Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.869 tác phẩm
2.760 tác giả
624
123.283.977

vanchuongviet.org

Tư liệu văn hóa nghệ thuật

TIN TỨC
Chữ hiếu
Mùa Vu lan về, chạnh lòng nghĩ tới chữ hiếu. Nhiều lần tôi đi dự đám tang của các văn nghệ sĩ, có khi để viết đôi dòng tiễn biệt trên báo, chợt nhận ra một điều mà những người con còn sơ suất đối với mẹ cha.

Hầu hết lễ đám đều rình rang, trống kèn rôm rả, hoa thơm xếp dãy dọc dãy ngang, khách khứa nhiều người là quan chức hoặc tên tuổi nổi tiếng. Thoạt nhìn không có gì chê trách cả. Thế nhưng, khi hỏi han về sự nghiệp của người quá cố để viết, một số phóng viên đã ngạc nhiên bởi phải hỏi nhiều người con trong gia đình mà vẫn không có đủ chi tiết. Có gia đình 5-6 người con đã trưởng thành, đã 40-50 tuổi, mà không biết cha mình năm mấy tham gia kháng chiến, có cuốn sách nào đã in, có kịch bản nào nổi tiếng, được phong nghệ sĩ ưu tú năm nào. Nhà báo hỏi thì anh chỉ qua em, em chỉ qua chị, cuối cùng cả nhà gom gom lại được một số chi tiết, mà có khi vẫn thiếu, phải hỏi thêm ở bạn bè, đồng đội cũ.

 

Không thể không buồn khi con cháu thiếu quan tâm đến sự nghiệp của cha mẹ, ông bà. Đành rằng nuôi dưỡng cha mẹ bằng cơm áo, thuốc men, vật chất đầy đủ đã gọi là hiếu. Nhưng cũng phải cần trân trọng lý tưởng, sự nghiệp mà cha mẹ đã bỏ cả đời cống hiến, phục vụ với một trái tim tràn đầy nhiệt huyết. Có khi điều đó đối với cha mẹ còn quan trọng hơn cả cơm áo. Một cuốn sách, một kịch bản, một vai diễn, một bài thơ... chứa đựng cả tấm lòng thiết tha của cha mẹ, con cháu cũng nên tìm hiểu, ghi nhận. Thậm chí nếu có điều kiện, phải tổ chức những buổi kể chuyện cho con của mình nghe để chúng biết về ông bà của chúng. Đằng này, thế hệ thứ hai đã lơ mơ, đến thế hệ thứ ba càng mù tịt, có khi còn thua những khán giả ái mộ đã chịu khó sưu tầm tác phẩm của người quá cố. Quả thật ngậm ngùi!

 

Ảnh : my.opera.com/hieutran242tht/blog/

Thư Thư - TNO
Tin tức khác