nào, nếu là thanh trắc thì luật trắc và nếu là thanh bằng thì luật bằng.”

     Để tiện bàn luận, chúng tôi xin giới thiệu các vị trí cần phải phân minh của thơ ngũ ngôn bát cú và thất ngôn bát cú Đường luật (theo “Việt Nam văn học sử yếu” – Dương Quảng Hàm) để bạn đọc tham khảo.

 

NGŨ NGÔN BÁT CÚ (vần bằng)

     

        Luật bằng                -------                  Luật trắc

 

VỊ TRÍ

2

4

VỊ TRÍ

2

4

Câu I

b

t

Câu I

t

b

-     II

t

b

-      II

b

t

-    III

t

b

-     III

b

t

-   IV

b

t

-    IV

t

b

-    V

b

t

-    V

t

b

-    VI

t

b

-    VI

b

t

-   VII

t

b

-  VII

b

t

-  VIII

b

t

- VIII

t

b

 

 

 

THẤT NGÔN BÁT CÚ (vần bằng)

          

           Luật bằng                         -------                      Luật trắc

 

VỊ TRÍ

2

4

6

VỊ TRÍ

2

4

6

Câu I

b

t

b

Câu I

 t

b

t

-     II

t

b

t

-      II

b

t

b

-    III

t

b

t

-     III

b

t

b

-   IV

b

t

b

-    IV

t

b

t

-    V

b

t

b

-    V

t

b

t

-    VI

t

b

t

-    VI

b

t

b

-   VII

t

b

t

-  VII

b

t

b

-  VIII

b

t

b

- VIII

t

b

t

 

Về hai điểm kể trên chúng tôi xin có ý kiến như sau:

     

   “được cắt (ngắt) ra từ thơ bát cú Đường luật ” nên sự phối thanh của thơ Tứ tuyệt (Đường luật) hoàn toàn do luật phối thanh của thơ bát cú quy định, nó là một dạng “mệnh đề kéo theo”. Do vậy, quan niệm “bài tứ tuyệt Đường luật yêu cầu câu 1 niêm với câu 4; câu 2 niêm vói câu 3” là chưa thỏa đáng vì không hợp logic và cũng không đúng với thực tế. Ta thấy rằng, theo 5 cách ngắt kể trên thì có 4 cách sẽ tạo ra bài tứ tuyệt có câu 1 cùng thanh với câu 4, câu 2 cùng thanh với câu 3 ở các vị trí cần phải phân minh (được “mặc định” khi ta lựa chọn cách ngắt) còn cách  “ngắt câu 1 và 2 cùng câu 5 và 6” thì bài tứ tuyệt sẽ có câu 1  giống câu 3 và câu 2 giống câu

 

4, không thỏa mãn  yêu cầu như tác giả viết

    

 Về luật, chúng ta cũng không thể xác định  bài tứ tuyệt là luật bằng hay luật trắc thông qua việc “xem chữ (tiếng) thứ 2 của câu một thuộc thanh nào” cũng vì những lý do trên. Xem hai bảng trên ta dễ dàng nhận thấy nếu bài tứ tuyệt ngắt 4 câu giữa của bài bát cú luật bằng thì  tiếng thứ hai của câu 1 sẽ mang thanh trắc và nếu ngắt từ bài bát cú luật trắc thì nó sẽ mang thanh bằng. Chưa kể, nếu chấp nhận cách hiểu này thì chúng ta sẽ phải đề ra 10 loại luật thơ tứ tuyệt (ứng với 5 cách ngắt ) rất phức tạp. Theo chúng tôi, chỉ cần xem xét luật thơ tứ tuyệt căn cứ vào luật thơ bát cú sau khi đã chọn cách ngắt là đơn giản và chính xác nhất. Tất cả những ai đã nắm vững luật thơ thất ngôn bát cú đều dễ dàng suy luận.(*) (Khi giới thiệu các bài thơ minh họa cho mỗi loại tứ tuyệt Đường luật, giáo sư Dương Quảng Hàm luôn lưu ý người đọc “so – sánh với biểu thất ngôn bát cú” tương ứng ).

  

Cuối cùng, xin gửi đến mọi người một thắc mắc phát sinh mà bản thân chưa thể tìm ra lời giải đáp. Trong số 5 bài thơ tác giả Nguyễn Công Lý dùng để minh họa cho 5  cách ngắt để tạo nên bài tứ tuyệt Đường luật thì 4 bài có sự phối thanh ở những vị trí phân minh hoàn toàn chính xác với “biểu thất ngôn bát cú” (đấy cũng là những bài thơ mà giáo sư Dương Quảng Hàm đã dùng trong “Việt Nam văn học sử yếu” ) . Riêng bài “Hạnh An bang phủ” mà tác giả Nguyễn Công Lý dùng làm ví dụ cho loại tứ tuyệt ngắt  4 câu dưới thì chúng tôi thấy hoàn toàn không phù hợp với luật phối thanh của bài ngũ ngôn tứ tuyệt nào.

    

Hạnh An Bang phủ - Trần Thánh Tông

Triêu du phù vân kiệu

Mộ túc minh nguyệt loan

Hốt nhiên đắc giai thú

Vạn tượng sinh hào đoan

  

Bài thơ này chẳng những không niêm  1- 4, 2-3  như 4 câu cuối của bài ngũ ngôn bát cú mà ngay cả tương quan B – T, T - B ở các vị trí 2 và 4 trong thơ  ngũ ngôn cũng bị bỏ qua.

       

Phải chăng cha ông chúng ta khi sáng tác theo thể thơ tứ tuyệt Đường luật đã có thể phá cách đến mức chấp nhận “bất luận” hoàn toàn? Vì không đủ khả năng tra cứu trên diện rộng, chúng tôi không thể đưa ra một kết luận nào. Rất mong các nhà nghiên cứu cho ý kiến.

 

 

   *Về cách ghi nhớ LUẬT PHỐI THANH CỦA THƠ THẤT NGÔN BÁT CÚ tôi đã có bài viết trên website www.thachgiatrang.com để tham khảo thêm.

Nguyễn Đức Thạch
Số lần đọc: 4084
Ngày đăng: 20.03.2009
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Những miền qua…(3) - Nguyễn Thị Hậu
Muốn và sợ - Trần Huiền Ân
Pleiku,phố núi trời gần* - Minh Nguyễn
Tạp văn của Mang Viên Long - Mang Viên Long
Thương và ghét- vui và buồn - Trần Huiền Ân
Niệm thần chú hiện đại - Ngô Phan Lưu
Cha me sinh con ..trời sinh tính - Vũ Trà My
Chỉ thêu nên gấm - Nguyễn Thanh Mừng
Còn nợ một thời - Nguyễn Ước
Với tác giả ĐÊM TRẮNG PHẬP PHÙ - Trương Điện Thắng