Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.854 tác phẩm
2.760 tác giả
477
123.121.003

vanchuongviet.org

Tư liệu văn hóa nghệ thuật

TIN TỨC
Cha đẻ ngành nhân học qua đời
Claude Levi-Strauss qua đời trước ngày sinh nhật tuổi 101 vài tuần, nhân vật được coi là cha đẻ của ngành nhân học hiện đại và nhà tư tưởng lớn của nước Pháp.Ông đã đưa trường phái cấu trúc (structuralism) vào nhân học, với phương pháp tiếp cận nhằm tìm qui luật ứng xử và tư duy trong tất cá các xã hội loài người.

Sinh năm 1908 tại Brussels, Bỉ, trong một gia đình người Pháp gốc Do Thái, Levi-Strauss lớn lên ở Paris và học ĐH Sorbonne.

 

Giữa thập niên 1930 ông sang Sao Paulo, Brazil để dạy môn xã hội học trước khi chuyển sang nhân học, và trong thời gian đó cũng thực hiện các nghiên cứu điền dã ở Mato Grosso và Amazon.

 

Các ý kiến chỉ trích sau này cho rằng ông không có nhiều thời gian tiếp xúc với các bộ lạc mà ông đã nghiên cứu, cũng không biết nhiều về ngôn ngữ của họ.

 

Tuy nhiên, các khảo sát điền dã đã giúp bổ sung cho lý thuyết của ông và sau này làm cơ sở cho quyển sách gắn liền với danh tiếng của ông Tristes Tropiques.

 

Năm 1939 ông trở về Pháp và tham gia cuộc chiến, từng sống một vài tháng ở Đường Maginot.

 

Sau ngày đầu hàng năm 1940, ông làm giáo viên nhưng bị sa thải do luật phân biệt chủng tộc mà chính quyền Vichy ban bố, nên bỏ sang Hoa Kỳ.

 

Khi dạ̣y học ở New York City, ông đã làm bạn và chịu ảnh hưởng của nhà nhân học nổi tiếng Franz Boas.

 

Năm 1942 ông tham gia phong trào Tự do nước Pháp và làm việc cho Văn phòng thông tin thời chiến của Hoa Kỳ.

 

Levi-Strauss trở về Pháp năm 1948 để hoàn tất luận văn tiến sĩ.

 

Sau đó một năm ông xuất bản quyển sách trình bày lý thuyết của mình, Cấu trúc cơ bản của quan hệ gia đình, góp phần ghi nhận tên ông vào danh sách các học giả hàng đầu.

 

Năm 1955 ông xuất bản quyển Tristes Tropiques, ghi lại thời gian mình bỏ xứ ra đi và những tư duy triết học.

 

 

Học giả vĩ đại trùng tên với hãng quần jeans nổi tiếng ở Hoa Kỳ

Quyển sách bắt đầu bằng câu văn: "Tôi ghét đi lại và các nhà du khảo" - ngay lập tức trở thành tác phẩm hàng đầu và đưa ông vào danh sách các học giả có sách bán chạy nhất nước Pháp.

 

Ông tiếp tục xuất bản nhiều quyển sách gây ảnh hưởng, trong đó có Nhân học cấu trúc (1958), The Savage Mind (1962), và The Raw and the Cooked (1964).

 

Quyển sách sau kéo theo một loạt bài viết có tên chung là Mythologies bàn về thần thoại, mà Levi-Strauss tìm thấy cấu trúc phổ thông có vẻ như được dùng trong hầu hết các câu chuyện thần thoại trong các nền văn hóa khác nhau.

 

Từ đó trở đi Levi-Strauss bắt đầu trở thành người nổi tiếng ở mức độ thế giới và dạy ở ngôi trường danh tiếng College de France.

 

Sau này ông còn làm viện sĩ hàn lâm Pháp, ngôi vị cao quí nhất cho một học giả người Pháp.

 

Mặc dù các tư tưởng của ông, cũng giống như suy nghĩ cấu trúc, đã ảnh hưởng đến cuộc nổi dậy của sinh viên vào năm 1968, ông có quan điểm không rõ ràng về những người tạo ra bạo loạn.

 

"Sau những phản ứng tò mò ban đầu, khi tôi đã thành người lớn và đã vui chơi quá đủ, và tôi cảm thấy chán ngán vì sự kiện tháng Năm 1968," ông viết.

 

Mặc dù không nổi tiếng về chuyện gây cười, Levi-Strauss cũng bình luận về công ty quần áo của Mỹ cùng tên.

 

"Sự đồng âm bất hạnh đó không bao giờ ngừng theo đuổi tôi - như một bóng ma" ông từng viết. "Không có năm nào mà tôi không nhận được đơn đặt hàng quần jeans - thường là từ châu Phi."

 

Viết điếu văn về Levi-Strauss, tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy mô tả ông là "học giả vĩ đại, luôn cởi mở với thế giới, là người đã tạo ra ngành nhân học hiện đại".

 

Ảnh : Levi-Strauss được coi là cây đại thụ của ngành xã hội học thế kỷ 21

BBC - BBC