Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.865 tác phẩm
2.760 tác giả
480
123.279.825

vanchuongviet.org

Tư liệu văn hóa nghệ thuật

TIN TỨC
Nhật Chiêu làm “MƯA MẶT NẠ”
Mùa mưa đến ? Mưa thật sự theo đúng chu kỳ của đất trời thì chưa, tuy vậy lại có mưa sớm khác, đó là cơn “MƯA MẶTNẠ” vừa xuất hiện trong tháng 3 của nhà văn Nhật Chiêu. Năm rồi ông cho ra mắt tập truyện “Người Ăn Gió và Quả Chuông Bay Đi” (NXB Hội Nhà Văn). Cả hai tập đều ghi tên tựa truyện lạ thường. Có phải chữ nghĩa mênh mang sáng tạo của nhà văn cộng với chữ nghĩa hiện thực giảng đường của nhà giáo tạo nên một quan niệm văn học khác của Nhật Chiêu : “Nghệ thuật là ảo thuật tương duyên”. Trả lời trên tạp chí Văn Hóa Phật Giáo ông cho biết:

Phóng viên: Đời sống văn học thường thể hiện “chức năng xã hội” của nó. Truyện ngắn của ông không có một thủ pháp cố định, các thể loại xâm nhập vào nhau trong một quan niệm “nghệ thuật là ảo thực tương duyên”. Phải chăng, nghệ thuật là một khả năng hơn là một hiện thực?

Nhà văn Nhật Chiêu: Đúng như anh hỏi. Nghệ thuật không phải là ghi chép, không phải là thâu băng, không phải là tư liệu; mà nghệ thuật là một khả năng, khả tính. Tôi nhớ Donald Barthelme (một tác giả lớn của Hậu hiện đại) có nói rằng: “Phúc cho chúng ta là có thể tưởng tượng những thực tại khác, những khả tính khác”. Như vậy, nghệ thuật là nối dài cuộc sống. Nghệ thuật là mở mang bờ cõi thực tại. Nghệ sĩ là người khai phá và phát minh những thực tại mới. Đó là lý do tồn tại của nghệ thuật. Tại sao “Nghìn lẻ một đêm” lại hấp dẫn chúng ta đến thế? Bởi để sống sót, nhân loại giống như người con gái kia, phải biết tưởng tượng, biết biến nghìn đêm mờ mịt của đời sống thành nghìn đêm ảo diệu, lấp lánh sắc màu, đầy hương thơm và  gió trăng.

 

Ảnh bìa :Tập truyện “MƯA MẶT NẠ” do Nhà Xuất Bản Văn Nghệ ấn hành trong tháng 3/2008 

Ngọc - VCV
Tin tức khác