Quy chế này không được áp dụng cho phim, kịch và các loại hình nghệ thuật truyền thống. Hành động này nhằm hướng tới một loại hình nghệ thuật mới có tên là “e’gao”, hiện đang rất phổ biến trên mạng, do một nhóm người lấy tên là ”The Back-Dorm Boys” (nhại từ The Backstreet Boys vì họ là hai cậu sinh viên sống trong ký túc xá (dorm) và hát nhép nhạc của The Backstreet Boys) đến từ học viện nghệ thuật Guangzhou phía Nam tỉnh Guang dong Trung Quốc truyền bá. Bằng cách sử dụng nhạc pop phương Tây làm nhạc nền cho những đoạn băng quay của mình, cặp đôi này khiến giới trẻ Trung Quốc say mê không kém gì những trang web nổi tiếng khác như Youtube.
Bộ đôi này không phải là người đầu tiên sáng tạo ra loại hình nghệ thuật “e’gao” mà nó có nguồn gốc từ Nhật Bản. Kí tự “e” nghĩa là “xấu xa, có hại”, và “gao” có nghĩa là “giễu cợt”. Sự kết hợp của cụm từ này mang nghĩa: một phương thức truyền thông mới thể hiện sự giễu cợt đối các tác phẩm gốc gốc với mục đích xấu.
Từ “e’gao” do còn quá mới nên chưa được liệt kê vào từ điển tiếng Trung. Nguồn gốc của từ này là từ “kuso” trong tiếng Nhật, tức là phân tích các tác phẩm văn học và nghệ thuật với mục đích giải trí. Từ “kuso” còn có rất nhiều nghĩa khác nhau dựa trên văn cảnh. “Nực cười”, “vớ vẩn”, “ngu ngốc”, “láu cá” chỉ là một trong số nhiều nghĩa của nó.
Đối với cộng đồng mạng và dân chơi điện tử, “kuso” gắn với một quan niệm mới về cuộc sống “đùa cợt và chơi khăm mọi thứ”. Kể khi du nhập vào Trung Quốc đầu năm 2002, nó đã trở thành một loại hình giả trí phổ biến và được đặt tên là “e’gao”. “E’gao” có mặt ở khắp mọi nơi, từ các chương trình Tivi, tin nhắn điện thoại di động đến phòng chat, đâu đâu ta cũng có thể nghe, đọc, xem "e’gao".
Những ví dụ về “E’gao”
Một ví dụ gần đây nhất về “e’gao” là việc cư dân mạng gắn thêm váy vào hình người bên trong vòng tròn biểu tượng thế vận hội mùa hè năm 2008. Ban tổ chức thế vận hội Olympics đã lên tiếng chỉ trích hành động trên vi phạm bản quyền tác giả và ảnh hưởng xấu tới tinh thần chung của thế vận hội.
Một ví dụ điển hình khác về “e’gao” là việc sử dụng khuôn mặt mập của Xiaopang- một người làm việc tại trạm xăng đặt cùng với Leonardo Dicaprio trên poster của phim Titanic và Russell Crowe trong phim “ Trái tim dũng cảm”. Hình ảnh này của Xiaopang chọc cười khắp lượt khán giả trong và ngoài nước và biến cậu từ một người vô danh trở nên nổi tiếng.
Nhưng e’gao không chỉ sử dụng hình ảnh từ các bộ phim hay vở kịch mà còn nhắm đến tiểu thuyết và các bài hát.
Một ví dụ khác về “e’gao” là lời nhận xét của bình luận viên bóng đã nổi tiếng Trung Quốc Huang Jianxiang trong trận Ý và Australia. Cơn giận bùng phát của ông trước bàn thắng của đội tuyển Ý không những gây ra phản ứng quá khích từ khán giả mà còn khiến cho lượng nhưng đoạn audio và video “e’gao” tăng lên đáng kể. Những lời bình luận của ông còn được cài làm nhạc chuông điện thoại và được download xuống bởi hàng triệu người.
Đối với “những chàng trai Back –Dorm, họ đã thành công trong việc thu hút hàng triệu người, họ mới kí bản hợp đồng 5 năm với hãng Taihe Rye, một công ty quản lý xuất sắc ở Bắc Kinh đã thành công trong việc lăng xê cho rất nhiều ngôi sao nổi tiếng.
“Chúng tôi muốn tham gia đóng phim, quảng cáo, hoạt động trong lĩnh vực âm nhạc, nghệ thuật trừu tượng và nhiều thứ khác nữa”. Huang Yixin, một trong bộ đôi đó phát biểu.
Lý do để e’gao trở nên phổ biến
Các fan của e’gao đều có những lý do riêng để lý giải tại sao loại hình giải trí này lại trở nên phổ biến.
