Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.157
123.224.882
 
Tất cả chúng ta cùng một nẻo về với những nhân vật của Nguyễn Khương Bình
Trần Phá Nhạc

Đọc một hơi tập truyện của Nguyễn Khương Bình từ đầu đến cuối không nghỉ, xong mới thấy điều đọng lại đậm nhất trong ấy chính là . . cái chết.

 

Thật vậy, cô bé Thu nửa điên nửa tỉnh, sống nhờ tình thương ngọt ngào của ba mẹ già. Khi ba mẹ qua đời để lại một khoản tiền dặn dò anh ruột của Thu dùng số tiền ấy tiếp tục nuôi nấng đùm bọc cho Thu. Nhưng cô bé không sống nổi trong tình cảnh mới, để rồi một đêm ra nghĩa trang lặng lẽ soải tay nằm chết giữa hai ngôi mộ của cha mẹ mình. Cô bé muốn đi tìm lại hơi ấm của song thân bên kia cõi lạnh, cô chết vì cuộc sống quá buồn như truyện “nó hiểu”.

 

Quá buồn nên không muốn sống nửa, song quá vui thì cũng . . .chết ! Chết thật, vì trái tim nhỏ bé của ngưòi đời lắm khi không chứa nổi một niềm vui quá đột ngột, quá lớn như chị Ba trong truyện “Niềm vui quá lớn” của Nguyễn Khương Bình. Chị vất vả bươn chải suốt 5-6 năm dài bán trái cây ngoài chợ để nuôi ngưòi chồng bị thương tật và đứa con trai còn thơ dại. Khi con chị lên 6 tuổi, só tiền kiếm được hằng ngày nhờ vào cái xe đẩy bán đôi, ba trái ổi trái xoài chỉ đủ mua gạo và thức ăn đạm bạc trong nhà, lắm ngày phải thiếu lên hụt xuống, lấy đâu tiền học cho con? Số tiền đối với chị quá lớn, ám ảnh chị suốt đêm ngày, làm chị thẫn thờ chua xót. Mang nổi buồn đó về lại căn nhà chật hẹp trong tâm trạng thất vọng não nề, nhưng đùng một cái, như ánh lửa xé tan mây đen, chị đứng sững trước cửa, nhiều ngưòi hàng xóm vây quanh nhà chị, họ chúc mừng vì chồng chị vừa trúng số độc đắc. Vậy là nỗi lo chồng chất trút sạch trong nháy mắt, trái tim chị mở toang đón nhận nguồn vui. Chị ngất xỉu trên những đồng tiền giấy mới toanh, số tiền dẫu chị có đầu tắt mặt tối cả đời cũng chưa chắc có đựơc. Quá vui mừng chị ngất xỉu và không bao giờ tỉnh lại nửa. Trái tim chị ngừng đập vĩnh viễn trong truyện của Khương Bình.

 

Một truyện khác với tựa “Đánh Đổi” cũng kết thúc bằng cái chết. Nhân vật lần này, một phụ nữ tuổi hơn 40, làm công nhân đường sắt. Đang đứng canh tàu đến ở một cổng Barie.Trên đoạn đưòng khá đông người qua lại, chị đã hạ 2 thanh  sắt cản đường xuống, mặc dầu vậy một cô gái đi xe gắn máy đã bất thần lách qua khoảng trống nhỏ chổ đầu thanh sắt để băng nhanh qua đường ray, không ngờ đoàn tàu  thoắt đến gần, cô gái hoảng hốt chưa biết làm gì, cái chết lơ lững trên đầu. Chị công nhân chạy vụt lại chỗ đèn hiệu rán hết sức giật mạnh tấm bản “STOP- Lệnh dừng khẩn cấp” Và con tàu kịp xả hơi thắng, kéo lê một đoạn rồi dừng lại cách cô gái mạo hiểm kia trong gang tấc.Cô gái thoát chết nhưng đổi lại, chị công nhân trong lúc đu người gấp gáp đã va đầu vào thành tàu, ngã xuống đầu bê bết máu trong tiếng la thất thanh của mọi ngưòi. Chị chết đổi lấy sự sống cho ngưòi khác

 

Cái chết bất ngờ còn đến với một nhân vật trong truyện khoảnh khắc. Đó là Đức. Người lính tình ngjuyện Việt Nam làm nhiệm vụ bên kia biên giới tây nam. Chỉ còn vài ngày nửa là Đức hết hạn nghĩa vụ quân sư trở về với gia đình , người yêu sau 4 năm ở chiến trường, chổ làn ranh hạnh phúc ấy Đức đột ngột hy sinh do một viên đạn của kẻ thù bắn tỉa.

