Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
319
123.262.888

vanchuongviet.org

Tư liệu văn hóa nghệ thuật

TIN TỨC
Mahfouz, người giành Nobel, qua đời
Tiểu thuyết gia người Ai Cập, Naguib Mahfouz, đã mất tại Cairô ở tuổi 94. Ông viết hơn 30 tiểu thuyết, và năm 1988 trở thành người Ảrập đầu tiên giành giải Nobel về văn học. Ông đã phải nằm bệnh viện vì chấn thương do bị ngã hồi tháng Bảy. Người ta vẫn cho rằng Naguib Mahfouz là tiểu thuyết gia Ảrập lớn nhất của thế kỷ 20.

Giành giải Nobel

Ông có thể được coi là một báu vật quốc gia của Ai-cập, nơi tên các nhân vật trong tiểu thuyết của ông trở thành tên người trong nhiều gia đình.

Ông cũng rất nổi tiếng trong thế giới Ả-rập, một phần vì nhiều tác phẩm của ông đã được chuyển thể thành phim và kịch truyền hình.

 

Trên trường quốc tế, Mahfouz được biết đến vì ông giành được giải Nobel, sau khi nhiều tác phẩm của ông được dịch sang tiếng Anh và các ngữ khác.

 

Phong cách

Ông là người Ảrập duy nhất giành được giải này, và mặc dù đã có được nhiều danh tiếng nhưng ông vẫn không bao giờ rời khỏi căn hộ khiêm tốn của mình ở Cairô, bên cạnh dòng sông Nile, hay vẫn thường lui tới các quán cà phê để tranh luận về văn học.

Hầu hết các tiểu thuyết của Mahfouz đều tập trung nói về cuộc sống của những người dân Ai-cập bình thường ở Cairô.

 

Phong cách hiện thực của ông đã đạt tới đỉnh cao với tác phẩm xuất bản vào cuối những năm 1950 nói về một gia tộc lớn.

Sau đó, Mahfouz chuyển sang thử nghiệm một phong cách văn mang tính huyền bí hơn, đôi khi gây nên sự tức giận của những người bảo thủ tôn giáo.

 

Tiểu thuyết của ông với tên tiếng Anh 'Những đứa trẻ nhà Gebelawi' đã bị cấm ở Ai Cập, và ông bị buộc tội báng bổ.

 

Năm 1994, Mahfouz đã bị những kẻ cực đoan theo đạo Hồi tấn công bên ngoài ngôi nhà của ông do tức giận vì những điều ông viết về các chủ đề tôn giáo trong cuốn tiểu thuyết đó.

Ngoài những thành tích văn học, Quỹ Nobel đã miêu tả Mahfouz như một người viết không biết đến mỏi mệt, và đó chính là lý do vì sao nhiều người Ai Cập sẽ còn nhớ đến ông.

- Theo BBC