Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
671
123.241.213

vanchuongviet.org

Tư liệu văn hóa nghệ thuật

TIN TỨC
Đầu xuân tìm hiểu nguồn gốc câu đối
Đầu thế kỷ 26 trước Công nguyên, vào thời vua Thuấn vua Nghiêu ở Trung Quốc tục lệ viết câu đối Tết đã được khai sinh. Vua Nghiêu, Thuấn là hai vị vua yêu thương dân như thương con,

nên luôn muốn dân được bảo vệ trước những thế lực thần quyền, yêu quái, cho nên đã ban lệnh cho những người văn hay chữ tốt viết những câu mang ý nghĩa trừ tà, đuổi quỷ dán trước nhà vào những ngày đầu năm mới, thời điểm được cho là buổi giao hòa giữa dương gian và âm phủ.

Truy nguyên ra, tục viết những câu chữ lên tờ giấy đỏ đã có từ hàng ngàn năm trước đó nữa. Vào thời đại mà sử Trung Quốc gọi là thời thần thoại. Tương truyền rằng, khi ấy loài người chỉ có một vua chung gọi là Hoàng đế. Vị Hoàng đế này trị vì 4 phương, 8 hướng thiên hạ và để đối phó với lũ ngạ quỷ, hung thần xâm phạm cuộc sống an cư của lương dân, vua ra lệnh mỗi tối trước khi đóng cửa đi ngủ, mỗi nhà đều phải dán những mảnh giấy hồng đơn trên có viết những đại tự. Ngoài ra, bên cạnh việc dán giấy ấy, còn có lệ cắm thêm một cành đào, bởi theo dân gian thì ma quỷ rất sợ màu đỏ (đại tự trên hồng đơn và hoa đào đều có màu đỏ).

Từ  truyền thuyết đó, về sau thành một tập tục, cứ ngày Tết người ta thường dùng hoa đào để cắm trong nhà, trước cửa cùng với đại tự giấy đỏ như nói ở trên. Dần dần theo thời gain, cùng với sự tiến hóa của nền văn hóa, những đại tự cũng đổi thay. Thay vì chỉ viết những đại tự mang tính trấn, yễm, bùa chú, các học giả đã lồng ghép vào đó tính thi văn, và câu đối tết ra đời.

Việt Nam, do ảnh hưởng  của nền văn hóa Trung Hoa, nên từ đời Hán, ta đã có tục viết câu đối. Tuy nhiên, các sĩ phu nước ta có cái hay riêng, họ mượn nền văn hóa nước ngoài, biến cải, đưa cái hồn Việt vào các câu đối ngày Tết. Cứ Tết đến, ở các thành thị người ta thấy một vài cụ đồ bày giấy, bút ra để viết. Còn ở thôn quê thì nhà các cụ đồ, thầy đồ thành những cửa hàng tranh Tết, câu đối Tết. Mỗi gia đình Việt Nam  xưa hầu như cũng muốn có vài câu đối đỏ bên cạnh cành đào, cành mai, chiếc bánh chưng, bánh tét xanh truyền thống. Hình ảnh cụ đồ ngồi viết câu đối đã trở thành biểu tượng khó quên của quê hương Việt ... cho đến thời nền văn hóa phương Tây có ảnh hưởng mạnh hơn thì chữ Nho (Hán) cũng lụi dần, các thầy đồ ít thấy hơn. Nay chừng như ở các thành thị không còn ai còn thích dán câu đối đỏ mỗi dịp xuân về.

Tuy nhiên, trong hoài niệm thì ai  ai cũng xao xuyến mỗi khi nhớ đến...Ông đồ Vũ Đình Liên: “Mỗi năm hoa đào nở. Lại thấy ông đồ già. Bày mực tàu giấy đỏ. Bên phố đông người qua. Bao nhiêu người thuê viết. Tấm tắc ngợi khen tài. Hoa tay thảo những nét. Như phượng múa rồng bay. Nhưng mỗi năm mỗi vắng. Người thuê viết nay đâu ? Giấy đỏ buồn không thắm. Mực đọng trong nghiên sầu. Ông đồ vẫn ngồi đấy. Qua đường không ai hay. Lá vàng rơi trên giấy. Ngoài trời mưa bụi bay. Năm nay đào lại nở. Không thấy ông đồ xưa. Những người muôn năm cũ. Hồn ở đâu bây giờ”

TTDD - http://giaitricuoituan.vietnamnet.vn
Tin tức khác