Nếu niên đại của bức tường cổ này chính xác như lời nhà khảo cổ thì phát hiện này cho thấy Jerusalem chính là cội nguồn của một đế chế hùng mạnh, nơi giàu tài nguyên và nhân lực để xây dựng các thành lũy vào thế kỷ thứ 10 trước công nguyên. Đây cũng là điểm mấu chốt của những tranh cãi giữa các nhà nghiên cứu, bởi nó có thể trùng hợp với miêu tả của thánh kinh rằng các vị vua Do Thái và Solomon đã trị vì Jerusalem thời đó.
Trong khi một số nhà khảo cổ ở vùng thánh địa này ủng hộ giả thuyết này thì một số nhà khảo cổ khác cho rằng chế độ quân chủ của các vị vua Do Thái là một sự tưởng tượng phong phú và không có một chính quyền hùng mạnh nào được nói đến trong thời kỳ đó.
Phát biểu trước báo giới ngay tại địa điểm khai quật, Eilat Mazar, giáo sư thuộc trường đại học Do Thái ở Jerusalem đã nói phát hiện của bà “có ý nghĩa quan trọng nhất trong việc giải thích rằng Vua Solomom, vị vua giàu có và tài trí, người đã xây dựng Đền thờ đầu tiên (First Temple) ở Jerusalem và cũng là vị vua có khả năng xây dựng được các thành lũy này ”.
Công sự được phát hiện gồm một cánh cổng “khổng lồ” và một đoạn tường dài 70m nằm ngay bên ngoài thành cổ Old City ở Jerusalem hiện nay.
Ảnh : Nhà khảo cổ Eilat Mazar, mặc áo đỏ, đứng giữa, người dẫn đầu đòan khảo cổ phát hiện các công sự bên ngoài thành cổ Old City