 

Yêu ngưòi và đuợc ngưòi yêu sau một chặng đời gian truân là Hạnh. Ở quê lên thành phố từ năm 13-14 tuổi, ở đợ làm thuê gánh mướn, mở quán cà phê cóc, bỏ hàng mỹ phẩm, bán quần áo si đa, dành dụm đủ tiền thầu một vựa cát trở thành bà chủ nhỏ trong một sớm một chiều. Rồi như bao cô gái khác Hạnh lấy chồng năm 28 tuổi, tuy có hơi trể nhưng hạnh phúc mặn mà, tuy vậy hạnh phúc ngắn ngủi quá, vừa sinh con gái đầu lòng chưa đầy năm thì chồng chết, Hạnh ở vậy gần 10 năm để nuôi con và tiếp tục công việc làm ăn . Giàu lên, Hạnh sắm biệt thự, sống đời sống sung túc, song vẫn giử tính cách của ngưòi dân dã tận tuỵ với nghề nghiệp với công việc y như thuở trước. Rồi Hạnh gặp Thành, một ngưòi đàn ông bị dư luận xem thường, thậm chí khinh bỉ vì cho rằng Thành là kẻ “đào mỏ” chuyên nghiệp, thường lừa gạt những phụ nử goá chồng giàu có lấy tiền, lừa tình. Mà Thành cũng từng sống như thế thật. Có điều khi đến với Hạnh thì tâm hồn Thành đã thay đổi hẳn, anh không lừa đảo mà yêu Hạnh thật lòng. Còn Hạnh sau khi biết quá khứ của Thành (Mà lúc ban đầu không hề hay biết) đã đâm ra nghi ngờ Thành. Biết điều dó Thành bỏ đi. Khi hiểu ra được tình yêu chân thật của Thành với mình thì cái chết đã bất ngờ cướp đi Thành của Hạnh trong một tai nạn khôn lường.

 

Đó, quá nhiều cái chết trong truyện của Nguyễn Khương Bình, chết vì buồn, vì vui, vì cứu ngưòi. . . Ngoài đời cũng không ai thoát chết, chết vì nhiều lý do, kể cả . . chết già.

 

Mà đọc truyện của Nguyễn Khương Bình bỗng nhớ mấy câu kinh uyên áo tuyệt vời trong Bát Nhã Ba La Mật Đa tâm kinh, rằng: “Thị thư pháp không tướng, bất sinh, bất diệt, bất cấu, bất tịnh, bất tăng, bất giảm”. Tạm dịch nghĩa là: Tất cả những gì quanh ta thật ra là “không tướng” . Không có sinh, không có diệt, không có sống, không có chết, không có bẩn, không có sạch, không có tăng trưởng và không có giảm trừ. Vậy thì bạn đọc có thể hỏi: Cái gì đang sống đây? Đang ở đâu? Xin thưa: Theo tinh thần tâm kinh thì cái đang sống đang thở đó chỉ là cái tạm thời “có”, và thực ra mắt tai mũi lưõi tất cả đều “ngũ uẩn giai không”. Kể cả tác giả Khương Bình, ngưòi viết nhiều về những cái chết, và kể cả Giao Hưởng, người đang viết đây, hai chúng tôi và tất cả chúng  ta sẽ có một ngày “về nguồn” như các nhân vật đã mất kể trên. Về nguồn nào? Đó là cái nguồn không hình không bóng mà chúng ta đã lưu trú trước khi được cha mẹ sinh ra./.

Trần Phá Nhạc
Số lần đọc: 2134
Ngày đăng: 28.03.2009
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Cái hài hước, giễu nhại trong Biển và chim bói cá của Bùi Ngọc Tấn - Khánh Phương
Những cái chết và màu sắc của nó trong câu chuyện của Khương Bình - Liêu Thái
Cuộc chữ* chưa bày trăm năm đã cạn - Lê Vũ
Về một lối viết hiện thực huyền ảo Việt tính: Trường hợp Đỗ Ngọc Thạch - Đỗ Quyên
Nhà văn của những mảnh đời bất hạnh ! - Yến Nhi
Đâu là hồn cốt Ma Chiến Hữu ?... - Vũ Ngọc Tiến
Vẻ đẹp của tiếng Việt trong thơ Chân Phương - Nguyễn Hồng Nhung
Bình thơ cuối đông - Nguyễn Hồng Nhung
Thơ ơi còn cô đơn không! - Lê Huỳnh Lâm
Sự chẩn mạch trái tim của Huy Dung - một nhà thơ-thầy thuốc - Hoài Anh