Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.845 tác phẩm
2.760 tác giả
384
122.987.334

vanchuongviet.org

Tư liệu văn hóa nghệ thuật

TIN TỨC
Hơn 480 phát hiện khảo cổ có giá trị khoa học cao
Hơn 480 phát hiện, nghiên cứu khảo cổ học mới về thời đại đá, thời đại kim khí, lịch sử, Chăm Pa – Óc Eo đã bổ sung tư liệu mới, quý cho ngành khảo cổ học, sử học, văn hóa học..., đóng góp hữu hiệu trong việc xây dựng hồ sơ, quy hoạch, bảo vệ, tôn tạo, phát huy giá trị của di tích, di sản của Việt Nam.

 

Phó giáo sư, tiến sĩ Tống Trung Tín, Viện trưởng Viện khảo cổ học (Viện Khoa học xã hội Việt Nam) cho biết như vậy tại Hội nghị thông báo Khảo cổ học lần thứ 47 – năm 2012 được tổ chức ngày 27/9, tại Hà Nội.

 

Trong đó, phát hiện khảo cổ học đáng chú ý nhất là hệ thống cư trú hang động có thời gian phát triển liên tục từ 20.000 năm đến 4.000 năm trước đây tại khu Di sản thiên nhiên Tràng An (Ninh Bình).

 

Phát hiện này đã góp một tiêu chí quan trọng để các chuyên gia quốc tế xem xét và quyết định ủng hộ việc gửi Hồ sơ Di sản Tràng An đề cử danh hiệu Di sản Thế giới ở Paris (Pháp) năm 2013.

 

Kết quả nghiên cứu này không chỉ góp phần làm rõ lịch sử một bộ phận cư dân nguyên thủy Việt Nam sống ở Ninh Bình mà còn góp phần tích cực và hữu hiệu vào việc bảo vệ môi trường thiên nhiên, bảo vệ các hang động có tiềm năng du lịch, có giá trị giáo dục và quảng bá cao.

 

Những phát hiện, nghiên cứu ở các địa phương cũng có giá trị rất cao. Điển hình là việc phát hiện bia có có niên đại năm 601 - bia có niên đại sớm nhất Việt Nam ở Bắc Ninh đã gợi ý tìm hiểu một trung tâm lớn của đất nước là Trung tâm Long Biên nổi tiếng trong lịch sử dân tộc.

 

Hoặc từ một mảnh gốm nhỏ thời Lý ở địa điểm 62 – 64 Trần Phú (Hà Nội) có ghi chữ “Động Nhân cung” là tên một cung điện lớn của Thái Long lại cho biết 2 điều rất có ý nghĩa là xác nhận không gian của Hoàng thành nhà Lý ở khu vực Trung tâm Hà Nội được các nhà khoa học đã chỉ ra trước đây là chính xác, đồng thời minh chứng sự sản xuất gốm cao cấp của thời Lý phục vụ sinh hoạt Hoàng cung nhà Lý.

 

Ngoài ra, trường hợp một người dân ở Nghệ An tự mò vớt được 2 khẩu súng thần công lớn được xem là thuộc một chiến hạm lớn thời Lê – Trịnh đắm trong lòng sông Lam; hiện tượng người dân mò vớt di vật trên con tàu đắm cổ Bình Châu (Quảng Ngãi)... cũng cho thấy tiềm năng to lớn của khảo cổ học dưới nước ở Việt Nam./.

 

Du khách tham quan khu du lịch sinh thái Tràng An, Ninh Bình. Ảnh minh họa. (Ảnh Đình Huệ/TTXVN)

 

Thanh Tuấn - (TTXVN)
Tin tức khác