Wang Xionjun, một sinh viên đại học Peking nói “E’gao là nghệ thuật phê bình được mọi người ưu thích. Đó là cách chúng ta biểu lộ cảm xúc trước một vấn đề và là một nhu cầu tinh thần thú vị”.
Ví dụ điển hình là “The Bloody Case Caused By A Steamed Bun”, bản nhại bộ phim nổi tiếng: "The promise” đã khiến đạo diễn của nó- Huge trở thành một người có tầm ảnh hưởng lớn trong giới "e’gao" vào đầu năm ngoái. Đạo diễn phim Chen Kaige đã dọa kiện Huge ra tòa vì tội sao chép phim bất hợp pháp.
Theo giáo sư xã hội học Xia Xueluan, đại học Bắc Kinh, mọi người cần được xả hơi sau những giờ làm việc,học tập căng thẳng và “e’gao” đã đáp ứng được yêu cầu khẩn thiết này của tuyệt đại đa số. Ông nói: “Đặc biệt, ngày nay giới trẻ phải sống chung với quá nhiều áp lực và không thể tự tìm cách giải quyết những vấn đề xã hội của bản thân mình, họ cần một cái gì đó có thể giúp cho họ thoát khỏi tâm trạng bế tắc. Xia luôn coi “e’gao” như một loại hình văn hóa được định dạng bởi tiếng cười châm biếm, ồn ào, tự phát, không đếm xỉa đến chính quyền và số đông tham dự.
Nhưng Cao Weidong, Phó chủ nhiệm khoa văn học trường đại học Bắc Kinh coi sự phát triển của "e’gao" dưới một góc độ phức tạp hơn. Việc quá coi trọng lợi ích của người tiêu dùng khiến cho những giá trị của cuộc sống bị thương mại hóa là nguyên nhân chính dẫn đến sự phát triển mạnh mẽ của “e’gao”. Thêm vào đó là tốc độ phát triển của Internet mà theo các chuyên gia máy tính là một bệ phóng cực tốt để quảng cáo cho những sản phẩm “e’gao”. Các trang web này có thể đạt tới hàng triệu lượt truy cập một ngày, và lợi nhuận thu được cũng không hề nhỏ.
Những tiếng nói lên tiếng phản đối
Trong khi nhiều người say sưa với “e’gao” thì cũng có những người phản đối loại hình nghệ thuật này. Họ cho rằng cần phải chấm dứt ngay chuyện này nếu không nó sẽ có ảnh hưởng xấu tới văn hóa Trung Quốc. Giáo sư Xia Xueluan nói: “Văn hóa không nên trở thành thô tục hoặc tìm mọi cách để làm hài lòng quần chúng”.
Các ý kiến phản đối “e’gao” chủ yếu tập trung vào những ảnh hưởng không tốt của nó đối với giới trẻ. Theo Zang Yan, giáo viên tại trường đại học Nanjin: “Hầu hết học sinh đều biết rất ít về những khó khăn mà các nhà cách mạng phải trải qua để giành lại độc lập như ngày hôm nay. Họ dễ trở nên thờ ơ sau khi xem những tài liệu bép méo xuyên tạc về hình ảnh các vị anh hùng. Nếu điều đó trở thành sự thật trong tương lai thì đất nước nước ta sẽ rơi vào bi kịch”.
Cũng theo một số nhà nghiên cứu luật pháp, các tác phẩm “e’gao” vi phạm luật bản quyền về sở hữu cá nhân về hình ảnh. Để giải quyết tình trạnh này, họ sẽ đề nghị các nhà thiết kế website đóng một vai trò tích cực hơn trong việc chỉnh đống lại trang web của mình và góp một phần hạn chế sự bành trướng của các tác phẩm e’gao.
Tuy nhiên, một số website quan tâm nhiều đến các lợi ích kinh tế hơn là sự “chuẩn” của các tác phẩm nghệ thuật, ví dụ như các website nhạc online. Theo bộ văn hóa, nhạc online, bao gồm cả các tác phẩm “ e’gao” đem lại lợi nhuận 2.78 tỉ nhân dân tệ vào năm ngoái. Để e’gao phát triên một cách cân bằng hơn, Sun Guoquing, đề nghị nên có nhiều trương trình trao đổi với sự tham ra của những người có liên quan để khiến họ nhận ra được thế giới thật.
Đối mặt với hoàn cảnh như trên, các cơ quan truyên thông cho biết họ sẽ tăng cường kiểm soát đối với việc sử dụng các tác phẩm “e’gao”.
Lời cảnh báo cũng như quy định mới của Bộ văn hóa Trung Quốc nhận được cả sự đồng tình cũng như phản đối của dư luận. Theo Xia, thật khó để phân biệt ranh giới hợp pháp của e’gao. Nó phụ thuộc vào sự tiếp nhận của quần chúng, thật khó để xác định cái gì nên tiếp nhận và cái gì không nên tiếp nhận.
Ãnh : Xiaopang trên poster "Titanic