Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
681
123.237.392

vanchuongviet.org

Tư liệu văn hóa nghệ thuật

TIN TỨC
"Vì sự phát triển vùng Đồng bằng sông Cửu Long":Doanh nghiệp Việt kiều có nhiều ưu thế
Trong 2 ngày 23 và 24.11.2004, tại TP.Cần Thơ đã diễn ra Hội thảo “Vì sự phát triển vùng Đồng bằng sông Cửu Long” do Viện Khoa học Xã hội vùng Nam bộ (SISS), Ban chỉ đạo Tây Nam bộ và Thành ủy, UBND TP.Cần Thơ tổ chức nhằm tìm ra những động lực giúp thúc đẩy sự phát triển của cả vùng sông nước Cửu Long trên cả 3 lĩnh vực kinh tế, văn hóa, khoa học và kỹ thuật.

Đã có gần 150 bản tham luận của trên 250 nhà khoa học của 8 bộ: Bộ Công nghiệp, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Thủy sản, Bộ Thương mại, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế, Bộ Giáo dục Đào tạo, Phòng Thương mại và Công nghiệp VN chi nhánh Cần Thơ cùng nhiều nhà khoa học ở Hà Nội, TP.HCM, các nhà quản lý, lãnh đạo của 12 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và TP.Cần Thơ tham gia  hội thảo.

Hội thảo đã đặt vùng ĐBSCL dưới góc độ khoa học để nhìn  nhận, đánh giá về vùng sau 18 năm đổi mới, để tìm ra những mặt được và chưa được của cả vùng, đặt ĐBSCL trong bối cảnh phát triển mới của xu thế hội nhập kinh tế quốc tế để từ đó tìm ra giải pháp phát triển bền vững cho ĐBSCL. Hội thảo đã đặt ra vấn đề, là một vùng đất đầy tiềm năng về lúa gạo, thủy sản nhưng vấn đề là ĐBSCL sẽ phát triển như thế nào, xuất khẩu ở đâu? Bài toán về nguồn nhân lực, về đội ngũ doanh nghiệp cũng đã được hội thảo đề cập đến một các nghiêm túc và khoa học.

Vốn dĩ, ĐBSCL có một nguồn nhân lực dồi dào, nhất là số nhân lực trong độ tuổi lao động chiếm đến 50%, nhưng trình độ học vấn thấp, số lao động có tay nghề ít, mà trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, ai nắm khoa học kỹ thuật thì mới có cơ hội để phát triển. Bên cạnh đó, cho đến nay, ĐBSCL vẫn chưa có một đội ngũ doanh nghiệp lớn, mà chỉ là những doanh nghiệp nhỏ, lẻ, phân tán. Vì vậy, hội thảo đã đưa ra vấn đề cần có những giải pháp cụ thể trong thời gian tới để ĐBSCL có được một đội ngũ các nhà doanh nghiệp lớn, phát triển trở thành những tập đoàn kinh tế mạnh, nguồn vốn lớn, có nguồn lực dồi dào và có quan hệ quốc tế. Để có thể thực hiện điều này, Nhà nước cần lưu tâm đến đội ngũ các nhà doanh nghiệp Việt kiều hiện đang có nhiều ưu thế về tri thức, kinh nghiệm, quan hệ…và có nhu cầu về đầu tư phát triển tại quê hương, đây sẽ là đội ngũ doanh nghiệp năng động và có nhiều cách nhìn mới, khoa học, góp phần xây dựng một đội ngũ doanh nghiệp có chuyên môn hóa cao, có tầm nhìn rộng.

Hội thảo cũng đặt ra vấn đề, để phát triển ĐBSCL cần có mối liên hệ hữu cơ (kinh tế, xã hội, văn hóa…) với các vùng khác, tỉnh khác của cả nước, nhất là những vùng có nét tương đồng và có nhu cầu giao lưu kinh tế, văn hóa…với ĐBSCL.

T.P - Theo Người viễn xứ
Tin tức khác