Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.845 tác phẩm
2.760 tác giả
378
122.986.533

vanchuongviet.org

Tư liệu văn hóa nghệ thuật

TIN TỨC
Tiếng kêu thống thiết từ ngôi đình "kỳ dị" nhất Việt Nam
Dân gian có câu "cầu Nam, chùa Bắc, đình Đoài". Những ngôi đình ở xứ Đoài được tôn vinh không chỉ bởi sự bề thế, hoành tráng mà còn bởi kiến trúc độc đáo nhất Việt Nam.

 

Đến làng Việt cổ Đường Lâm nổi tiếng bây giờ, các tour du lịch đang đắt khách với người trong và ngoài nước bao giờ cũng không thể bỏ qua tiết mục: Chiêm bái những ngôi đình làng cổ. Đình làng Cam Thịnh (xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, Hà Nội) có niên đại khoảng 300 năm là một trong những công trình như thế. Nó là "thành viên" quan trọng tạo nên giá trị muôn một và sức quyến rũ của di tích quốc gia làng Việt cổ Đường Lâm.

 

Tuy nhiên, đã nhiều năm nay, ngôi đình này đang trong tình trạng xuống cấp hết sức nghiêm trọng, gây ảnh hưởng không nhỏ đến cảnh quan di tích cũng như mất an toàn cho đời sống sinh hoạt văn, hóa tín ngưỡng của nhân dân trong vùng và đông đảo du khách. Nhiều cấu kiện, hạng mục bị hỏng, bị rơi đổ.

 

Bà con phải dùng hệ thống dầm gỗ, xà gỗ, gậy tre, đinh ốc chằng chống, đắp vá khắp nơi. Đi trong lòng đình, len giữa các cọc chống chi chít tua tủa, người ta rùng mình nghĩ đến cảnh mất mạng bất cứ lúc nào vì tai nạn ngay trong khi vào... tham quan cửa nhà thánh.

 

Xem clip này, người ta sẽ hiểu vì sao: Với sự đổ nát và chống vá chằng đụp đó, đình Cam Thịnh được "xưng tôn" là ngôi đình kỳ dị nhất Việt Nam. Trong khi nhiều di tích bị giết chết bởi thảm nạn "đổ tiền vào trùng tu làm mới", thì đình Cam Thịnh đang thống thiết xin được đầu tư chống... đổ sụp.

 

Clip đình Cam Thịnh xuống cấp trầm trọng

 

Đình Cam Thịnh được trao bằng xếp hạng di tích cấp tỉnh, thành phố, kèm theo Quyết định bảo vệ di tích lịch sử- văn hóa theo Quyết định số 167/ QĐ UB ngày 25 tháng 2 năm 2000 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Tây (cũ, nay thuộc thành phố Hà Nội). Trong đình hiện nay vẫn còn những di vật quý giá như những tấm bia đá, những cỗ ngai, kiệu gỗ, những câu đối, chữ thờ hay những kiến trúc có từ thế kỷ 17. Đình có ba gian lớn và hậu cung. Hậu cung nằm bên trong đình liền với nhà tiền tế 

 

Lãng Quân - Báo Lao Động