Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
660
123.241.250

vanchuongviet.org

Tư liệu văn hóa nghệ thuật

TIN TỨC
Nguyễn Duy - nhà thơ thời kinh tế thị trường
… Thơ ơi ta bảo thơ này Để ta đi cấy đi cầy nuôi em. ... Một câu thơ biến tấu từ ca dao Việt Nam của nhà thơ Nguyễn Duy như một lời tự bạch chân thành của anh về cuộc sống hoà hợp giữa thơ và đời.

Có rất nhiều nhà văn, nhà thơ nổi tiếng nhưng một nhà thơ hàng tháng đóng thuế cho nhà nước đều đặt 30-40 chục triệu như anh thì không có nhiều.

 

Một lần tôi đến nhà Nguyễn Duy, cổng đóng. Tìm mãi không thấy chỗ bấm chuông (điện) ở đâu. Chỉ thấy một sợi dây thừng lòng thòng thò ra ngoài. Không lẽ đây là dây kẻo chuông kiểu ngày xưa… khi kéo chuông kêu leng keng… Nhưng làm gì mà cái dây này phải to đùng đến thế (!).Thôi thì cứ kéo đại!

 

… Tôi kéo, thấy nặng tay và từ trong vọng ra tiếng kêu lốc cốc! Thì ra đó là cái mõ trâu! Các bạn đọc trẻ thân mến của tôi ơi . Các bạn có biết cái mõ trâu là cái gì không?! Nếu tôi không giải thích ngay thì có thể chính cô biên tập viên làm vi tính cũng chần chừ vì cái từ "lạ" này.

 

Về cái từ lạ này! (Tôi nói có thế thôi, không lại mang tiếng là đánh giá thấp vốn sống của các bạn trẻ!)

 

Mõ trâu là cái mõ dài chừng 20 phân làm bằng một đốt cây bương hoặc cây tre to. trong có buộc một quả chuông bằng gỗ để đeo vào cổ con trâu. Khi trầu cử động cái đầu thì mõ đeo ở cổ con trâu kêu lốc cốc!

 

Người miền núi thả trâu đi kiếm ăn tự do trong rừng. Đến chiều nghe nơi nào có tiếng lốc cốc thi tìm đến mà dắt trâu về. Có nhà nuôi đến vài chục con trâu (vì không phải chăn dắt như ở dưới xuôi). Trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu chẳng nhắc đến tiếng mõ trâu là gì:

 

Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều

Chày đêm nện cối đều đều suối xa…(Tố Hữu)

 

Nghe tiếng mõ, "con trâu" cầy thơ Nguyễn Duy ra mở cửa. Tóc bờm xờm như bờm ngựa! Duy cười! Giá Duy đừng cười thì còn đẹp trai hơn nhiều, Duy cười trông rất - "nham nhở"! Lại còn đi tập tễnh nữa chứ.

 

Bây giờ thì Duy nói: - Tôl đi khắp thiên hạ, trèo lên cả tháp đôi ở Mỹ (trước sự kiện 11/9/2001) chẳng làm sao mà đi bộ trước của nhà mình thì bị nó tông xe què chân!

 

Nói rồi Duy dẫn tôi vô nhà ngồi ghế tràng kỷ uống nước. Sau một tuần trà, Duy nhấc cái điếu cầy dài nghêu, châm lửa rít một hơi thuốc lào, tiếng rít kêu lọc xọc… Lúc Duy ngửa cổ "phụt khói", cả căn phòng mờ mịt!

 

Rít còi phụt khói lên cao

trời lao đao, đất lao đao lờ đờ.

 

Nguyễn Duy là như thế! "Hắn chào đời năm Đinh Hợi, nơi xóm nghèo ven sông Mã, Đò Lèn - Thanh Hoá… sớm gắn bó với bùn đất, rơm rạ, cua ếch, rau má, và đi lính năm mười tám… hai mươi tuổi đăng bài thơ đầu tiên… đã in ba tập thơ, ba tập văn xuôi vài trăm bài báo, và vồ được vài ngàn kiểu ảnh vất vơ dọc vạn nẻo đường thất thểu thất thơ…năm mươi năm đời, ba mươi năm thơ liền tù tì… hắn cảm thấy mệt mỏi…". Đúng như lời tự bạch của Nguyễn Duy in trên tờ rơi quảng cáo "Triển lãm thơ Nguyễn Duy" từ 13/12 đến 19/12/1997 tại TP.HCM. "Triển lãm" thơ. Đúng vậy. Những câu thơ, bài thơ Duy chép trên giấy, bao tải, chiếu cói, rổ, rá, chai, lọ và các đồ dùng dân dã.

 

Cái lúc Duy làm thơ liền tù tì 30 năm nên "cảm thấy mỏi", mới nghĩ ra cái trò triển lãm này. Bất ngờ và độc đáo quá. Chính tôi lúc đầu còn nghi ngờ về sự thành công trong cái trò ngông cuồng này của Nguyễn Duy, đã phải cầm bút viết vào lúc đó: "… Chữ Duy đẹp, sắc sảo, phóng khoáng và tài hoa như thơ anh. Cái thú chơi mà người Trung Hoa có cả một khoa học gọi là "Thư pháp" để nghiên cứu về mỗi nét dọc, ngang, đậm nhạt, mềm mại hay ngang tàng, kiêu kỳ hay bay bướm… mà thưởng thức mà suy đoán về tác giả của nó bấy lâu bị lãng quên nay được "tái hồi" trong triển lãm này của Nguyễn Duy. Tôi để ý thấy có nhiều bạn bè "mắt xanh, mũi lõ" tỏ ra thích thú với cuộc chơi tao nhã này của những người bạn "mũi tẹt da vàng" phương đông trong phòng triển lãm của Duy".

 

Từ cuộc chơi cuối năm 1997, Duy "thừa thắng xông lên" làm lịch, làm thiệp, làm tranh ảnh in trên giấy dó… đi triển lãm trong Nam ngoài Bắc, bên Tây bên Mỹ… Rồi Duy sản xuất lịch thơ hàng năm: Bán!

 

Bán có lời hẳn hoi. Những ngày cuối năm 2004, sắp bước sang xuân Ất Dậu 2005 này lịch thơ treo tường của Duy đã bán hết sạch, bói cũng không ra! Vợ Duy khoe với tôi như thế. Còn Duy? Lại "nham nhở" biểu tôi: - Tôi là nhà thơ mà hàng năm nộp thuế  cho nhà nước 30-40 chục triệu đồng! Rồi anh chạy vô nhà, đem ra một lịch bàn Ất Dậu 2005 tặng tôi. Lịch có 7 tờ, kể cả tờ bìa, có thơ Duy chép trên mỗi tờ lịch:

 

… Thơ ơi ta bảo thơ này

để ta đi cấy đi cầy nuôi em!

 

Dưới cùng cuốn lịch, có đề biển hiệu: Cơ sở Mỹ thuật Duy Sơn - 264M Lê Văn Sỹ, Q3, TP.HCM. ĐT: 9316225… Nghe nói đó là cửa hàng mỹ thuật sắp khai trương của Duy.

 

Tôi cứ ngẩn ngơ đọc bài "Bao cấp thơ" trên tờ lịch tháng 1-2/2005 đó. (Đằng sau có dịch ra tiếng Anh). Chữ "hắn" đẹp quá, thơ thể lục bát ngọt ngào quá. Không "nham nhở" như nụ cười của "hắn" - Nguyễn Duy.

Lê Phú Khải - VTV online
Tin tức khác