Tên nhà văn Nguyễn Minh Châu (1930 – 1989, người có ảnh hưởng quan trọng đối với văn học Việt Nam trong giai đoạn chiến tranh chống Mỹ cứu nước và thời kỳ đầu đổi mới, với những tác phẩm nổi tiếng: Cửa sông, Những vùng trời khác nhau, Dấu chân người lính, Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành…) được đặt cho đoạn đường nối Tân Sơn Nhì với Trương Vĩnh Ký. Tên nhạc sĩ Đặng Thế Phong (1918 – 1942; là nhạc sĩ thuộc thế hệ tiên phong của nền tân nhạc Việt Nam, một trong những gương mặt tiêu biểu nhất cho âm nhạc Việt Nam giai đoạn trước năm 1945 với 3 nhạc phẩm nổi tiếng: Đêm thu, Con thuyền không bến và Giọt mưa thu) đặt cho con đường đi vào Trường Tiểu học Tân Sơn Nhì. Tên nhạc sĩ Dương Thiệu Tước (1915-1995; một trong những nhạc sĩ tiền chiến có nhiều tác phẩm âm nhạc để đời: Áng mây chiều, Bến xuân xanh, Bóng chiều xưa, Cánh bằng lướt gió, Chiều - phổ thơ Hồ Dzếnh, Đêm tàn bến Ngự…) được đặt cho nhánh đường Lý Tuệ. Tên họa sĩ Nguyễn Sáng (SN 1923) được đặt cho hẻm 76 Lê Trọng Tấn – quận Tân Phú. Tên họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung (1912-1977) đặt cho hẻm 118 Lê Trọng Tấn. Tên họa sĩ Bùi Xuân Phái (1920-1998) đặt cho hẻm 144 Lê Trọng Tấn. Tên họa sĩ Huỳnh Văn Gấm đặt cho hẻm 74 Tân Kỳ Tân Quý và tên họa sĩ Trần Văn Cẩn đặt cho hẻm 93 Lũy Bán Bích.
Họa sĩ Bùi Xuân Phái bên tác phẩm của ông Ảnh: Tư liệu