Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.865 tác phẩm
2.760 tác giả
458
123.271.487

vanchuongviet.org

Tư liệu văn hóa nghệ thuật

TIN TỨC
MySpace cạnh tranh với Mixi tại Nhật
Ghé thăm mạng xã hội (social-networking site) hàng đầu của Nhật Bản là “Mixi” với 8 triệu người sử dụng, bạn sẽ thấy những cột và ô đựng ảnh cỡ con tem được bố trí rất nghiêm túc, chứ không lòe loẹt hào nhoáng kiểu tạp chí dành cho tuổi teen giống như MySpace.com của Mỹ.

Diện mạo khác nhau của hai chốn lui tới thăm viếng thường xuyên phản ánh xung đột văn hóa khá lớn và cho thấy thách thức mà MySpace phản đối mặt khi xâm nhập vào thị trường Nhật Bản.

 

Sự khác biệt văn hóa

 

Mixi biết rõ văn hóa Nhật rất khác so với văn hóa hùng hổ hướng vào cái tôi ở Mỹ. “MySpace là về tôi, tôi, tôi, tôi và nhìn vào tôi, nhìn vào tôi, nhìn vào tôi. Còn Mixi thì không hoàn toàn về tôi mà là về chúng ta” – Tony Elison, Phó Chủ tịch Viacom International Japan, cung cấp dịch vụ mạng xã hội bằng tiếng Nhật tại Nhật Bản, nhận xét.

 

Chủ tịch Mixi Icn., chàng trai 31 tuổi Kenji Kasahara cũng cho rằng hai mạng phản ánh sự khác biệt về văn hóa. Trong khi sự tự khẳng định được thể hiện trực diện trên MySpace với những trích ngang mang đậm quan điểm cá nhân, thì người Nhật lại tỏ ra dè dặt hơn và thiên về hướng tìm hiểu nhau dần dần. Những tin nhắn trên Mixi tích cực một cách đáng ngạc nhiên. Ví dụ: “Bạn trông rất tuyệt. Rất vui được nhìn thấy bạn. Tôi cũng có cảm giác tương tự”. Kasahara gọi đó là “tinh thần thân ái đề cao sự hòa hợp”. “Tôi thấy người ta nói suy nghĩ của mình trong MySpace. Người Nhật thích giao tiếp một cách hòa bình. Tôi thường được nghe nói là  không khí trong Mixi rất thân mật” – Kasahara nói.

 

Điều này không có nghĩa là MySpace không có ý định cạnh tranh. Bắt đầu xâm nhập vào Nhật Bản hồi tháng 11 năm ngoái, MySpace có cơ hội thành công là 50-50, vì có đối tác là Cty Internet Nhật Bản Softbank Corp. Cty này có cả cổ phần tại  Yahoo Japan và thôn tính dịch vụ di động Vodafone hồi năm ngoái. “Chìa khóa là phải tạo ra chiến lược di động có thể sống sót được cho MySpace tại Nhật” – Ko Orita, cố vấn quảng cáo ở Seattle, người tư vấn cho quan hệ đối tác Mỹ - Nhật trong công nghệ truyền thông trực tuyến, cho hay: “Sự cởi mở của MySpace được áp dụng rất tốt nếu bạn là nhạc sĩ hay nhà làm phim muốn quảng bá nội dung của bạn”.

 

MySpace cho phép bất cứ ai có địa chỉ email hợp lệ được đăng ký tài khoản miễn phí. Trong khi đó Mixi lại đòi hỏi phải có được sự giới thiệu từ một thành viên của Mixi. Đó cũng là cách có được tấm vé ra vào của một câu lạc bộ theo kiểu cũ tại xã hội được xem là có truyền thống khá lâu đời về trông chừng người từ bên ngoài. Nét đặc trưng  đem lại cảm giác an toàn và “cùng hội cùng thuyền” đó là yếu tố quan trọng khiến Mixi thành công trong cộng đồng người Nhật rụt rè và thích tuân thủ. Mixi đã đánh bại những đối thủ mạng xã hội nội địa và quốc tế khác, ngoại trừ Yahoo và Google.

