Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.869 tác phẩm
2.760 tác giả
516
123.295.425

vanchuongviet.org

Tư liệu văn hóa nghệ thuật

TIN TỨC
Hội thảo về nhà viết kịch Vũ Đình Long và sự ra đời của kịch nói Việt Nam
Sáng ngày 28-9-2009, tại Hội trường Hội NVVN (9. Nguyễn Đình Chiểu – Hà Nội), Hội Nhà văn Việt Nam phối hợp với Quỹ văn hóa Phan Châu Trinh đã tổ chức Hội thảo về “Nhà viết kịch Vũ Đình Long và sự ra đời của kịch nói Việt Nam”.

Đông đảo các nhà nghiên cứu văn học, nghiên cứu lịch sử văn hóa, các dịch giả, nhà viết kịch, nhà văn, nhà thơ và đặc biệt, bà quả phụ Vũ Đình Long đã đến dự.

 

Sau lời khai mạc của nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên và lời đề dẫn của nhà văn Ngô Tự Lập, Giám đốc Quĩ Văn hóa Phan Châu Trinh, các nhà nghiên cứu Phan Trọng Thưởng, Nguyễn Thị Minh Thái, Lại Nguyên Ân, Nguyễn Văn Thành, Trần Kim Phượng, Đào Hùng, Phong Lê... đã lần lượt tham gia Hội thảo bằng những tham luận của mình. Nêu bật thân thế và sự nghiệp của nhà viết kịch Vũ Đình Long, vị trí đặc biệt của ông trong lịch sử văn học Việt Nam hiện đại, tôn vinh ông là người mở đầu cho nền kịch nghệ nước nhà, trong đó có vở “Chén thuốc độc” được giới nghệ thuật đương thời đánh giá cao, cho đó là vở kịch đầu tiên của Việt Nam được soạn theo phong cách mới.

 

Ở tuổi 25, Vũ Đình Long xuất hiện như một gương mặt tác gia sáng giá với các tác phẩm kịch của mình, được sáng tác theo mô hình phương Tây, để từ đó, bên cạch các vở Tuồng cổ bắt đầu có thêm Kịch “kim”, do chính tác giả Việt Nam viết, không phải kịch bản được dịch từ nước ngoài. Điều này được xem như một cuộc cách tân quan trọng đưa nền sân khấu dân tộc chuyển sang một thời kì mới với một diện mạo mới. Và đó cũng là điều được các nhà nghiên cứu nhất trí và đặc biệt nhấn mạnh trong cuộc Hội thảo quan trọng này.

P.V - HNV.VN