Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.865 tác phẩm
2.760 tác giả
479
123.271.948

vanchuongviet.org

Tư liệu văn hóa nghệ thuật

TIN TỨC
Lễ hội mùa xuân: Hãy trả lại sắc màu địa phương
Theo thống kê của ngành VHTT: Có trên 3.000 lễ hội lớn - nhỏ trong năm từ hội vùng, hội miền đến hội có quy mô cả nước... Số người đi hội ngày càng tăng, tuy nhiên, bản sắc độc đáo của mỗi lễ hội đang phai nhạt dần...

Nhạt nhoà bản sắc

 

Gần đây, một loạt lễ hội gắn thêm yếu tố "du lịch về nguồn" nằm trong một chương trình lớn như các lễ hội Phú Thọ, Lào Cai, Yên Bái... Ý tưởng kết hợp các tour du lịch, gắn yếu tố kinh tế vào văn hoá để thu hút khách là tốt, nhưng việc "lạm phát" các hoạt động lễ hội giống nhau làm du khách thấy nhàm chán.

 

Các lễ hội dân gian năm này qua năm khác vẫn y nguyên một "kịch bản", vẫn từng ấy hình thức diễn xướng theo kiểu "sân khấu hoá" và ngày càng nhồi đủ thứ hoạt động. Trong khi đó, nét riêng tạo nên sự độc đáo của mỗi lễ hội cứ phai nhạt dần đi. Hát quan họ - vốn là "đặc sản" hội Lim (Bắc Ninh), thì ở Thái Nguyên cũng đưa hát quan họ vào hội.

 

Các trò chơi chọi gà, đánh cờ người... gần như không lễ hội nào không có. Một dạo, tiết mục "Trống hội Thăng Long" luôn hiện diện trong nhiều lễ hội hiện đại như một "món" khai vị bắt buộc, nay đã không còn vì cái gì dù hay đến mấy, khoe mãi cũng nhàm...

 

Chất riêng của các lễ hội đã nhạt, nhưng không hiểu sao BTC nhiều địa phương cứ kéo dài lễ hội, thành ra các tiết mục cứ lặp lại và lắm khi có những sự kết hợp gượng ép như bên cạnh đấu cờ người là thi đấu bóng chuyền, thi ném vòng, xiếc môtô bay... Không gian "thiêng" của các lễ hội xưa với tính chất cộng cảm cộng sinh cũng không còn rõ nét nữa, thậm chí nhiều nơi chỉ thấy xô bồ, nhộn nhạo.

 

Tất nhiên, vẫn có những lễ hội (dù ít) còn đậm "hương đồng gió nội", còn nguyên chất thô phác nguyên sơ quý báu, nhưng chủ yếu là một số hội làng mà thôi.

 

Cần quy hoạch tổng thể

 

Như các cụ nói: "Tháng giêng là tháng ăn chơi". Đã nghỉ một cái tết kéo dài, việc mải mê hành hương, đi hội cả tháng trời - nên hay không, nhất là thời hội nhập này?

 

Nhiều người đã nêu ý kiến cần có một quy hoạch tổng thể về lễ hội trong phạm vi cả nước. Lễ hội nào không nhất thiết tồn tại cũng nên bỏ để tránh lãng phí. Còn lại, nên thu ngắn thời gian các lễ hội, trừ một số lễ hội lớn như lễ Giỗ tổ Hùng Vương (Phú Thọ).

 

Việc rà soát lại các kịch bản (chương trình) lễ hội nên trả lại những điểm nhấn độc đáo nhận diện địa phương cho từng lễ hội. Không gian văn hoá trong hội cũng cần tính toán sao để không có sự "chọi" nhau giữa các trò chơi dân gian, hiện đại, nơi linh thiêng thờ tự và hàng quán dịch vụ. Muốn thế, cần lắm những tay nghề đạo diễn lễ hội.

 

Một cảnh tế lễ trong lễ hội Ngọc Hồi - Đống Đa (Hà Nội)

 

Việt Văn - LDO
Tin tức khác