 

Hiểu  tinh thần của Mixi rất đơn giản, nếu theo dõi Jun Yamagishi, chàng trai 27 tuổi làm nghề bán hàng trong bữa ăn trưa. Anh liên lạc với các bạn theo cách đỡ làm phiền họ nếu thông qua email hoặc điện thoại. Ngày nào Yamagishi cũng kiểm tra Mixi xem ai nói gì:  “Thật dễ dàng để liên lạc được với tất cả bạn bè của tôi. Tôi thấy Mixi rất tiện ích đối với cuộc sống”. Gặp bạn bè của bạn cũng chỉ là một cú nhập chuột trên Mixi. Gửi cho người đó một tin nhắn và anh hoặc chị ta hoặc chấp nhận hoặc từ chối. Chấp nhận nghĩa là Yamagishi có thêm một người bạn. Tin nhắn trả lời được chuyển thẳng tới điện thoại di động của Yamagishi thông qua dịch vụ di động được đưa vào hoạt động từ tháng 12 năm ngoái. Yamagishi còn tham gia vào khoảng 100 “cộng đồng” khác bao gồm những thành viên của Mixi có chung sở thích từ trồng hoa lan cho đến trượt tuyết.

 

Cạnh tranh gay gắt

 

Mixi được phát triển để trở thành công cụ giao tiếp đầu tiên và quan trọng đối với những người đã là bạn, chứ không phải tạo cơ hội để gặp gỡ người mới hay bộc lộ bản thân – hai mục đích phổ biến của MySpace. Được đưa vào hoạt động từ năm 2004, Mixi đã đến đích sớm và sử dụng lợi thế này để tăng trưởng thành dịch vụ thành công được 1/3 số người Nhật trong độ tuổi 20 sử dụng.

 

Kasahara nhún vai thờ ơ khi bình luận về sự xâm nhập của MySpace vào thị trường Nhật. “Họ sẽ không dễ dàng trong mở rộng được thị trường tại Nhật Bản. Đây là thị trường “được ăn cả”, nên những con ngựa không được xếp hạng phải chịu nhiều chật vật. Không ai muốn tham gia vào một mạng xã hội mà bạn bè của họ không có ở đó”. Kasahara cho hay Mixi thậm chí sẽ còn thách thức MySpace cả ở thị trường nước ngoài, mặc dù hiện giờ Mixi vẫn chưa có kế hoạch cụ thể. Mixi đang lên kế hoạch bán hàng dự tính trị giá 4,8 tỉ yen (40 triệu USD), chủ yếu là quảng cáo, tăng gấp đôi so với năm tài chính trước. Năm ngoái, Mixi thu được 6 tỉ yen (50 triệu USD), tạo bệ phóng để Kasahara trở thành ngôi sao trong địa hạt dot-com.

 

Bà Fumi Yamazaki của Technorati Japan – một cty tìm kiếm trên mạng, lại tỏ ra lạc quan về cơ hội của MySpace tại Nhật Bản vì người sử dụng thường không muốn thay đổi các dịch vụ mạng xã hội: “Mixi và MySpace có khả năng đáp ứng những nhu cầu khác nhau. Tuy nhiên vẫn có những rào cản mà MySpace cần phải vượt qua”. Naoko Ando, Phó Chủ tịch MySpace Japan cũng thừa nhận MySpace không có ý định đá Mixi ra khỏi cuộc chơi, nhưng bà tin rằng người Nhật sẽ sử dụng cả hai dịch vụ. Bà Ando hy vọng người Nhật có thể sẽ khám phá các nghệ  sĩ Mỹ và còn dự định sẽ sử dụng quan hệ đối tác với Softbank để ký kết giao kèo với các nghệ sĩ Nhật.

 

Bên cạnh đó MySpace còn thúc đẩy lợi thế chia sẻ video của mình. Mặc dù là mạng xã hội hàng đầu về cung cấp dịch vụ để người sử dụng có thể đăng tải những video clip, tuy nhiên MySpace vẫn chưa tung ra dịch vụ này ở Nhật Bản và đang cố gắng giành thắng lợi trước các nhóm bảo vệ bản quyền ở đây. Trong khi đó, hồi đầu tháng này Mixi đã bắt đầu cung cấp dịch vụ chia sẻ video.

 

Giao diện và tinh thần của MySpace bằng tiếng Nhật không khác biệt gì cho với phiên bản Mỹ. MySpace cho hay họ hiện có khoảng 100 triệu người sử dụng trên toàn thế giới, trong số đó có vài chục nghìn ở Nhật Bản sử dụng MySpace tiếng Anh. Softbank từ chối cung cấp số liệu về người sử dụng đăng ký với phiên bản tiếng Nhật. Michiko Yoshida, người đang nghiên cứu mạng xã hội của Viện Nghiên cứu Fujitsu ở Tokyo, nghĩ rằng trọng tâm hướng về cái tôi của  MySpace có thể thích hợp phát triển ở Nhật Bản và số người sử dụng sẽ  tăng từ từ và có thể sẽ vượt Mixi.

 

Jun Yamagishi sử dụng Mixi để liên lạc với bạn bè trong bữa ăn trưa.

 

A.S - LDDT Theo AP
Tin tức khác