Tháng 8 năm 1964, quân đội Mỹ sau một thời gian có mặt tại miền Nam Việt Nam bắt đầu tiến tới ném bom miền Bắc. Washington khi ấy tin tưởng rằng cuộc chiến sẽ không kéo dài quá 40 ngày.
Trái với dự đoán, cuộc chiến kéo dài những hơn 10 năm và kết thúc vào tháng 4 năm 1975 với những đoàn quân bộ đội cụ Hồ tiến vào cửa ngõ Sài Gòn, và một hậu quả bi thảm của hàng triệu cái chết mà phần lớn là của dân thường.
Tại Mỹ cũng như khắp nơi trên thế giới ngay từ khi những tin tức đầu tiên của cuộc ném bom lan ra, một phong trào chống chiến tranh đã được phát động ở rất nhiều trường đại học. Vài tháng sau hàng nghìn thanh niên Mỹ đã từ chối tham gia chiến tranh tại Việt Nam, họ thà chọn đi đày ở Canada hay Thuỵ Điển, lập gia đình hoặc không tốt nghiệp để tránh gọi bị nhập ngũ. Ngày 15 tháng 10 năm 1965, tổ chức sinh viên “Uỷ ban điều phối quốc gia nhằm kết thúc chiến tranh tại Việt Nam” tiến hành cuộc biểu tình công khai đầu tiên tại Mỹ, đốt cháy những biểu ngữ phản đối. Tháng 11 cùng năm 2 chiến sĩ vì hoà bình đã tự thiêu trước Bộ Quốc phòng Mỹ và trước toà nhà của Liên hợp quốc.
Trước những cuộc biểu tình ngày càng tăng và những tin tức ngày càng bi thảm, phong trào chống chiến tranh đã vượt khỏi tầng lớp sinh viên và trở thành một phong trào chung của số đông.
Chống chiến tranh không chỉ giới hạn ở Mỹ, từ hàng nghìn nạn nhân cựu chiến binh mà lan rộng khắp các lục địa, đến Pháp, Trung Quốc, Hi Lạp, Nhật Bản, Ý, những nơi đã diễn ra một vài trong số những cuộc biểu tình lớn nhất.
Tại Rôm, Mi-lan, Naple, Venice, Genova, Floren hàng nghìn người dân đã xuống đường biểu tình. Và hàng trăm các cuộc biểu tình tương tự đã được ghi nhận ngay cả ở những thành phố nhỏ hơn của Ý.
Một mạng lưới các ý tưởng hành động, sự nhạy cảm và phản ứng của người dân đã được lập nên xuyên suốt đất nước, tới cả những buổi tranh luận tại quốc hội.
Triển lãm do Hội Ý-Việt vùng Veneto tổ chức tại Bảo tàng Cách mạng Việt Nam trưng bày sẽ kể lại các ý tưởng của tình đoàn kết những năm tháng ấy. Những hình ảnh của thời kỳ đó, những bài báo, những bằng chứng về sự kiện lần đầu tiên trong lịch sử hậu chiến diễn ra trên diện rộng đến thế trên toàn quốc, hàng nghìn con người quyết định xuống đường và hét vang tiếng “Không” với chiến tranh. Những hiện vật đưa chúng ta đi qua những con đường, những quảng trường Venice 30 năm trước, tới những giảng đường, tới những văn phòng hiệp hội, những uỷ ban nhân dân.
Những hình ảnh sẽ kể cho chúng ta “lịch sử của tình đoàn kết”. “Đặc biệt là với các hình ảnh – trích đăng phần giới thiệu triển lãm – triển lãm muốn kể cho chúng ta một lịch sử nhỏ bé mà vĩ đại của tình đoàn kết chính trị và sự tham gia nhân đạo đã được có từ những năm 60 đến qua năm 1975 giữa thành phố Venice và Việt Nam. Một trong rất nhiều những giọt nước của biển cả tình hữu nghị tương thân tương ái mà toàn thế giới chia sẻ với một dân tộc đấu tranh cho tự do”.
Mối liên kết giữa Việt Nam và Hội Ý - Việt vẫn còn đến tận bây giờ. Ra đời trong thời kỳ chiến tranh dành độc lập của dân tộc Việt Nam, tới nay tổ chức này đã lan rộng và trở thành nhiều Hội địa phương, hợp tác chặt chẽ với Việt Nam thông qua các hoạt động hỗ trợ tái thiết và phát triển, đặc biệt là trong lĩnh vực y tế và giáo dục, xúc tiến các trao đổi văn hoá giữa hai nước, tổ chức các hội nghị, các cuộc biểu diễn, dịch sách.
Để tiếp tục một lịch sử không chỉ tình đoàn kết mà cả hiểu biết tôn trọng lẫn nhau đã có từ hơn 30 năm nay.